Saturday, August 12, 2006

Xăng tự chế: Nước ngoài hỏi mua, trong nước thì chê

Xăng tự chế: Nước ngoài hỏi mua, trong nước thì chê

Xăng tự chế... một sáng chế mới hay chỉ là một chất lỏng vô tích sự? Trong ảnh: KS Lê Ngọc Khánh giới thiệu xăng tự chế (Ảnh: T.Duy)
Viện Di truyền Nông nghiệp cho hay, đã có nơi đề nghị mua công nghệ "xăng tự chế" với giá 10 triệu USD, nhưng Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì cho là xăng này sẽ làm hỏng máy xe...

* Từ khi nghiệm thu đề tài nghiên cứu về xăng tự chế của KS Lê Ngọc Khánh vào cuối năm 2005 đến nay, Viện Di truyền Nông nghiệp có dự định triển khai, ứng dụng đề tài này trong thực tế?

- GS Trần Duy Quý: Đề tài này muốn đưa ra ứng dụng phải xin phép Nhà nước.

Hiện còn mấy vấn đề như sau cần được sớm giải quyết. Thứ nhất, vấn đề này có liên quan đến an ninh do đây là loại nhiên liệu dễ cháy nổ. Thứ hai, nghiên cứu này cần được Nhà nước cho phép sản xuất và hoà vào mạng lưới xăng dầu của Nhà nước bởi vì đây đang còn là ngành độc quyền và không cho tư nhân hay các tổ chức khác sản xuất, nhất là nước ta đang trong quá trình khai thác dầu mỏ.

Thứ ba là, đề tài nghiên cứu của KS Lê Ngọc Khánh mới được thông qua hội đồng đánh giá cơ sở, chứ chưa được Hội đồng cấp Nhà nước đánh giá. Do vậy, chúng tôi chỉ mới đưa vào thử nghiệm và chưa thể sản xuất lớn được.

Petrolimex: Sử dụng xăng tự chế của ông Khánh sẽ làm hỏng máy xe (?)

Theo chúng tôi, nếu pha cồn vào xăng với hàm lượng lớn hơn 10% thì các thiết bị như bình chứa, chế hoà khí... của các loại ôtô, xe máy thông dụng chạy được một thời gian sẽ hỏng hết. Điều đó xảy ra bởi cồn là chất ăn mòn, dễ phá huỷ các kim loại.

Theo xu hướng chung của thế giới, Petrolimex hiện đang hoàn thiện đề án pha cồn vào xăng. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là VN chưa có cơ sở pha chế cồn tinh khiết với độ tinh khiết từ 99,5% trở lên. Trong khi đó, về nguyên tắc, nếu muốn pha cồn vào xăng thì xăng đó phải có độ tinh khiết 99,5% trở lên.

Mặt khác, lượng cồn do Việt Nam sản xuất cũng chưa nhiều. Chẳng hạn, nếu khai thác hết lượng cồn của Nhà máy Mía đường Lam Sơn (độ tinh khiết 96%) thì cũng chỉ mới đủ để sản xuất xăng pha cồn cho thành phố Hà Nội! (Ý kiến của ông Kiều Đinh Kiểm, Trưởng Phòng Kỹ thuật Xăng dầu-Petrolimex).

* Theo ông, liệu nghiên cứu của KS Lê Ngọc Khánh về một loại xăng tự chế có khả thi không khi đưa triển khai, ứng dụng vào cuộc sống... nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu đang tăng như hiện nay?

- Sản phẩm xăng tự chế của kỹ sư Lê Ngọc Khánh không thể thay thế xăng thông thường được. Theo tin đã đưa, KS Lê Ngọc Khánh đã tìm ra phương pháp hạ thấp chỉ số octan của cồn công nghiệp (độ tinh khiết 96%) và dùng loại cồn này có thể pha trộn vào xăng với tỷ lệ 50:50.

- Chúng tôi đã tiên đoán được việc tăng giá này từ khi giá xăng dầu còn rẻ. Công trình này chúng tôi nghiên cứu lâu rồi, khoảng 10 năm nay nhưng khi đó công trình nghiên cứu chưa có giá trị thiết thực vì khi đó giá xăng dầu còn rẻ.

Nhưng chúng tôi đã tiên đoán được giá xăng dầu sẽ còn tiếp tục tăng lên đến 18 nghìn đồng/lít.

Để đề tài này đi vào thực tiễn thì chúng tôi cần phải làm các thủ tục để Hội đồng khoa học cấp Nhà nước đánh giá. Sau đó, xin phép Chính phủ cho sản xuất loại xăng tự chế này cùng với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.

Hiện nay, chúng tôi vẫn đang trong quá trình hoàn thiện kết quả nghiên cứu do Hội đồng khoa học cấp cơ sở yêu cầu để xăng tự chế trong vòng một năm xem có bị biến màu hay không? Thực tế, xăng tự chế này vẫn còn bị biến màu. Bên cạnh đó, cần kiểm tra lại một số thông số bởi vì dùng xăng này vào buổi sáng, máy xe khó nổ.

Hơn nữa, đề tài này ứng dụng vào thực tiễn không phải dễ bởi vì loại nhiên liệu này cạnh tranh với doanh nghiệp số một của Nhà nước là Tổng cục dầu khí (nhưng dầu khí của Việt Nam thì vài chục năm nữa cũng sẽ cạn kiệt).

* Nghe nói, một số tổ chức nước ngoài đã đánh tiếng đòi mua công nghệ chế tạo loại xăng tự chế của KS Lê Ngọc Khánh?

- Đề tài này đã có một tổ chức nước ngoài muốn mua nhưng chúng tôi không bán mà để phục vụ trong nước. Lý do là, hiện nay, hàng năm Việt Nam có 31 tấn rơm rạ, ngoài việc để làm nấm ra có thể để sản xuất ra khoảng 10 triệu tấn cồn. 10 triệu tấn cồn này có thể sản xuất ra 10 triệu tấn xăng.

Việt Nam là một nước nông nghiệp chúng ta có thể tận dụng được nguồn rơm rạ vô tận năm nào cũng có và không nước nào có thể kìm hãm, cạnh tranh được.

Hơn nữa, công nghệ lên men rượu của Việt Nam không thua kém gì các nước. Để làm ra cồn công nghiệp thì không đòi hỏi công nghệ phức tạp như sản xuất cồn tinh khiết. Để chế tạo ra xăng tự chế thì chỉ cần cồn công nghiệp có nồng độ từ 90-950 là có thể dùng được rồi.

Chúng tôi cũng muốn đưa đề tài này nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn, nhưng phải đợi sự phê duyệt của Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước một cách bài bản thì mới thực hiện được.

Hiện ông Khánh rao bán công nghệ chế biến loại xăng tự chế nói trên với giá 6 triệu USD chứ thật ra, đã có đơn vị nước ngoài liên hệ với Viện Di truyền Nông nghiệp và trả giá tới 10 triệu USD để mua công nghệ chế tạo "xăng tự chế" đấy!

* Đề tài nghiên cứu này sử dụng nguồn kinh phí nào... Nhà nước hay tư nhân?

- Đề tài nghiên cứu này do doanh nghiệp tư nhân là Công ty Cổ phần Phong San, 536, đường Cộng Hoà, Tân Bình (TP.HCM) bỏ tiền nghiên cứu, chứ không sử dụng kinh phí Nhà nước.

* Với tư cách Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, ông đã ký Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở đối với xăng tự chế của KS Lê Ngọc Khánh. Hội đồng đã có đánh giá tốt về đề đề tài nghiên cứu trên... Nhưng xin lỗi Viện trưởng, ông đã có sử dụng thử loại xăng tự chế này chưa?

- Có chứ... Tôi đã dùng thử nghiệm loại xăng tự chế này 6 tháng nay rồi! Ở Viện, mọi người gọi đây là xăng sinh học. Hàng ngày tôi đi làm bằng chiếc xe DD đỏ, nhân viên của tôi nhìn thấy, lại hỏi "Viện trưởng đi xe dùng xăng sinh học à?". Tôi cười, bảo: "Ừ, tôi dùng xăng sinh học đấy!". Lúc nào, trong phòng tôi cũng có một can.

Theo VietNamNet

0 Comments:

Post a Comment

<< Home