Tình hình thiếu điện nghiêm trọng ở Việt Nam và các giải pháp đề cử
Vận hành Nhà máy nhiệt điện Na Dương: Ứng cứu ngành điện
Theo kế hoạch, các nhà máy điện Na Dương, Cao Ngạn (Thái Nguyên) thuộc TVN và Uông Bí (Quảng Ninh) thuộc Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đều đã phải đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do tiến độ xây dựng chậm nên cả ba nhà máy này đều không vận hành đúng kế hoạch. Cao Ngạn dự kiến tới quí 3 này sẽ vận hành, còn Uông Bí phải chờ đến 2006. Chiều 27-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Pha - phó giám đốc Công ty nhiệt điện Na Dương - cho biết Nhà máy nhiệt điện Na Dương đang vận hành tổ máy số 2, cung cấp cho EVN khoảng 1,2 triệu kWh điện mỗi ngày. Na Dương có hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 55,6 MW. Dự kiến tổ máy số 1 sẽ vận hành vào chiều 31-5. Sau khi đi vào hoạt động, hai tổ máy của Na Dương sẽ cung cấp cho EVN 2,4 triệu kWh điện mỗi ngày, tức là có khả năng đáp ứng cho ba tỉnh có nhu cầu điện tương đương như Lạng Sơn. Tính từ khi chạy thử nghiệm đến nay, Na Dương đã bán cho EVN 145 triệu kWh điện. Sau khi vận hành chính thức, nhà máy này sẽ đáp ứng cho EVN mỗi năm khoảng 600 - 650 triệu kWh điện. Hiện tại, giá bán điện của Na Dương cho EVN là 620 đồng/kWh. Đây là giá bán được xây dựng từ năm 2001. Theo ông Pha, nếu tính theo giá hiện tại, giá bán 1 kWh điện sẽ phải là 660 đồng. Như vậy, nếu bán theo giá cũ, Na Dương mỗi năm thiệt khoảng 24 tỉ đồng. Na Dương hiện là nhà máy điện duy nhất của ngành than đang ứng cứu cho ngành điện. Mỗi ngày, ước tính Na Dương tiêu thụ khoảng 1.600 - 1.800 tấn than. Khác với các nhà máy nhiệt điện than khác sử dụng công nghệ đốt than phun, Na Dương áp dụng công nghệ lò đốt than tầng sôi tuần hoàn nên có thể đốt được nhiên liệu là các loại than kém chất lượng nhất tại mỏ than Na Dương. Một ưu điểm khác của công nghệ lò đốt than tầng sôi tuần hoàn là việc thải khí độc thấp nên không gây ô nhiễm môi trường. KHIẾT HƯNG Làm sao đủ điện? Nhập khẩu! 15:00' 25/05/2005 (GMT+7) Suốt tuần qua, mất điện luôn là đề tài nóng nhất của các báo, nóng hơn cả ... kỳ họp Quốc hội. Ngay khi bài viết của chuyên gia Bùi Văn (Chương trình kinh tế Fulbright Việt Nam) đến với chúng tôi, VietNamNet cũng đang trong tình trạng mất điện nên bài viết đã không thể xuất hiện sớm như mong muốn. Và vì thế, chúng tôi càng tâm đắc với ý kiến của tác giả: giải pháp để có điện nhanh và hợp lý nhất trong thời buổi hội nhập là: nhập khẩu (thay vì chờ đợi các phản ứng khác của nền kinh tế theo kiểu tự cung, tự cấp). Điện, công nghệ, và hội nhập Việc mất điện có lẽ đã trở thành ký ức xa xưa của người Hà Nội. Dường như đã xa lắm rồi, khi đèn điện phụt tắt thì mọi người thản nhiên đi thắp ngọn đèn dầu. Và khi nghe một tiếng reo “A a a...” kéo dài ngoài phố, tự nhiên mọi người hiểu là điện đã có trở lại. Nhưng câu chuyện đã quay trở lại từ tuần qua. Có hai điều làm cho việc cắt điện được đặc biệt chú ý hơn so với trước đây. Thứ nhất, lịch cắt điện được công khai minh bạch. Lý do cắt điện được giải thích rõ ràng. Biện pháp giải quyết cũng được công bố: tăng cường tải điện từ miền Nam, đàm phán mua điện của Trung Quốc, và chờ... mưa lũ. Thứ hai, cuộc sống người dân ngày nay đã gắn quá chặt với điện, từ ngọn đèn chiếu sáng đến chiếc máy bơm nước lên tầng cao, từ cái nồi cơm điện đến chiếc điện thoại “mẹ bồng con” mà mất điện trở nên vô dụng, từ chiếc ti-vi để xem bóng đá quốc tế đến dàn máy lạnh để được ngủ đắp chăn giữa mùa hè. Quan trọng hơn nữa là công việc kinh doanh và việc làm của bao người đang gắn chặt vào điện. Bản chất của công nghệ Công nghệ và kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về điện càng tăng. Ước tính năm 2003 bình quân mỗi người dân Việt Nam sử dụng 500 kWh. Con số này ở Trung Quốc là 1250 kWh, và ở Thái Lan là 1650 kWh. Có lẽ chẳng cần bàn đến các con số của Singapore, Nhật Bản hay ở Âu – Mỹ, cũng đủ thấy nhu cầu của ta còn tăng nhiều nữa. Thiếu điện cũng thể hiện bản chất của công nghệ. Thứ nhất, lương thực hay sắt thép có thể dự trữ trong kho được, nhưng điện thì không thể. Thứ hai, để bổ sung cho công suất điện thiếu hụt thì phải mất hàng năm trời xây dựng (tất nhiên có cách nhanh hơn là ra chợ mua ngay một chiếc máy phát mi-ni, nhưng rõ ràng đây không phải là cách giải quyết hệ thống). Thứ ba, nhiệt điện thì điều hòa quanh năm nhưng phải đốt dầu hay than đắt đỏ, thuỷ điện chỉ dùng nước trời cho nhưng phải lệ thuộc vào thời vụ và tính tình của ông trời. Không may là mùa nước cạn của ta lại chính là mùa nóng bức nhất và nhu cầu dùng điện lên cao nhất. Ngành điện đã hết sức nỗ lực trong việc tăng phạm vi bao phủ của mạng lưới cấp điện, trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong sản xuất và tiêu dùng. Đây là một bài toán rất khó với nhiều biến số: huy động vốn, cân đối năng lực sản xuất điện và truyền tải điện, dự báo nhu cầu, và cả dự báo... thời tiết. Hiện nay thủy điện chiếm 46% sản lượng điện của Việt Nam. Nghĩa là, gần một nửa sản lượng điện của ta phải tùy thuộc vào tính nết của ông trời. Nếu xét đến các biện pháp điều hòa lượng nước dự trữ cho thủy điện, tính đến mùa khô vẫn còn khoảng một phần tư đến một phần ba nhu cầu điện của ta phải chịu rủi ro thời tiết. Nếu đầu tư nhiệt điện để cung cấp bù cho thuỷ điện khi nước cạn, chúng ta sẽ mất một phần tư công suất phát điện (tương đương hàng tỉ đô la đầu tư) chỉ để hoạt động trong một tháng khô hạn và nằm chơi không trong những tháng còn lại. Một tháng hoạt động nhưng phải chịu khấu hao mười hai tháng sẽ đẩy giá thành lên quá mức có thể chấp nhận được. Tác động của hội nhập Một yếu tố nữa nên được sớm đưa vào bài toán. Đó là yếu tố hội nhập. Theo thống kê chưa đầy đủ, thế giới này có 85 nước đang xuất khẩu điện, 99 nước đang nhập khẩu điện, trong đó có 75 nước vừa xuất vừa nhập. Ngay cạnh chúng ta, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu 11 tỉ kWh điện và nhập khẩu 2,5 tỉ kWh, Thái Lan hàng năm xuất khẩu 200 triệu kWh và nhập khẩu 600 triệu kWh. Người ta đã sử dụng hội nhập để giải bài toán mất cân đối cung cầu theo không gian và theo thời gian. Đối với ta, việc nhập khẩu điện đã được đề ra trong chiến lược phát triển điện, nhưng đến nay vẫn ở mức đang... thương lượng. Dù cho giá nhập khẩu có thể cao, vẫn không thể cao hơn giá thành của một nhà máy mà mỗi năm chỉ vận hành một tháng. Mở rộng ra, nhiều vấn đề kinh tế nên được xem lại trên quan điểm hội nhập. Đến nay tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 140% tổng thu nhập quốc dân. Xét theo con số này, chúng ta thuộc hàng hội nhập cao trên thế giới. Nhưng dường như ở vài lĩnh vực đâu đó vẫn còn quan điểm tự cung tự cấp. Nếu nước nào cũng tự chủ về điện, Trung Quốc xuất khẩu điện cho ai? Nếu ai cũng nhất định tự chủ về lương thực, Việt Nam chẳng thể nào xuất khẩu gạo nhiều như hiện nay. Tự cung tự cấp để bảo đảm an ninh cũng là một lập luận, nhưng nên xét tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý. Cái giá phải trả cho tự cấp 100% thường là rất cao.
Năm 2008, sẽ không còn lo thiếu điện? | |||||||||||
12:17' 25/05/2005 (GMT+7) | |||||||||||
(VietNamNet) - Với tốc độ xây dựng có năm tới 8-10 nhà máy điện, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng nghĩ rằng đến năm 2008-2010 có thể đáp ứng được nhu cầu điện.
- Ông có cho rằng, để xẩy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay có phần trách nhiệm của ngành điện ở chỗ lệ thuộc quá nhiều vào thuỷ điện và xây dựng các nhà máy phát điện mới chậm tiến độ? - Trước hết phải nói như thế này! Năm 2001, EVN đã nhận định được tình hình và đã đề xuất với Chính phủ xin một cơ chế đặc biệt để làm đường dây 500kV mạch 2. Có như vậy bây giờ ta mới có thêm 4 triệu KWh/ngày. Thời gian vừa rồi làm rất cấp bách, hầu như công nhân phải leo trên cột 3 ca, kể cả ban đêm.
Thứ hai, ngành điện đầu năm 2004 đã chủ động đàm phán với Trung Quốc để mua điện vì đã nhận định trước tình hình. Việc thứ ba, chúng ta phải nhìn nhận chung việc hồ thủy điện Hoà Bình hoặc một hồ thủy điện nào đó trên thế giới cạn nước đều dẫn đến nguy cơ thiếu điện. Nhưng để khắc phục được tình trạng này thì không thể đầu tư một nhà máy điện để ''chờ'' xẩy ra sự cố. Không thể bỏ 2,5-3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy cứu được công suất thủy điện Hoà Bình trong 5-10 ngày như hiện nay. Không có nhà nước, không có doanh nghiệp nào đứng ra làm việc như vậy. Na Uy, Phần Lan, New Zealand... đầu tư đến 80-90% là thuỷ điện, như Na Uy là 100%. Người ta cũng đưa ra một nguyên tắc điều hành: Nếu như tần suất nước về từ 70% trở lên thì hầu sẽ phải cắt điện. Đó là việc phải xẩy ra và thiệt hại do cắt điện so với việc đầu tư nhà máy đảm bảo 100% công suất để cứu những ngày hạn thì không ai làm cả. Vì như vậy rất thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư quá lớn mà nhà máy nằm chờ. Bây giờ mình đặt câu hỏi tương tự, tại sao nhà ở Việt Nam hay các nước có động đất không tính đến động đất cấp 8, cấp 9 mà phải để cho nó sập. Có thời điểm dẫn đến chết người nhưng không thể đầu tư một vốn quá lớn chống động đất hoặc hiện tượng sóng thần. Những cái thuộc về thiên tai, chúng ta chỉ phòng và chống ở mức độ nào đó cho phép. - Nhưng việc thiếu điện không giống như thiên tai, trường hợp này có lỗi nào do quy hoạch điện chưa được đảm bảo? - Tổng sơ đồ điện chúng tôi đã điều chỉnh lần thứ 2. Với tốc độ xây dựng như thế này thì tôi nghĩ vào vào năm 2008-2010 có thể đáp ứng được nhu cầu điện. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận thế giới xung quanh, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan... hiện đang thiếu năng lượng như chúng ta. Bởi vì với một tốc độ phát triển kinh tế như thế này, thì việc xây dựng các nhà máy điện để đuổi theo kịp là một việc khó. Ví dụ bây giờ trời nắng nóng thì mỗi người bỏ tiền ra mua một cái điều hoà thì tự nhiên phụ tải tăng 50%, Nhưng ngành điện không thể bỏ tiền xây ngay một nhà máy điện chỉ trong thời điểm 2-3 ngày được mà phải mất 4-5 năm. Ví dụ, việc cung cấp điện cho tỉnh Bình Dương cho thấy một bài học rất lớn. Bình Dương hiện nay tăng 40% phụ tải nhưng ngành điện không thể lao theo kịp tốc độ đó được. Bởi vì nhà máy xây 1-2 xong thì sử dụng điện. Nhưng nhà máy điện thì không thể như thế, thường chậm một nhịp 1-2 năm. Những quy hoạch vừa rồi đều đã đưa một tốc độ xây dựng rất cao, có năm khởi công đến 8 -10 nhà máy điện. Chưa có giai đoạn nào làm như thế này cả! Nhưng phải có thời gian thì mới đuổi theo kịp nhu cầu sử dụng điện. - Thủy điện Sơn La thì sau khi hoàn thành có giải quyết vấn đề này không, thưa ông? - Đã có nhà máy thuỷ điện Sơn La thì không xẩy ra tình trạng này. Bởi vì thuỷ điện Sơn La tích được 9 tỷ m3 nước ở trên đó. Nó sẽ phát điện sau đó nước đưa về thủy điện Hoà Bình phát lại một lần nữa rất là tốt. - Có ý kiến làm nhà máy điện hạt nhân...? - Nhà máy điện hạt nhân cũng nằm trong quy hoạch nhưng hiện nay thì ngành điện đang làm báo cáo tiền khả thi.
|
0 Comments:
Post a Comment
<< Home