ASEAN thảo luận tình hình giá dầu cao
Giá xăng dầu bán lẻ tại Thái Lan được điều chỉnh liên tục |
Trong khi đó giá dầu trên thị trường New York hôm qua lại tăng thêm 52 cent, lên 59,44 USD/thùng trước thông tin nguồn dự trữ tại Mỹ giảm bớt một triệu thùng và vì hậu quả từ cơn bão Dennis.
Hãng tin Reuters nhận xét rằng các nước ASEAN có chế độ trợ cấp giá dầu đang gặp nhiều khó khăn vì giá dầu ở mức cao: "Ngay cả những nước xuất khẩu dầu thô như Indonesia và VN cũng đang hứng chịu gánh nặng với mức giá xăng dầu địa phương được trợ cấp nặng nề trong khi giá dầu thế giới tăng gấp đôi trong vòng hai năm".
Hầu hết 10 thành viên ASEAN đều nâng giá xăng dầu bán lẻ ít nhất một lần trong năm nay, tuy nhiên mức giá này vẫn không thể so sánh với mức giá thực tế.
* Trong khi đó nội các Thái Lan chấp thuận thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng từ ngày 15-7. Theo đó các trạm xăng trên cả nước phải đóng cửa từ 22g đến 5g sáng hôm sau, các bảng hiệu dùng đèn điện tiêu thụ hơn 1kW phải tắt đi từ 22g.
Bộ Năng lượng Thái Lan dự tính các biện pháp này sẽ giúp tiết kiệm 6,8 tỉ baht (162 triệu USD) tiền nhập nhiên liệu mỗi năm.
S.N. (Theo Reuters, DPA)
Xe đò, xe tải tăng giá
TT - Chiều 12-7, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết sẽ giao cho các doanh nghiệp chủ động tăng giá cước vận tải hàng hóa với mức tăng từ 8-10%.
Ông Bùi Văn Quản - chủ tịch hiệp hội - giải thích: do mức giá dầu tăng và các chi phí dịch vụ của ngành vận tải như sửa chữa xe, giá vật tư phụ tùng cũng gia tăng nên chúng tôi quyết định điều chỉnh giá cước vận tải hàng hóa tăng 8-10% so với hiện nay.
Cụ thể, giá cước vận chuyển tuyến đường ngắn có cự ly dưới 200km tăng 10% và trên 200 km tăng 8%. Sở dĩ giá cước tuyến đường ngắn tăng cao hơn vì phải huy động xe nhiều lần, còn tuyến đường dài tăng thấp hơn vì trên đường về TP.HCM các xe tải có kết hợp chở thêm hàng hóa nên giảm được chi phí.
Ngay sau cuộc họp ban chấp hành hiệp hội chiều 12-7, hiệp hội thống nhất giao cho các doanh nghiệp đàm phán với khách hàng (chủ hàng) để thỏa thuận tăng giá cước 8% tuyến đường xa và 10% tuyến đường ngắn. Việc tăng giá cước vận tải vào thời điểm nào là do chính các doanh nghiệp chủ động đàm phán trên từng hợp đồng với các doanh nghiệp.
* Trong khi đó ở bến xe miền Đông, các doanh nghiệp vận tải đã thống nhất tăng giá cước 10% đối với tuyến TP.HCM - Bình Dương - Bình Phước vì ngoài giá xăng dầu tăng, khu vực này có nhiều trạm thu phí, tăng 7% đối với tuyến TP.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu. Tăng 8% đối với các tuyến còn lại từ miền Bắc, miền Trung trở vào Nam. Dự kiến tăng giá từ ngày 20-7-2005.
Chín doanh nghiệp vận tải xe đò chạy tuyến bến xe miền Tây TP.HCM về các tỉnh miền Tây đã đề nghị tăng 11% giá cước vận tải hành khách đối với xe đò loại 1 và loại 2. Cụ thể giá cước xe đò loại 1 từ 260 đồng/hành khách/km tăng lên 290 đồng; xe đò loại 2 từ 210 đồng hành khách/km tăng lên 240 đồng.
NGỌC ẨN
0 Comments:
Post a Comment
<< Home