Phi thuyền năng lượng mặt trời đã mất hút.
Phóng tàu vũ trụ đầu tiên chạy bằng ánh sáng mặt trời
Tàu Cosmos 1 sử dụng các hạt photon để đi tới |
Tuy nhiên, các nhà khoa học đứng đầu dự án cho biết cho đến lúc này họ không chắc rằng nó có đi vào quỹ đạo thành công hay không. "Một số dữ liệu đo từ xa từ tàu vũ trụ và các phương tiện vận chuyển không gian cho thấy nhiều thông tin mơ hồ trong quá trình phóng tàu vũ trụ này", Hội hành tinh có trụ sở đóng tại Pasadena, California cho biết.
Hội này và thành viên Nga của nó đã kiểm tra quá trình phóng tàu vũ trụ Cosmos 1 từ Moscow và California. Nhưng không có dấu hiệu nào nhận được từ tàu vũ trụ này từ khi nó đi vào quỹ đạo. "Tuy nhiên, điều đó không nhất nhiết có nghĩa là đã có sai sót, và các nỗ lực vẫn đang tiếp tục để nhận tín hiệu từ tàu vũ trụ này", theo lời của giám đốc dự án, Louis Friedman.
Tàu vũ trụ hoạt động bằng năng lượng mặt trời sẽ thực hiện chuyến bay giữa các vì sao bằng cách sử dụng lực đẩy nhẹ từ các luồng chuyển động liên tiếp của các hạt ánh sáng, thường được biết đến là các hạt photon (lượng tử ánh sáng). Dần dần các áp suất ánh sáng liên tiếp này sẽ cho phép một tàu vũ trụ hình thành tốc độ lớn vượt thời gian và vượt qua các khoảng cách không gian rất lớn. Theo những người ủng hộ dự án, tốc độ đạt được của tàu vũ trụ này lớn hơn nhiều so với các tàu vũ trụ từ trước đến nay.
Cosmos 1, một thử nghiệm trị giá 4 triệu USD được cho là sẽ đi vào quỹ đạo trái đất mỗi một 101 phút và vận hành trong ít nhất một tháng. Tàu vũ trụ này nặng 100kg, được thiết kế để đi vào khoảng 550 dặm phía trên trái đất, nơi nó sẽ đi vào quỹ đạo nhiều ngày trước khi triển khai hai bộ gồm bốn cánh hình tam giác. Các nhà khoa học hy vọng sẽ theo dõi các hình ảnh từ hai camera gắn trên cánh tàu.
Với việc ánh sáng mặt trời được dùng làm nhiên liệu, những người đỡ đầu dự án nói hy vọng có thể mở ra các bước tiến gần hơn về khả năng du lịch không gian trong hệ mặt trời.
KIM NHUNG (Theo Xinhua, Reuters)
Phi thuyền dùng năng lượng mặt trời bị mất tích? | ||
23:21' 22/06/2005 (GMT+7) | ||
Vào hôm 21/6, 83 giây sau phóng lên, một phi thuyền bay thử nghiệm bằng năng lượng mặt trời đã mất hút. Phi thuyền này mang tên Cosmos 1 được phóng đi từ một tàu ngầm nguyên tử của Nga trên biển Barents. Đây vốn là một tên lửa chiến lược được cải tiến lại. Người ta chế tạo Cosmos 1 để kiểm tra xem có thể dùng năng lượng mặt trời để vận hành phi thuyền không gian hay không. Phi thuyền nàỵ mang theo 8 cánh buồm siêu mỏng tên là Mylar dùng để hấp thu năng lượng mặt trời. Các nhà tài trợ Hoa Kỳ đã bỏ ra 4 triệu USD để tài trợ cho dự án trên. Người ta hy vọng, phi thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ thay thế được các tên lửa đốt trong các chuyến bay xa. Hiện có tin nói, vẫn nhận được các tín hiệu radio yếu ớt từ phi thuyền này phát ra. Người ta suy đóan, chiếc phi thuyền này đã lên được không gian nhưng lại bay sai quỹ đạo. Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng, có nhiều khả năng là phi thuyền rơi dần xuống và bị đốt cháy khi va vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, các trạm dò tín hiệu vẫn đang cố gắng tìm làn sóng điện từ chiếc phi thuyền.
|
Tàu buồm mặt trời đã mất
Cuộc thử nghiệm chiếc tàu buồm mặt trời đầu tiên trên thế giới đã trở thành "công cốc", khi chiếc tên lửa đẩy ngừng hoạt động chưa đầy 2 phút sau khi cất cánh. Mảnh vụn của cả hai rơi vãi trên Bắc Băng Dương.
Cosmos 1, dự án hợp tác Nga - Mỹ, nhằm mục tiêu chứng minh rằng các cánh buồm mặt trời có thể đẩy những con tàu đi trong không gian có kiểm soát. Tàu buồm mặt trời được nhìn nhận như một giải pháp tiềm năng để thực hiện các chuyến bay liên hành tinh, cho phép các con tàu tăng tốc cực đại và chiếm lĩnh những khoảng cách xa.
Tuy nhiên, cơ quan vũ trụ Nga vừa tuyên bố tên lửa đẩy Volna đã tắt chỉ 83 giây sau khi cất cánh từ một tàu ngầm của Nga trên biển Barents.
"Tên lửa thất bại nghĩa là chúng ta đã mất tàu buồm mặt trời. Nó không còn cơ hội đi vào quỹ đạo", phát ngôn viên Vyacheslav Davidenko cho biết. "Hải quân Nga đang tìm kiếm trên biển các mảnh vụn của hai thiết bị này".
Vài giờ trước tuyên bố của Nga, các nhà khoa học Mỹ tại Hiệp hội hành tinh có trụ sở ở California cho biết họ tin rằng đã nhận được các tín hiệu từ con tàu trị giá 4 triệu đô la, và rằng nó đã đi vào quỹ đạo.
Tuy nhiên sau đó, Hiệp hội hành tinh thừa nhận nếu tên lửa bị tắt trong giai đoạn khởi động tầng đầu tiên, thì điều đó có nghĩa là Cosmos đã mất. Một cơ quan của chính phủ Nga sẽ điều tra thất bại này.
Trước kia, những nỗ lực để đưa các thiết bị tương tự vào vũ trụ đã không thành công. Năm 1999, từ trạm Mir, Nga phóng một con tàu tương tự Cosmos với các tấm phản xạ mặt trời, nhưng bộ phận mở cánh đã bị kẹt và thiết bị bốc cháy trong bầu khí quyển. Năm 2001, Nga thử nghiệm lại, nhưng lần này thiết bị không tách khỏi tên lửa đẩy và cũng bốc cháy.
T. An (theo AP)
0 Comments:
Post a Comment
<< Home