Cần khuyến khích tư nhân đầu tư năng lượng tái tạo
22:10' 13/06/2006 (GMT+7) | ||
(VietNamNet) - Tối 12/6, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) đã có một buổi thuyết trình với chủ đề “Các khả năng phát triển năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á” . Một trong những nguồn năng lượng tái tạo chưa được chú ý khai thác triệt để ở Việt Nam. Theo báo cáo của Viện Năng lượng, cho đến nay Việt Nam mới khai thác được 25% nguồn năng lượng tái tạo còn lại 75 % vẫn chưa được khai thác. Roman Ritter, một chuyên gia về năng lượng đã thẳng thắn nhận xét, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo nhưng chưa tận dụng, đặc biệt là năng lượng gió. Để phát triển các loại năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học...), theo ông Roman Ritter cần phải có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân.
Theo ông Roman Ritter, nhiều nước ở Đông Nam Á và Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp khai thác nguồn năng lượng tái tạo như xây dưng các nhà máy thuỷ điện nhỏ ở vùng nông thôn cũng như khai thác tiềm năng nguồn năng lượng gió. Hiện nay, Việt Nam đã điện khí hoá đạt tới khoảng 80% toàn quốc. Còn 20% còn lại là các vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng việc xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn, nhà máy điện nguyên tử nhằm phủ kín lưới điện đến các nơi này cần phải mất 10 năm nữa với nhiều chi phí rất tốn kém. Đó là chưa tính việc xây dựng các trạm tải về các vùng kéo theo nhiều hao tổn trong truyền tải điện cũng như chi phí đầu tư xây dựng các trạm. Vấn đề trên có thể giải quyết bằng cách khác như xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ và các nhà máy phong điện (điện từ sức gió) tại vùng cần điện khí hoá. Ban ngày, người nông dân đi làm có thể bán lại nguồn năng lượng không sử dụng đó cho nhà nước. Tối về, họ sẽ sử dụng nguồn năng lượng vừa sản xuất ra. Như vậy, với mô hình này vừa tạo được thu nhập cho người dân, cung cấp được một nguồn năng lượng thiếu hụt cho nhà nước và nhà nước dần dần sẽ không phải trợ giá cho nguồn năng lượng với chi phí ít tốn kém. Kỹ thuật về phong điện có thể tiếp cận nhanh, dễ sử dụng và tránh được nhiều rủi do, đặc biệt là nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.Mô hình đã được áp dụng ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Trung Quốc Kinh nghiệm ở Đức cho thấy, họ đã tiến hành xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ gió với công xuất 5MW với giá 1 triệu Euro. Mỗi một trạm có từ 2-3 hệ thống, trong vòng từ 5-7 năm học có thể hoàn vốn đầu tư. Ngoài ra, người dân đã thu được lợi nhuận rất nhiều từ việc bán điện cho nhà nước, khi mua qua nhà nước giá điện sẽ là 10 - 15 cent/kwh, nhưng giá điện của người dân bán lại cho nhà nước sẽ là 40-50cent/kwh. Theo ông Roman Ritter, năng lượng tái tạo sẽ tạo ra rất nhiều lợi nhuận nếu thị trường hoá vấn đề này đến các doanh nghiệp tư nhân và để cho tư nhân đầu tư . Sau bài thuyết trình trên của ông Roman Ritter, ngày 14/6, tại Viện Goeth, Hà Nội, sẽ diễn ra một buổi hội thảo với chủ đề "Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam" do giới chuyên gia năng lượng của Việt Nam và Đức tổ chức. Nội dung của hội thảo sẽ đem lại những giải pháp, kinh nghiệm và hiểu biết về sự phát triển các dạng năng lượng tái tạo không gây ảnh hưởng đến môi trường, không cần nhập khẩu nhiên liệu và có thể sử dụng lâu dài ở Việt Nam.
|
rung Quốc phát triển nhiên liệu sinh học | ||
15:24' 17/04/2006 (GMT+7) | ||
Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010, Trung Quốc (TQ) sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học, trong đó có 5 triệu tấn Ethyl alcohol và 1 triệu tấn dầu diesel sinh học... Phát triển ngành năng lượng nông, lâm trên quy mô lớn có thể thực hiện một cách hiệu quả việc phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm thiểu sự xâm lấn và mất đất. Sử dụng một lượng lớn nhiên liệu sinh học có ý nghĩa đột phá trong việc thay đổi và bảo vệ môi trường của TQ. So với nhiên liệu hoá dầu, nhiên liệu sinh học sinh ra rất ít tạp chất gây ô nhiễm môi trường như Nitrogen ô-xít và Sulphur ô-xít. Do sự hấp thu và thải Các-bon-níc của loại dầu này hình thành nên tuần hoàn các-bon trong tự nhiên, nên mức thải các-bon luôn thấp hơn mức bình thường của các loại năng lượng khác. Hiện trạng và xu thế phát triển
Từ đầu những năm 90, TQ đã bắt đầu nghiên cứu phát triển nguồn nhiên liệu và công nghệ chuyển đổi nhiên liệu sinh học (NLSH), dùng kỹ thuật truyền thống để sản xuất các sản phẩm dạng dầu và cồn từ cây lương thực và cây có dầu, nhưng các sản phẩm này lúc đó chỉ phục vụ trong ngành thực phẩm và công nghiệp nhẹ. Năm 2001, TQ thực hiện quyết định pha thêm cồn (Ethyl ancohol) vào trong xăng, đồng thời Cục giám định chất lượng kỹ thuật nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với "Sự thay đổi nhiên liệu cồn " và " Xăng xe có pha cồn ". Nhà nước TQ đã đầu tư hơn 5 tỷ NDT để xây dựng 4 doanh nghiệp chuyên sử dụng nhiên liệu cồn trên toàn quốc, tổng năng suất trên 1 triệu tấn. Từ tháng 10/2004, các tỉnh thành Hắc Long Giang, Hà Nam, An Huy, Cát Lâm, Liêu Ninh và một số khu vực thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Sơn Đông, Hà Bắc và Giang Tô đã bắt buộc sử dụng xăng cồn; đến năm 2005, ở những nơi trên ngoài quân đội và dự trữ quốc gia ra, các loại xe đều phải dùng nhiên liệu này thay thế các loại xăng dầu khác. Giá của mỗi tấn lương thực để sản xuất nhiên liệu là 3.000NDT, sau khi gia công, giá của mỗi tấn nhiên liệu cồn là trên 4.000NDT. Kỹ thuật trồng và công nghệ sản xuất nhiên liệu cồn của TQ hiện đã rất thành thạo, hiện tại sản lượng năm đã đạt tới 5.000 tấn. Các tỉnh Hắc Long Giang, khu tự trị Nội Mông, khu tự trị Dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, tỉnh Sơn Đông, tỉnh Liêu Ninh...đã xây dựng được các khu công nghiệp trồng trọt và gia công nhiên liệu cồn từ cây cao lương. Giá thành sản xuất loại nhiên liệu này từ cây cao lương chỉ có 3.500NTD/tấn. Cứ 16 tấn cây cao lương có thể sản xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500kg dầu diesel sinh học. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao lương vẫn để dùng làm thực phẩm. Đây là loại cây có tính thích ứng cao, có thể chịu hạn, chịu muối, kiềm và ít sâu bệnh hơn các giống cây khác. Mía - loại cây nguyên liệu đường quan trọng của TQ, thường được trồng ở các tỉnh phía Nam. Mía đã từng là loại cây xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng này, nhưng ngày nay, nhu cầu sử dụng đường mía đã bị giảm sút do sự xâm nhập của các loại đường tổng hợp, do đó khu vực trồng mía ở phía Nam chủ yếu dùng để sản xuất cồn, sản lượng mía của khoảng 2600m2 có thể chế biến được 1 tấn cồn. Cũng giống như cây cao lương, bã mía cũng có thể sản xuất ra dầu diesel sinh học. So sánh lợi ích kinh tế Lấy ví dụ từ cây cao lương, theo kinh nghiệm thí điểm của tỉnh Nội Mông, so với trồng ngô, mỗi mẫu (1 mẫu của TQ = 666,66m2) cao lương có thể tăng thu nhập 140 NDT. Cây đay cũng là loại cây tăng thu cao, tính theo mức sản lượng thấp nhất mỗi mẫu 450kg cũng thu được 630NDT. Hiện tại giá thành của NLSH vẫn còn cao hơn của dầu lửa một chút, nhưng với sự phát triển của công nghệ, việc giảm giá thành sẽ là điều tất yếu. Ví dụ như Brasil, mỗi tấn cồn khi mới sản xuất có giá thành 800USD, cho đến nay, giá thành chỉ còn 300USD. Ngoài ra, do nguồn tài nguyên có hạn và không thể tái sinh, giá của dầu lửa chắc chắn sẽ tăng lên nên NLSH sẽ có sức cạnh tranh rất lớn. Năm 2005, tỉnh An Huy là tỉnh tiếp theo đẩy mạnh sử dụng xăng cồn, sản lượng cồn của TQ sẽ đạt tới hơn 1 triệu tấn/ năm. Tiềm năng phát triển và tương lai của ngành NLSH Nguồn nguyên liệu NLSH của TQ chủ yếu phụ thuộc vào diện tích trồng trọt. Theo thống kê, tài nguyên đất có thể dùng cho ngành năng lượng nông nghiệp khoảng 7,6 triệu hec-ta vuông, nếu tính theo cây cao lương thì có thể sản xuất được 28,5 triệu tấn cồn và 14,25 triệu tấn dầu diesel sinh học, diện tích này không hề ảnh hưởng đến quy hoạch đất dùng trong nông nghiệp. Diện tích đất tài nguyên dùng cho ngành năng lượng nông nghiệp khoảng 67,5 triệu hec-ta vuông, nếu tính theo cây hoàng liên và cây đay thì có thể sản xuất được 200 triệu tấn dầu diesel sinh học, diện tích này chỉ ảnh hưởng rất ít đến diện tích quy hoạch dùng trong ngành lâm nghiệp. Ngoài ra, TQ còn nghiên cứu phát triển khai thác một loại nguyên liệu mới - Tảo. Khi nghiên cứu loại dầu sinh học từ tảo thành công và được đưa vào sản xuất, quy mô sản xuất loại dầu này có thể đạt tới hàng chục triệu tấn. Mỹ vận dụng công nghệ sinh học hiện đại như nghiên cứu gien đã thực hiện tại phòng thí nghiệm năng lượng tái sinh quốc gia tạo được một giống tảo mới có hàm lượng dầu trên 60%, một mẫu có thể sản xuất được trên 2 tấn dầu diesel sinh học. Đại học hải dương Thanh Đảo - TQ cũng đã nhận trách nhiệm nghiên cứu công nghệ nhân giống và trồng tảo biển, họ cũng đã có kinh nghiệm phát triển nguồn nguyên liệu tảo nước ngọt và tảo nước mặn. Nếu có thể kết hợp công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật nuôi trồng truyền thống thì sẽ có thể nuôi trồng giống tảo lấy dầu sản lượng cao trên quy mô lớn. Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010, TQ sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học, trong đó có 5 triệu tấn Ethyl alcohol và 1 triệu tấn dầu diesel sinh học; đến năm 2020, sản lượng dầu nhiên liệu sinh học sẽ đạt tới 19 triệu tấn, trong đó 10 triệu tấn Ethyl alcohol và 9 triệu tấn dầu diesel sinh học.
|
0 Comments:
Post a Comment
<< Home