Saturday, August 13, 2005

Giá dầu tăng: kịch chiến giữa cung và cầu

Giá dầu lên quá 67 USD/thùng!
09:31' 13/08/2005 (GMT+7)

Lần thứ bảy trong hơn 10 ngày, giá dầu lại lập kỷ lục mới và lần này đã vượt quá mức 67 USD/thùng sau khi có thêm nhiều tin tức cho thấy khả năng chế biến xăng dầu của thế giới khó có thể đáp ứng nổi nhu cầu đang tăng mạnh trên phạm vi rộng như hiện nay.

Soạn: AM 514868 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các nhà môi giới dầu tại phố Wall.

Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có ít nhất 14 sự cố lớn xảy ra tại các xưởng lọc dầu trên khắp nước Mỹ kể từ trung tuần tháng 7 tới nay. Các xưởng còn lại phải hoạt động tới 95% công suất nhưng vẫn không thể nào đáp ứng nổi nhu cầu xăng dầu cho những chuyến đi xa trong mùa hè của dân chúng.

Do đó, giá dầu giá dầu thô nhẹ giao tháng 9 vọt lên mức 67,10 USD/thùng đầu giờ sáng nay (13/8) trước khi hạ xuống chút ít ở mức 66,86 USD/thùng trên thị trường giao dịch dầu mỏ New York. Mức 66,86 USD/thùng vẫn cao hơn mức hôm qua tới 1,06 USD/thùng, tức tăng 1,6%.

Như vậy, chỉ trong hơn 10 ngày đầu của tháng 8, giá dầu đã tăng liên tiếp và đã bẩy lần lập kỷ lục: hôm 2/8 là 61,89 USD/thùng; hôm 6/8 lên mức 62,31 USD/thùng; hôm 8/8 lên 62,69 USD/thùng; hôm 9/8 đạt mức 64,27 USD/thùng; hôm 11/8 lại lên 65,01 USD/thùng; hôm 12/8 đạt mức 66,05 USD/thùng và hôm nay 13/8 vọt lên 67,10 USD/thùng.

Đây là mức cao nhất kể từ năm 1983, kể từ khi dầu được mang ra giao dịch chính thức trên các thị trường quốc tế.

  • Nhật Vy (Theo AP, Reuters)
14:43' 07/04/2005 (GMT+7)

Giá dầu lại lập kỷ lục mới và OPEC hứa hẹn tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/1ngày để làm dịu ''cơn khát''. Tuy nhiên, khả năng thì có hạn mà nhu cầu không ngừng tăng, vì thế giá dầu không dừng lại ở kỷ lục đó.

Nóng bỏng thị trường dầu mỏ.

Nói về chuyện kỷ lục giá dầu giờ bắt đầu trở nên buồn tẻ; giá dầu thường xuyên phá kỷ lục cũ, lập kỷ lục mới. Đương nhiên, nó có vẻ như buồn hơn đối với người tiêu dùng, những người ngày càng phải ''thò tay sâu vào ví hơn'' để moi tiền trả. Thực tế này có thể ngày càng tệ hơn trước khi nó trở nên khả quan. Tuần trước, Goldman Sachs đã công bố báo cáo dự đoán giá dầu lên tới 50 USD/thùng trong nhiều năm. Vào ngày 4/4, dầu thô nhẹ chạm sàn 58 USD/thùng lần đầu tiên.

OPEC đã phản ứng bằng lời hứa hẹn tăng sản lượng. Quyền tổng thư ký OPEC Adnan Shihab-Eldin tuyên bố, cartel này sẵn sàng tăng thêm 500.000 thùng/ngày nếu giá dầu vẫn cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường đang ''rất nóng'' đến nỗi hành động trên chẳng ích lợi gì. Nên nhớ, giá dầu cùng chỉ ''dừng lại lấy hơi'' sau quyết định tăng sản lượng của OPEC hôm 16/3 vừa qua.

Mới chỉ cách đây 6 năm, rất nhiều các chuyên gia dự đoán giá dầu chỉ dừng lại ở mức 10 USD/thùng trong tương lai gần. Tuy nhiên, các tác giả của bản báo cáo Goldman Sachs đã chỉ ra rằng, quy luật cung cầu đang gây ra một thế giới ''khát dầu''. Trong khi đó, sản lượng của ngành dầu khí tăng không đáng kể, điều đó khiến thị trường khó có thể đáp ứng được nhu cầu. Nga - nước mà các thị trường mong mỏi một sự ''cứu rỗi'' - đã phải chứng kiến cảnh sự tăng trưởng sản xuất dầu mỏ của mình đang ''hạ cánh'' và các nước ngoài OPEC đang phải ''còng lưng'' sản xuất hết mức có thể. Trong khi đó, ngay cả khi OPEC tăng sản lượng, ước tính 1,5 triệu thùng/ngày, cũng chỉ chiếm phần nhỏ trong kim ngạch hiện nay của các thành viên là 27,5 triệu thùng/ngày. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ước tính, trong năm 2005, nhu cầu dầu của thế giới là 1,81 triệu thùng/ngày. Như vậy, quy luật cung cầu đang đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Giới phân tích Goldman Sachs nghĩ rằng, giải pháp duy nhất có thể lấy lại sự cân bằng cung cầu trên thị trường chính là giữ mức giá cao trong một thời gian để buộc phải cắt giảm nhu cầu tiêu thụ. Điều đó sẽ cho các nhà sản xuất thêm thời gian để nâng cao sản lượng, như vậy có thể thoả mãn được nhu cầu và giảm nhẹ những cú sốc về cung - giống như cuộc chiến Iraq. Một phần nguyên nhân dẫn tới việc giá dầu tăng cao chính là thiên tai, bất ổn chính trị. Các nhà sản xuất lớn như Nigeria, Venezuela và Iraq đều đang trải qua khủng hoảng, những công ty bán các hợp đồng chuyển dầu trong tương lai đều tăng giá phòng rủi ro có thể xảy ra khi đến hạn hợp đồng đúng thời điểm khan hiếm dầu mỏ.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc tăng chi phí trên dường như vẫn chưa làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Khi giá dầu tăng mạnh trong những năm 70 và đầu những năm 80, người tiêu dùng đã sử dụng ít đi. Nhưng hiện nay, người tiêu dùng dường như chẳng mấy quan tâm. Trong vòng 20 năm qua, các nền kinh tế hoạt động ngày càng hiệu quả nhờ nhiên liệu, như vậy việc tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu chỉ chiếm phần nhỏ thu nhập. Các chính phủ cũng đánh thuế cao đối với xăng dầu để giá dầu thô chỉ chiếm phần nhỏ hơn trong thành phần giá mà người tiêu thụ phải trả. Và tại khu vực châu Á, nơi có nhu cầu lớn, giá nhiên liệu nhìn chung đều do chính phủ điều tiết, như vậy người tiêu dùng không bị tác động đáng kể. Năm 2004, giá năng lượng quốc tế tăng 40%, trong khi ở Trung Quốc chỉ tăng bằng một nửa.

Vì những lý do trên, các nhà phân tích Goldman tin rằng, giá dầu cần tăng, tăng nữa cho đến khi cầu bắt đầu ''yếu đi''. Theo mức giá thực (đã có điều chỉnh theo lạm phát), giá dầu tăng cao nhất ''mọi thời đại'' vào năm 1980, khoảng 90 USD/thùng. OPEC thấy doanh thu giảm mạnh khi người tiêu dùng ''thắt lưng buộc bụng''. Goldman cho rằng, giá dầu phải tăng đến mức hơn 100 USD/thùng thì người tiêu dùng bây giờ mới phải ''thắt lưng buộc bụng''.

Nhu cầu

Giá dầu tăng khiến các nước nhập khẩu dầu mỏ phải lao đao, đặc biệt nếu giá dầu duy trì ở mức cao. Phải vật lộn với giá nhiên liệu cao chót vót sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát đình đốn - lạm phát tiền tệ mà không có tăng nhu cầu và công ăn việc làm một cách tương ứng. Điều đó sẽ ''ăn mòn'' thu nhập và gây bất ổn cho nền kinh tế. Với lý do đó, IEA đã đưa ra dự thảo báo cáo về những giải pháp cần thiết xây dựng một chương trình khẩn cấp đối phó với tình trạng giá dầu cao.

Để đối phó với tình trạng giá dầu tăng cao, Giám đốc điều hành IEA gợi ý nên chấm dứt trợ giá nhiên liệu. Châu Á dự kiến sẽ góp vào 40% tổng tăng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2005; hãy để những tín hiệu giá trên thị trường đến với người tiêu dùng, điều đó sẽ góp phần đẩy cung ngang bằng với cầu trước khi bùng phát một cuộc khủng hoảng.

Về lâu về dài, năng xuất khai thác, chế xuất toàn cầu phải được nâng lên. Giá dầu tăng sẽ kích thích các công ty tăng cường thăm dò khai thác. Các gã khổng lồ dầu lửa như Shell buộc phải điều chỉnh lại trữ lượng dầu chưa được bơm, một áp lực lớn phải tìm ra các giếng dầu mới để tồn tại. Tuần này, ChevronTexaco tuyên bố mua lại Unocal với giá 16,4 tỷ USD, điều đó sẽ tạo điều kiện cho cartel này đẩy mạnh hoạt động khai thác và phát triển.

Tuy nhiên, để có một ''công suất'' mới thì phải mất nhiều năm, trong khi đó nhu cầu dầu lửa thế giới vẫn không ngừng tăng mạnh. Giá dầu tăng ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế của nhiều nước công nghiệp, đặc biệt là Nhật Bản. Châu Âu dù gì cũng không ảnh hưởng nhiều nhờ vào mức thuế đánh vào nhiên liệu cao và nhờ vào tỷ giá có lợi giữa đồng EUR và USD. Bởi vì giá dầu tính bằng USD, đồng USD yếu hơn đồng EUR do đó giảm nhẹ được những thiệt hại do giá dầu tăng cao. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của Đức và Pháp vẫn còn chậm, vậy thì giá nhiên liệu cao còn lâu mới là ''cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng con lạc đà''.

Có lẽ, nước chịu thiệt hại nặng nề hơn cả chính là Mỹ, bởi vì nước này đánh thuế nhiên liệu thấp và giá dầu tính theo giá USD. Mỹ đang cố gắng thoát khỏi một cuộc suy thoái toàn cầu.

(Trần Kiên - Theo Economist)

0 Comments:

Post a Comment

<< Home