Tuesday, January 03, 2006

Sản xuất điện từ phế thải nông nghiệp




Hiện cả nước có trên 250.000 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản. Nguồn năng lượng có thể tận dụng được từ các phụ phẩm trong nông nghiệp lại rất phong phú nhưng chưa tận dụng hợp lý.

Hàng năm ngành lâm nghiệp nước ta khai thác, chế biến 1,4 triệu m3 gỗ, 250.000 tấn tre, trúc, song, mây với khối lượng mùn cưa, vỏ dăm bào... khoảng 150.000 tấn.

Khối lượng phế phẩm nông nghiệp nhiều nhất nhưng được sử dụng. Lãng phí nhất là 3,5 triệu tấn trấu thu gom từ các cơ sở xay xát lúa trong cả nước cùng 1,7 triệu tấn rơm rạ. Tổng hợp các nguồn phế thải sinh khối, mỗi năm có thể thu được từ 8-11 triệu tấn, nếu dùng để dản xuất điện bằng công nghệ nhiệt - điện, sẽ tạo ra 3-4 triệu kWh điện với chi phí chỉ bằng 10-30% so với nhiên liệu hóa thạch.


Viện cơ điện nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã thực hiện dự án "Sử dụng năng lượng từ chất phế thải sinh khối" nhằm biến nguồn phế thải thành điện năng và nguồn nhiệt sạch phục vụ cuộc sống.


Viện đã tiến hành xây dựng dây chuyền công nghệ phát điện và nhiệt kết hợp theo phương pháp đốt tầng sôi dùng trấu và phụ phẩm nông nghiệp tại Xí nghiệp chế biến lương thực số 2, Công ty lương thực Long An. GS Phạm Văn Lang khẳng định: công nghệ sấy tầng sôi áp dụng với chất thải sinh khối (vỏ trấu, mùn cưa, vỏ cà phê...) dùng để phát nhiệt-điện mang lại hiệu quả cao. Với khả năng tiên thụ 600-700 kg chất thải sinh khối có thể tạo ra được 50 kWh điện và sấy khô 20-25 tấn thóc. Công nghệ phát điện này cũng thích hợp với việc tái sử dụng bã thải của nhà máy đường (bã mía), chế biến cà phê (vỏ cà phê sau khi xay xát) hoặc những vùng nhiều nguyên liệu thuộc vùng sâu, vùng xa đang cần năng lượng cho sinh hoạt và có yêu cầu sấy nông sản.


Sau dự án thí điểm tại Công ty lương thực Long An, Viện cơ điện nông nghiệp đã triển khai thêm 6 hệ thống tương tự tại Sơn La (dùng để sấy gỗ), Đắc Lắc (sấy cà phê) và Thanh Hóa (áp dụng trong dây chuyền sản xuất phân bón), Hà Tây (sấy lúa). Ngoài ra, 3 lò đốt tầng sôi sấy xi măng tại Cát Lái (Tp.HCM), Kiên Giang, tro đốt từ các lò sấy này có tỷ lệ SiO2 lên tới 91% và là một dạng tro vô định hình rất tốt cho việc dùng làm chất phụ gia để sản xuất vật liệu xây dựng (gạch chịu lửa, xi măng, tấm cách âm, vật liệu composit ...), giá loại tro này lên đến 15-20 USD/tấn.

Theo TBKTVN

0 Comments:

Post a Comment

<< Home