Saturday, September 03, 2005

Nước Mỹ tìm lời giải cho bài toán dầu mỏ


17:07' 02/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Giá dầu tăng vùn vụt, hàng tỉ đô la không ngừng đổ vào ngân khố những quốc gia xuất khẩu dầu như Iran, Ảrập Xêút. Trong khi ấy, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ lại đau đầu đi tìm lời giải: làm thế nào vừa đảm bảo đủ dầu cho nước Mỹ, vừa thực thi "nắm đấm" quyền lực của chú Sam trên sân khấu chính trị thế giới?

Nói cách khác, nước Mỹ đang đối mặt với vấn đề: Làm sao giảm bớt mức độ phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu?

Bài 1: Tình thế khó xử

Soạn: AM 531952 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nước Mỹ không thể thiếu dầu nếu muốn duy trì guồng máy công nghiệp khổng lồ...

96% hoạt động của nền kinh tế Mỹ duy trì được là nhờ vào dầu mỏ. Tuy nhiên, số lượng dầu có trên đất Mỹ không đủ đáp ứng nhu cầu. Người Mỹ buộc phải nhìn ra thế giới để tìm dầu. Tâm điểm chú ý của họ là Trung Đông - nơi có Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Vịnh Persian - giếng dầu khổng lồ của thế giới.

Mỹ đứng đầu bảng về mức độ tiêu thụ dầu. Năm 2004, trong khi Trung Quốc tiêu thụ 6,5 triệu thùng dầu/ngày thì Mỹ tiêu thụ tới 20,4 thùng/ngày và nhu cầu đang tiếp tục tăng.

Dự đoán trong giai đoạn 2000-2025, mức độ tiêu thụ dầu ở Mỹ sẽ tăng 44% và lượng dầu nhập khẩu của Mỹ sẽ vượt mức tiêu thụ năm 2001 của cả Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cộng lại.

Năm 2000, lượng dầu mà Trung Đông cung cấp cho nước Mỹ chiếm 24% tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ. Con số ấy vẫn không ngừng tăng theo thời gian. Dự tính tới năm 2025, lượng dầu nhập khẩu từ 11 quốc gia thành viên OPEC và vịnh Persian sẽ tăng gấp đôi.

Thế nhưng, Trung Đông không phải là vùng đất bình yên, mà trái lại đầy rẫy bất ổn với những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị và đặc biệt luôn thù địch đối với các "giá trị Mỹ". Tất cả vẽ lên một viễn cảnh không mấy sáng sủa cho tình hình an ninh năng lượng Mỹ.

Bất ổn từ những mỏ dầu

Ảrập Xêút - nhà sản xuất dầu "dễ thay đổi" nhất trên thế giới với khả năng tăng giá tới mức "cắt cổ" một khi thị trường có chiều hướng đi lên lại là nơi chiếm giữ 1/4 lượng dầu dự trữ trên toàn cầu và cũng là nơi cung cấp tới 63% tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ từ vùng Vịnh năm 2000. Khoảng 1/2 dung lượng dầu của nước này đến từ 1 mỏ. 2/3 được xử lý tại một nhà máy chế biến và 2 kho chứa trong đó 1 kho từng là mục tiêu tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan giữa năm 2002. Chỉ cần một vài vụ tấn công quy mô nhỏ nhằm vào vài cơ sở trọng yếu có thể làm ngừng việc cung cấp dầu trong 2 năm. Tất nhiên, lực lượng an ninh không phải lúc nào cũng ngăn chặn được.

Các chuyên gia kinh tế của IEA thừa nhận: "phải tiếp tục dựa vào "trụ cột Ảrập Xêút" để bình ổn thị trường dầu mỏ thế giới" và chỉ cần "nước ngày ngừng xuất khẩu dầu trong vài tháng thì toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào hỗn loạn".

Soạn: AM 531960 gửi đến 996 để nhận ảnh này
...Nhưng sau 145 năm khai thác, các mỏ dầu trên đất Mỹ bắt đầu cạn kiệt. Nghịch lý xảy ra: dầu nội địa đắt hơn dầu nhập khẩu...

Không chỉ ở Ảrập Xêút, những mỏ dầu lớn khác trên thế giới, các con đường vận chuyển dầu trên biển, hải cảng, đường ống, nhà máy lọc dầu... đều có thể bị các nhóm cực đoan nhỏ tấn công. Tại Iraq, Colombia, Ecuador, Nigeria và Nga, nhiều cơ sở dầu mỏ thường xuyên trở thành mục tiêu; bất ổn chính trị tại Venezuela, Iran và Nigeria cũng gây tác động tiêu cực cho những cơ sở chế biến dầu. Bên cạnh đó, dầu mỏ cũng là nguyên nhân gây ra đối đầu, nạn ly khai tại một số nước như Indonesia, Sudan, vùng Caspian và Trung Á.

Nghiêm trọng nhất là hiểm hoạ khủng bố nhằm vào các mỏ dầu. Al-Qaeda từng coi dầu "là núm ruột và là mạch máu của những chiến binh Thập tự". Tháng 4/2004, các phần tử khủng bố đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công quy mô lớn vào các cơ sở dầu mở tại Vịnh Persian. Ngay sau đó, thị trường dầu mỏ đã trải qua nhiều biến động với giá dầu tăng thêm từ 5-12 USD/thùng. Đây được coi là điểm khởi đầu cho loạt bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội trong khu vực.

Mặc dù đã chi tới 36% ngân sách cho quốc phòng, tới nay, Ảrập Xêút vẫn không thể tránh được những bất ổn xã hội và âm mưu tấn công từ bên ngoài nhằm vào các mỏ dầu. Sự cấu kết từ bên trong gây ra vụ đánh bom Riyadh năm 2003 và cuộc đọ súng tại Yanbu năm 2004, nỗ lực ám sát các quan chức an ninh Ảrập Xêút của Al-Qaeda và những hoạt động phá hoại diễn ra hàng tuần tại Iraq cho thấy rằng viễn cảnh của một thế giới phụ thuộc vào nguồn dầu từ Trung Đông không hề sáng sủa.

Một số nhân vật tại Washington tiếp tục "xì xầm" về khả năng giành lấy miền đông nhiều dầu của Ảrập Xêút một khi chế độ gia đình trị nhà Faad hiện nay tan rã.

Nhưng ngay cả khi Mỹ không nhập khẩu dầu và nền kinh tế Mỹ không phụ thuộc vào những nền kinh tế khác, thì nguồn cung cấp dầu của Mỹ vẫn không hề an toàn. Cơ sở hạ tầng tại Mỹ chưa được coi là "bất khả xâm phạm" và một nhóm người hoàn toàn có khả năng làm ngừng 3/4 nguồn cung cấp dầu, khí cho các bang miền đông kể cả Louisiana chỉ trong 1 tối. Thậm chí, một số nơi tại Mỹ dễ bị tấn công ngang với những vùng bất ổn nhất tại Vịnh Persian.

Soạn: AM 531970 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người Mỹ phải nhìn ra thế giới - OPEC nằm trong tầm ngắm!

Đôla dầu mỏ: Con dao hai lưỡi

2.200 tỉ USD nhờ bán dầu cho Mỹ kể từ năm 1975 đã được các nước láng giềng và đồng minh của Mỹ sử dụng để phục vụ nhu cầu phát triển.

Song một phần số tiền này cũng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu ăn tiêu hoang phí của chính quyền, gây ra sự mất cân đối trong nội bộ, phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt, hỗ trợ cho các hành động bạo lực phục vụ chính quyền và khủng bố trong đó gián tiếp bao gồm vụ tấn công 11/9 nhằm vào nước Mỹ.

Một trong những nhân tố bị nguồn đô la dầu mỏ tác động chính là quan hệ chính trị tại các nước bất ổn.

Trên thực tế, các nước thường trở nên bất ổn khi họ phát hiện ra dầu. Trong số 8 quốc gia không thuộc vùng Vịnh có nhiều triển vọng về dầu mỏ nhất là Angola, Azerbaijan, Colombia, Kazhakstan, Mexico, Nigeria, Nga và Venezuela, không một nước nào ổn định.

Tại một số nước, muốn mua quyền sở hữu một mỏ dầu trị giá nhiều tỉ đô la cũng đồng nghĩa với việc phải mặc cả với chính phủ và những "nhà buôn dầu" khác như các nhóm ly khai, tù trưởng, chúa đất và những ông trùm ma tuý.

Doanh thu từ dầu còn có xu hướng tạo ra những động cơ gia tăng nạn tham nhũng, mất cân bằng và đàn áp.

Lấy ví dụ như Nigeria, trong 1/4 thế kỷ qua, nước này đã thu được hơn 300 tỉ USD từ dầu mỏ song thu nhập bình quân của người dân Nigeria vẫn ở mức dưới 1 USD/ngày.

Đáng chú ý, nguồn thu từ dầu mỏ còn giúp một số nước tăng cường tốc độ quân sự hoá, điều kiện tiên quyết để những nước có tham vọng theo đuổi mục tiêu chính trị của họ, đi ngược lại "chiến lược của Mỹ".

Chỉ trong vòng 10 năm từ 1984-1994, tỉ lệ chi phí hàng năm cho quân sự trên tổng chi tiêu của chính phủ tại các nước thành viên OPEC cao gấp 3 lần so với các nước phát triển và cao hơn từ 2-10 lần so với các nước đang phát triển.

Điều này gây bất lợi cho chính sách đối ngoại của ông Bush "mở rộng dân chủ tại Trung Đông". Lẽ tất nhiên, các chính phủ sẽ chỉ tiến hành cải cách một khi họ không còn sự lựa chọn nào khác. Song một khi nhiều chính phủ Trung Đông vẫn dễ dàng tiếp cận những nguồn tài chính khổng lồ từ dầu mỏ, họ càng có nhiều cơ hội tránh "cải cách".

Ảrập Xêút có thể sẽ thu được thặng dư ngân sách lên tới 26 tỉ USD năm nay do giá dầu tăng quá cao so với dự đoán. Điều này có nghĩa họ có khả năng tiếp tục con đường "cũ" của mình, đút lót cho các thủ lĩnh Hồi giáo Wahhabi, cung cấp tiền cho quân đội và lực lượng Cảnh vệ quốc gia, thả sức chi tiêu cho các chương trình bảo trợ, đỡ đầu.

Khác với Ảrập Xêút, Iran lại đang theo đuổi một chính sách đối ngoại nhiều tham vọng với trọng tâm là phát triển vũ khí hạt nhân và nỗ lực tăng cường ảnh hưởng đối với nước láng giềng Iraq. Mục tiêu cuối cùng không gì khác ngoài việc thay chân Mỹ, trở thành lực lượng thống trị trong khu vực Trung Đông. Một khi Tehran vẫn tiếp tục thu được nhiều tiền từ dầu mỏ như hiện nay, rất khó để cản trở nước này. Thực tế là dù nạn tham nhũng hoành hành, Iran vẫn có nguồn dự trữ ngoại tệ lên tới 29,87 tỉ USD.

Chẳng đâu xa, ngay tại Mỹ La tinh, phong trào chống Mỹ đang ngày càng gia tăng nhất là ở Venezuela, quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Càng có nhiều đô la, xu hướng tách biệt khỏi ảnh hưởng của Mỹ càng gia tăng. Và từ Venezuela, tâm lý chống Mỹ đang bắt đầu lan sang Ecuador, Bolivia.

Vũ lực - sự lựa chọn bắt buộc

Tất nhiên, khi nguồn cung cấp dầu bị đe doạ, Mỹ sẽ buộc phải dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ. Ngay từ năm 1980, Học thuyết Carter đã nhấn mạnh: "Bất kì nỗ lực nào của thế lực bên ngoài muốn giành quyền kiểm soát vùng Vịnh sẽ đều được coi là hành động tấn công nhằm vào các lợi ích sống còn của Mỹ và...sẽ bị ngăn chặn bằng mọi biện pháp cần thiết kể cả vũ lực".

Vì lý do ấy, lực lượng quân sự Mỹ đã tham gia vào ít nhất 4 cuộc xung đột tại Trung Đông mà chưa thể bình ổn khu vực này.

Soạn: AM 532000 gửi đến 996 để nhận ảnh này
...Nhưng mảnh đất Trung Đông nóng bỏng đâu phải lúc nào cũng yên ổn...

Bất kì nguy cơ nào đối với ổn định khu vực như chiến tranh, các phong trào khủng bố, những cơ cấu chính trị thối nát, suy tàn đều được Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ quan tâm, giải quyết nhằm bảo vệ các "đường ống dẫn dầu".

Về mặt tài chính, chưa tính con số 54 tỉ USD do các nước đồng minh đóng góp, cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 đã tiêu tốn của Mỹ 7 tỉ USD. Các sử gia sẽ phải mất một thời gian dài để tranh cãi xem liệu Mỹ có gửi nửa triệu quân sang giải phóng Kuwait năm 1991 nếu như Kuwait chỉ trồng bông cải xanh mà không có dầu. Và phải mất vài chục năm nữa thì các nhà sử học mới có biết liệu Saddam có bị lật đổ một cách quá sốt sắng như vậy nếu như chính quyền của ông không kiểm soát những mỏ dầu lớn thứ 2 thế giới hay không.

Hệ quả trực tiếp của tất cả những hiểm hoạ trên là Mỹ sẽ đánh mất những "giá trị" của mình. Những "cây gậy" mà Mỹ muốn giơ ra sẽ không còn tác dụng, những nguyên tắc, lý tưởng Mỹ và cả chính sách đối ngoại cũng sẽ bị đảo ngược.

  • Huyền Trang

Bài 2: Đi tìm lời giải - "Tiết kiệm và Thay thế"

0 Comments:

Post a Comment

<< Home