| GS Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, cho biết khu công nghệ cao đã ứng dụng thành công than nano “lỏng” vào việc chế tạo pin nhiên liệu. Đây là loại pin chạy bằng hỗn hợp nước và Methanol. | Ngày 18.09.2005, Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê - Giám đốc khu công nghệ cao TP.HCM (trung tâm R&D) sẽ lên đường sang Mỹ để báo cáo thành tựu than nano “lỏng” Việt Nam tại hội thảo khoa học thế giới DIGITAL FABRICATION. GS Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, cho biết khu công nghệ cao đã ứng dụng thành công than nano “lỏng” vào việc chế tạo pin nhiên liệu. Đây là loại pin chạy bằng hỗn hợp nước và Methanol. Sự thành công của thí nghiệm đầu tiên này hứa hẹn những triển khai kế tiếp về công nghệ pin nhiên liệu Việt Nam. Pin có thể được ứng dụng để tạo điện năng thay cho xăng dầu mà không gây ô nhiễm môi sinh vì sản phẩm phụ là hơi nước chứ không phải CO2, CO, NOx như từ xăng dầu. Pin đã được Ban quản lý khu công nghệ cao nghiệm thu. Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê còn cho biết thêm: “Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng than nano “lỏng” vào thành phần của pin, chúng tôi cũng đã khám phá hiệu quả xử lý nhiệt của than có khả năng gia tăng tính dẫn điện từ 103 đến 104 lần. Phát hiện này hứa hẹn những phương pháp mới chế tạo than dẫn điện“. Đây là thành quả lớn nhất của Trung tâm R&D trong 6 tháng đầu năm 2005. Việc ứng dụng than nano “lỏng” chế tạo pin nhiên liệu đã được đăng ký sở hữu trí tụê thế giới. Ngoài ra Trung tâm R&D cũng công bố ứng dụng thành công than nano “lỏng” vào việc chế tạo vi mạch. Tiến sĩ Khê giải thích: “Hợp chất than bình thường rất khó tạo màng mỏng (poor film forming properties) vì thiếu tính hoà tan. Trên thế giới từng tạo màng mỏng của than bằng phương pháp mạ chân không, đòi hỏi thiết bị rất đắt tiền ví dụ như PlasmaCVD (Chemical Vapor Deposition bằng Plasma). Than nano “lỏng” nhờ hạt rất bé (20 - 30nm) và nhờ mang gốc điện ly nên hoà tan được vào nước để cho ra dung dịch có thể tráng được bằng máy tráng quay. Đây là một ý tưởng ứng dụng đầu tiên thành công trên thế giới và mang tính đột phá mới trong phương pháp chế tạo vi mạch . Gốc điện ly trên bề mặt than nano kết hợp với vật liệu cảm quang Diazonapthoquinone (DNQ) cho ra ảnh của vi mạch khi được chiếu sáng”. | Phản ứng tổng hợp tạo nhựa nhủ tương | Báo cáo khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê còn giải trình phương pháp tạo màng và tạo hình vi mạch từ than nano “lỏng” trong đó có than bồ hóng từ đất đèn, than xơ dừa Bến Tre và than bồ hóng làm từ gỗ thông. Nhựa nhủ tương đã được biết đến ở Việt Nam qua sơn chống thấm KOVAR nhưng rất ít người biết cách chế tạo do đó ứng dụng của nhựa nhủ tương chưa được phổ biến. Với ứng dụng than Nano, Trung tâm R&D đã tự chế tạo được nhựa nhủ tương với quy mô nhỏ và khống chế được các thông số vật lý của nhựa như phân tử lượng trung bình, phân bố phân tử lượng, các gốc hóa học gắn trên nhựa để đi đến nhiều ứng dụng khác nhau. Đó là ứng dụng nhựa nhủ tương trên than nano ”lỏng” vào mực laser. Ứng dụng này làm cho quy trình chế tạo mực laser trở nên đơn giản rất nhiều so với quy trình khô đã được biết trên thế giới. Do đó giá thành có thể sẽ rất hạ nếu việc triển khai công nghệ được hoàn chỉnh. Than nano “lỏng” được bọc trong nhựa nhủ tương tương thích trở nên cách điện và trữ tĩnh điện rất tốt so với than nano trần. Tháng 04.2005, Trung tâm R&D đã cải thiện giấy in ảnh có công thức mới bằng ứng dụng của than nano “lỏng”. Sãn phẩm giấy ảnh mới có độ bóng, khô nhanh và giữ màu sắc trung thực, với chất lượng giống như giấy ảnh thương mại bán ở Mỹ. | Pin nhiêu liệu sẽ thay thế xăng dầu | Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê là một trong những trí thức Việt kiều từng làm việc cho các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ và được xem là “con gà đẻ trứng vàng”. Năm 2002, Tiến sĩ Khê hồi hương về nước và được mời làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thuộc khu công nghệ cao của TP.HCM. Được biết, năm 2003, Trung tâm công nghệ cao TP.HCM tuyên bố đã chế tạo thành công than nano “lỏng” từ những nguyên vật liệu sẳn có và rất đơn giản ở Việt Nam như than bùn, than đá, đầu dừa, than xơ dừa, dầu cặn. Nghiên cứu này được đánh giá là bước đột phá mở đường cho Việt Nam tấn công vào thị trường sản xuất vi mạch máy tính và linh kiện bán dẫn. Phát minh này cũng được xem là bước đột phá giúp Việt Nam đi tắt đón đầu trong công nghệ cao. Những ứng dụng thực tế này có ý nghĩa rất lớn trong việc mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế, xã hội và môi trường. M.D |
0 Comments:
Post a Comment
<< Home