Monday, July 04, 2005

Giá xăng dầu tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế


14:00' 03/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thứ trưởng Tài chính Trần Văn Tá đã giải thích những cái khó của Chính phủ về việc phải tăng giá xăng dầu thêm 800 đồng/lít.

>> Giờ G tại những cây xăng

Trong cuộc họp báo vừa diễn ra sáng nay (3/7) tại Hà Nội về việc tăng giá xăng dầu, ông Tá thừa nhận, việc tăng giá xăng trong bối cảnh giá cả tiêu dùng vẫn ở mức cao có thể coi là giải pháp tình thế trong điều kiện hiện nay. "Điều chỉnh giá xăng sẽ không tránh khỏi việc đời sống của người dân bị ảnh hưởng và Nhà nước sẽ cố gắng hết sức để hạn chế tác động xấu của giá cả. Đồng thời, Chính phủ sẽ có những chính sách đi kèm hợp lý".

Chi phí vận tải sẽ tăng từ 2,82% đến 5,72%

Theo công bố của Bộ Tài chính và Thương mại, việc tăng giá xăng lần này sẽ khiến đầu vào của sản xuất ximăng sẽ đội thêm 10% chi phí. Ngành đánh bắt thuỷ sản sẽ thêm 9%; chi phí vận tải sẽ tăng từ 2,82% đến 5,72%. Trong đó, chi phí đầu vào với việc kinh doanh vận tải đường bộ sẽ tăng 5,72%, đường sắt 2,82% và đường sông 3,44%.

Soạn: AM 466993 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thứ trưởng Trần Văn Tá: "Việc tăng giá xăng dầu là tất yếu". Ảnh: Hồng Phúc

Với ngành điện, dự kiến chi phí đầu vào sẽ tăng thêm 1,3%, các ngành nông nghiệp nông thôn sẽ tăng 0,1% đến trên 1%; sản xuất cà phê tăng trên 1% chi phí.

Tuy nhiên, thứ trưởng Trần Văn Tá khẳng định, tuy giá đầu vào tăng nhưng Chính phủ đã có chỉ thị, tuyệt đối cấm các ngành điện, than, xi măng tăng giá từ nay đến hết năm 2005.

Bộ Thương mại cho biết, họ cũng đã chỉ đạo các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đảm bảo nguồn cung ổn định (cả về số lượng và chủng loại); kiểm tra, kiểm soát các đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên cả nước bán đúng giá quy định, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, gian lận thương mại.

Dầu thô không đủ bù đắp

Trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô có bù đắp được cho giá nhập khẩu xăng dầu, ông Tá cho biết, nguồn thu từ dầu thô năm 2005 dự kiến sẽ đạt 54.500 tỷ với sản lượng đạt 18,3 triệu tấn. Con số này tăng cao so với dự kiến hồi đầu năm là 16.500 tỷ. Nhưng theo quy định, Công ty liên doanh dầu khí VietsoPetro được giữ lại 50% số tăng để tái đầu tư nên ngân sách Nhà nước khi hạch toán gần như không được thêm là bao.

"Chúng ta phải chấp nhận mặt bằng giá mới"

Quyết định tăng giá xăng dầu được đưa ra, theo ông Tá, là do giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao, dao động trong khoảng từ 55-60 USD/thùng (cá biệt lên tới 61 USD/thùng ngày 27/6). Với mức giá này, việc kinh doanh tất cả các chủng loại xăng, dầu tại Việt Nam đều lỗ lớn: dầu hoả lỗ 3.100 đồng/lít, diesel lỗ 2.600 đồng/lít, ma dút lỗ 1.300 đồng/lít, xăng lỗ 314 đồng/lít.

Vì vậy, nếu giữ theo mức giá cũ (điều chỉnh ngày 29/3), ngân sách nhà nước sẽ phải bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu khoảng từ 9.300-10.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm (6 tháng đầu năm đã bù lỗ 6.454 tỷ đồng) và dự kiến cả năm khoản bù lỗ này sẽ lên tới hơn 15.700 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách cũng bị thiệt hại khoảng gần 1.000 tỷ đồng do hạ thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 0% và nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp giảm...

Cũng chính do giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá thế giới và đặc biệt là thấp hơn nhiều các nước trong khu vực (từ 2.000 đồng/lít đến 4.700 đồng/lít) nên đã dẫn đến tình trạng "chảy máu xăng dầu" qua biên giới, phổ biến là ở các tỉnh Kiên Giang, Tây Ninh và Cao Bằng.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tá, trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới hiện nay, chúng ta phải chấp nhận và thích ứng với mặt bằng giá mới. "Chúng ta không thể và cũng không có khả năng giữ hệ thống giá trong nước biệt lập với thị trường thế giới, trong đó có giá xăng dầu", ông Tá nói.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải có lộ trình thích hợp để bảo đảm được yêu cầu tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất, giảm sức ép bù lỗ cho ngân sách cũng như tới đời sống xã hội... Trước mắt, Nhà nước sẽ điều chỉnh giá xăng dầu cho gần sát với giá thế giới nhưng tiến tới, các doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh giá kinh doanh theo đúng giá thị trường. Lần điều chỉnh này là một bước của lộ trình, với mục tiêu là "xăng đảm bảo kinh doanh, không bù lỗ mà chỉ bủ lỗ cho dầu hoả".

Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã có công điện gửi tất cả các Bộ và địa phương trong cả nước thực hiện nghiêm những quy định về tiết kiệm về của Thủ tướng Chính phủ, cố gắng giảm chi phí (trong đó có xăng dầu) để giảm giá thành, trong đó các cơ quan tiếp tục phải giảm 10% chi phí xăng dầu... để tạo ổn định, phát triển sản xuất-kinh doanh.


Đợt điều chỉnh giá bán xăng, dầu trong nước cuối tháng 3/2005 vừa qua được thực hiện khi giá dầu thô WTI giao động từ 45 - 55 USD/thùng. Cuối tháng 6/2005 có lúc đã vượt quá ngưỡng 60 USD/thùng, đến nay giá dầu thô WTI giao động khoảng 55 - 60 USD/thùng. Một, hai ngày gần đây, giá dầu thô WTI tuy có chững lại nhưng vẫn giao động trong khung giá 55 - 60 USD/thùng.

Theo Dow Jones, cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, năm 2005 nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới sẽ tăng 2% so với năm 2004. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán tăng 2,7%. Nguồn cung dầu thô thế giới năm 2005 dự đoán tăng 1,7% so với năm 2004 và thấp hơn 200.000 thùng/ngày so với nhu cầu.

Có thông tin cho rằng lượng dầu xuất khẩu của Nga và Iraq đang giảm dần.

Hơn nữa, Bộ trưởng dầu mỏ Arập Xêut nhận định rằng khả năng cung ứng của các nhà máy lọc dầu trên thế giới đang bị hạn chế. Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới - đang có kế hoạch nhập khẩu dầu cho nhu cầu dự trữ nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Các nhà đầu tư và môi giới dầu mỏ đã dự đoán, mức cầu của châu Âu sẽ tăng vọt trong mùa đông tới. Nhiều nguồn tin cho rằng OPEC sẽ điều hành giá dầu trong thời gian tới không xuống dưới mức 50 USD/thùng và từ nay đến cuối năm 2005, giá dầu có nhiều khả năng giao động trong khoảng từ 55 - trên 60 USD/thùng.

(Nguồn: Bộ Tài chính)

  • Hồng Phúc
Cập nhật 1 giờ 30 phút trước

Giá xăng đã tăng thêm 800 đ/lít - (ảnh: Đ.N.T)

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá: Dù tăng giá, nhưng Nhà nước vẫn phải bù lỗ

Ngày 3/7, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính đã ký Quyết định số 39/2005/QĐ-BTC về giá định hướng xăng dầu năm 2005. Đợt điều chỉnh lần này đã nâng mức giá bán lẻ xăng, dầu lên cao nhất từ trước đến nay: giá xăng RON 92 tăng từ 8.000 đồng/lít lên 8.800 đồng/lít, xăng RON 90 là 8.600 đồng/lít, RON 83 là 8.400 đồng/lít.

Giá bán dầu diesel 0,5%S tăng mạnh từ 5.500 đồng lên 6.500 đồng/lít; giá bán dầu hỏa nâng lên bằng giá dầu diesel là 6.500 đồng/lít. Giá bán dầu ma dút cũng tăng 700 đồng/kg, lên 4.700 đồng/kg.

* Xăng tăng 800 đồng/lít
* Dầu diesel tăng 1.000 đồng/lít
* Dầu ma dút tăng 700 đồng/kg

Chủ trì cuộc họp báo công bố quyết định giá xăng dầu định hướng năm 2005, Thứ trưởng Bộå Tài chính Trần Văn Tá cho biết: "Đợt tăng giá này nhằm giải quyết một phần sự tác động của giá xăng dầu thế giới đang ở mức cao với giá xăng dầu trong nước; giảm bớt chênh lệch giá xăng dầu tại Việt Nam so với các nước khác, nhờ đó hạn chế việc xuất lậu xăng dầu ồ ạt qua biên giới hiện nay". Giá xăng, dầu trước 12 giờ ngày 3/7 ở Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực từ 2.000 - 4.700 đồng/lít.

Theo ông Tá, nếu cứ giữ nguyên mức giá trần bán lẻ xăng, dầu như hiện nay thì ngân sách nhà nước từ nay đến cuối năm sẽ phải bù thêm ít nhất thêm 9.324 tỉ đồ ng (nếu giá dầu trên thế giới vẫn giữ ở mức cao như hiện nay khoảng trên 60 USD/thùng). Nhưng dù đã tăng giá lần này, dự kiến 6 tháng cuối năm 2005, Nhà nước vẫn phải bù lỗ xăng, dầu khoảng 5.200 tỉ đồng. "Nếu không điều chỉnh, mức bù lỗ cho xăng dầu sẽ ăn mất 2% GDP, trong khi để có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 8,5% thì tăng trưởng 6 tháng cuối năm phải đạt 9,3%. Do đó, điều chỉnh tăng giá xăng dầu là tất yếu phải làm", ông Tá nói thêm.

Đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu lần này, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, chắc chắn có tác động không nhỏ đến mặt bằng giá chung. Theo Bộ Tài chính, những ngành sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp ngay là đánh bắt cá xa bờ, giao thông vận tải, sản xuất xi măng... với mức chi phí tăng thêm từ 3 - 9%. Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, việc tăng giá cả sẽ còn do nhiều nguyên nhân như dịch cúm gia cầm hay tăng giá các hàng hóa đầu vào khác chứ không chỉ có giá xăng dầu. Thứ trưởng Trần Văn Tá cho biết, cùng với yêu cầu điều chỉnh tăng giá xăng, dầu lần này, Chính phủ cũng đã chỉ đạo phải ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững những cân đối của nền kinh tế, hạn chế tối đa tác động tiêu cực phụ, đặc biệt không được tăng giá một số sản phẩm đầu vào của nền kinh tế như than, điện, xi măng cho dù giải pháp mang tính tình thế này làm giảm đáng kể lợi nhuận các ngành kinh tế này.
Trong một công điện phát đi ngày 3/7 gửi lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... Bộ Tài chính ngoài việc thông báo giá xăng, dầu mới đã đề nghị các bộ, địa phương tăng cường quản lý thị trường, có các biện pháp hành chính, kinh tế để không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh tăng giá xăng, dầu để tăng giá các sản phẩm khác không hợp lý, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Theo Thứ trưởng Trần Văn Tá, Bộ Tài chính đã đề nghị tất cả các bộ, ngành thực hiện tiết kiệm triệt để xăng, dầu để phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm 10% chi phí xăng dầu cả nước.

Riêng về giá bán dầu hỏa, với yêu cầu phục vụ đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện hỗ trợ chênh lệch giá bán dầu hỏa với giá hiện hành (4.900đ/lít) cho các đối tượng dùng dầu hỏa thắp sáng được Ủy ban Dân tộc công nhận.

Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm việc đầu cơ xăng dầu

Một số cây xăng đã treo bảng “tạm nghỉ” trước giờ tăng giá

Đồng chủ trì họp báo, Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ cho biết: "Bộ Thương mại vừa có chỉ đạo thanh tra, giám sát tất cả các cây xăng trước và sau thời điểm 12 giờ trưa 3/7. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm tất cả các trường hợp đầu cơ, tích trữ xăng dầu". Tuy nhiên, dường như thông tin về việc tăng giá bán xăng, dầu đã được truyền đi rất nhanh, trước khi liên bộ Tài chính - Thương mại họp báo 1-2 tiếng đồng hồ. Một số cây xăng trên đường Kim Giang, quận Đống Đa (Hà Nội) mặc dù tuân thủ yêu cầu bán xăng, dầu bình thường nhưng đã có động tác nhập rất nhiều xăng, dầu về kho chứa. Tại quận Long Biên, một cây xăng của tư nhân trên đường Nguyễn Văn Cừ trước giờ được bán xăng, dầu với giá mới đã tạm ngừng bán xăng 92 để "sửa chữa". Nhân viên một đại lý bán xăng dầu của Petrolimex cho biết: "Từ sáng đến giờ, người đến mua xăng đông hơn mấy hôm trước. Tôi cũng mới được nghe sếp thông báo 12 giờ hôm nay thì bán với giá mới. Nhiều người đi xe máy đến hỏi bán với giá 8.000 hay 8.800 đồng/lít, họ mới mua".

M.Q

Diễn biến mới nhất trên thị trường

Ở TP.HCM, trong khoảng thời gian từ 12 - 12h30 ngày 3/7, tại hai cây xăng trên đường Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận và Q.Tân Bình) do chủ các cây xăng chưa kịp điều chỉnh bảng giá niêm yết nên nhiều người đi đổ xăng không để ý đến xăng, dầu đã tăng giá. Rất nhiều người đến đổ xăng chỉ yêu cầu: "15 ngàn", "10 ngàn" hay "20 ngàn" mà không để ý giá xăng đã tăng thêm 800đ/lít. Khi chúng tôi hỏi thì những người này đều lắc đầu bảo không biết có tăng giá. Một số người thì tỏ ra nghi ngờ và yêu cầu nhân viên cây xăng giải thích, sau đó mới thở dài cam chịu: "Lại tăng giá!". Trong khi đó một số người am hiểu thì lại có thái độ khác. Anh Hùng, một viên chức nhà nước nói: "Tôi đọc báo thấy nói giá xăng dầu thế giới tăng mạnh nên ở trong nước tăng giá cũng phải thôi. Chỉ mong là lương hướng cũng được tăng theo cho đỡ khổ vì đã mấy lần tăng giá xăng, dầu rồi mà lương có tăng đâu". Giới doanh nghiệp lại tỏ ra đứng ngồi không yên. Theo tính toán của một số doanh nghiệp làm gia công hàng dệt may, giá thành của sản phẩm này có thể sẽ tăng thêm khoảng 3%. Đây là yếu tố bất lợi cho xuất khẩu hàng dệt may vì mặt hàng này đang kém sức cạnh tranh hơn so với các nước đã là thành viên WTO.

Tại Cần Thơ, khoảng 11h trưa qua, hầu như các điểm bán xăng dầu vẫn hoạt động bình thường, chỉ có 1 - 2 trường hợp "ngưng phục vụ" khá "trùng hợp" với thời điểm nhạy cảm. Lúc 11h45, khi PV Thanh Niên ghé Cửa hàng xăng dầu số 10 thuộc Công ty Xăng dầu miền Tây Nam Bộ nằm trên đường 3 Tháng 2 đổ xăng thì nhân viên ở đây trả lời hôm nay nghỉ bán do... mất điện. Trong khi đó, quạt máy vẫn chạy ào ào phía bên trong cửa hàng và bà con xung quanh cho biết cả buổi sáng khu vực này điện vẫn được cung ứng bình thường. Riêng cây xăng của DNTN T.T.H tại ngã ba đường Trần Văn Hoài và 30 Tháng 4 cũng thuộc Công ty Xăng dầu miền Tây Nam Bộ đóng cửa với lý do "nghỉ 1 ngày sửa chữa".

Tại Bến xe khách TP Cần Thơ, chuyện xăng lên giá chỉ một vài tài xế biết. Tại Bến tàu khách Cần Thơ đang có khoảng 30 chiếc tàu cập bến, hầu hết các tài xế chủ tàu cũng không hay biết chuyện xăng dầu lên giá. Anh Nguyễn Minh Triết, chủ tàu Thanh Vân cho biết: "Mùa này chúng tôi chạy lỗ thấy mồ, giá xăng lên còn thê thảm hơn. Mà đã ế thì càng không dám tăng giá vé, tuyến Cần Thơ - Tân Quới (Vĩnh Long) bình quân 20 khách, tôi thu của bạn hàng 3.000đ/vé, còn khách thì cỡ 5.000đ/vé thôi". Ông Nguyễn Quang Huống, Giám đốc Xí nghiệp Bến xe tàu phà TP Cần Thơ cho biết: "Việc giá xăng dầu tăng cao như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các công ty vận tải hành khách, nếu như trước đây xăng tăng 400đ/lít, dầu tăng 200đ/lít thì các nhà vận tải còn cố gắng cân đối thu chi được. Có lẽ, chúng tôi sẽ tổ chức hiệp thương bất thường nhằm tăng giá vé hợp lý để các nhà vận tải không lâm vào cảnh lỗ, mặt khác cũng tránh việc hành khách kêu than giá cao".

Ông Dương Thanh Lâm, Giám đốc Xí nghiệp Phà Bến Tre cũng cho biết trung bình mỗi tháng tất cả các bến phà phải tiêu thụ trên dưới 100.000 lít dầu. Nếu như giá xăng tăng thì từ đây đến cuối năm, xí nghiệp phải chịu tăng thêm chi phí hơn 1 tỉ đồng. Trước mắt, xí nghiệp không thể tăng giá cước đối với hành khách và phương tiện. Cho nên, khoản chi phí này tăng cũng có nghĩa là giảm số tiền mà xí nghiệp phải nộp vào ngân sách. Về lâu dài, xí nghiệp phải tính toán lại, giảm tối đa các khoản chi phí trong cơ quan.

Tr.Bình - T.C.Khả - Thanh Dũng - Trần Quốc

Mạnh Quân

0 Comments:

Post a Comment

<< Home