Giá xăng tăng: Chỉ còn là “ngày một ngày hai”!?
Xăng A92 có thể lên 9.700 đồng/lít
Nhiều khả năng người dân phải mua nhiên liệu với giá mới kể từ ngày mai, mức tăng dự kiến khoảng 900 đồng/lít với xăng A92. Tạm thời giá các loại dầu sẽ chưa điều chỉnh nhằm hạn chế cú sốc bên cung đối với sản xuất.
2 phương án mở biên độ tối đa 10% hoặc nâng giá bán định hướng đã được trình lên Chính phủ. Tuy nhiên, giá dầu trên thị trường thế giới biến động mạnh, nên ngay cả trong trường hợp tận dụng tối đa biên độ cho phép cũng không đáp ứng nhu cầu.
Cả 2 phương án đã được trình Chính phủ. Bộ Tài chính nghiêng về hướng mở biên độ tối đa 10% và cộng thêm 100 đồng giá định hướng với các loại xăng.
Như vậy, có thể từ ngày mai giá xăng A92 sẽ được niêm yết lên mức 9.700 đồng/lít.
Trước nhiều dự đoán giá dầu thế giới sẽ lên mức 70 USD/thùng, Bộ Tài chính đang nhanh chóng xây dựng phương án "thả nổi", để giá trong nước tăng giảm theo giá thế giới. Trong trường hợp nền kinh tế không chịu đựng được thì sẽ thả từ từ, vẫn giữ thuế 0% và Nhà nước tiếp tục chấp nhận bù lỗ.
Như vậy, thời điểm tăng giá xăng dầu đã cận kề, và người dân không quá bất ngờ với diễn biến mới. Việc bù lỗ cho doanh nghiệp để kìm giá nhiên liệu của Chính phủ là nhằm hạn chế đà tăng chi phí đầu vào với nền kinh tế.
Thực tế cho thấy cứ mỗi lần giá xăng, dầu trong nước điều chỉnh, một mặt bằng giá mới lại được thiết lập. Đây cũng là áp lực lớn đối với những chuyên gia làm công tác "bắt mạch giá". Do vậy, mặt hàng chịu tác động nhiều nhất đến các ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác là dầu vẫn đang được Bộ Tài chính cân nhắc. Đến chiều nay, phương án tăng giá với dầu hỏa vẫn chưa được đưa ra.
Theo VnEpress
Giá xăng tăng: Chỉ còn là “ngày một ngày hai”!?
Người tiêu dùng đang chờ đợi... bao giờ thì giá xăng tăng? - Ảnh: T.T.D. |
Các phương án điều chỉnh giá xăng sao cho kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định đã được các chuyên gia của Bộ Tài chính và Bộ Thương mại bàn tính khá kỹ lưỡng, tuy nhiên hai bộ vẫn chưa quyết được là sẽ chọn phương án nào: điều chỉnh tăng giá định hướng bán lẻ hay mở biên độ đến mức tối đa (+/- 10%). Không đề cập cụ thể các phương án hai bộ đã bàn tính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá chiều qua (15-8) cho biết cả hai phương án đều đã được trình lên Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Hiện nay, các DN đầu mối nhập khẩu cho biết mỗi lít xăng nhập về đang lỗ 500-700 đồng, còn với dầu các loại lỗ gần 2.000 đồng. Vì vậy, theo phân tích của các chuyên gia, việc mở rộng biên độ giá +/- 10% (tức tăng thêm khoảng 880 đồng/lít xăng A92) có thể giúp tạm thời giảm sức ép cho các DN đầu mối nhập khẩu và các đại lý bán lẻ xăng dầu. Đây cũng là giải pháp hợp lý để sớm thực hiện đầy đủ các qui định của quyết định 187/2003 của Thủ tướng Chính phủ về qui chế kinh doanh xăng dầu đưa giá xăng dầu vận động theo đúng giá thế giới. Tuy nhiên, nếu giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục biến động mạnh thì ngay cả việc tận dụng tối đa biên độ cho phép cũng sẽ không đáp ứng nhu cầu.
Chính vì vậy, khả năng được nhiều chuyên gia dự đoán là việc điều chỉnh giá xăng sẽ kết hợp cả hai hình thức (vừa mở rộng biên độ, vừa điều chỉnh nhích giá bán lẻ thêm 100-200 đồng/lít) và dự kiến giá xăng có thể tăng thêm khoảng 900 đồng/lít (đối với xăng A92). Việc điều chỉnh giá xăng dầu có thể sẽ được thực hiện chỉ “ngày một ngày hai” và trước mắt chỉ giới hạn đối với giá xăng, chưa áp dụng đối với các loại dầu để hạn chế cú sốc đối với sản xuất.
Một yếu tố quan trọng để cân nhắc việc điều chỉnh giá xăng dầu, theo cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, là để khắc phục tình trạng buôn lậu xăng dầu đang tăng mạnh ở các tỉnh biên giới phía Nam.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Nguyễn Đức Thịnh mới đây đã phải ký công văn khẩn yêu cầu chi cục QLTT các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp tập trung toàn bộ lực lượng cho công tác chống xuất lậu xăng dầu qua biên giới, phân công các nhân viên QLTT bám sát trực tiếp từng cây xăng có dấu hiệu tiếp tay cho hoạt động xuất lậu để giám sát việc mua bán, báo cáo tình hình cụ thể hằng ngày. Mặc dù vậy, theo ông Thỏa, việc hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới bằng các biện pháp hành chính, kiểm tra, kiểm soát chỉ có thể đạt kết quả ở mức nhất định một khi chênh lệch giá xăng dầu giữa VN và Campuchia vẫn còn ở mức cao (2.000-3.000 đồng/lít) như hiện nay.
Bộ Thương mại cũng vừa có công điện khẩn chỉ đạo Cục QLTT giám sát chặt chẽ việc kinh doanh của tất cả các cây xăng trong nội địa nếu phát hiện hành vi găm hàng, bán cầm chừng với mục đích đầu cơ để hưởng lợi khi xăng dầu chuyển sang giá mới thì sẽ xử phạt nghiêm.
|
NHẬT LINH
0 Comments:
Post a Comment
<< Home