Friday, June 30, 2006

Global Wind Power Expands in 2006


June 29, 2006 — By Earth Policy Institute

WASHINGTON, DC — "Global wind electricity-generating capacity increased by 24 percent in 2005 to 59,100 megawatts. This represents a twelvefold increase from a decade ago, when world wind-generating capacity stood at less than 5,000 megawatts. Wind is the world's fastest-growing energy source with an average annual growth rate of 29 percent over the last ten years. In contrast, over the same time period, coal use has grown by 2.5 percent per year, nuclear power by 1.8 percent, natural gas by 2.5 percent, and oil by 1.7 percent," says Joseph Florence of the Earth Policy Institute. (See www.earthpolicy.org/Indicators/Wind/2006.htm.)

Europe continues to lead the world in total installed capacity with over 40,500 megawatts, or two-thirds of the global total. These wind installations supply nearly 3 percent of Europe's electricity and produce enough power to meet the needs of over 40 million people. The European Wind Energy Association (EWEA) has set a target to satisfy 23 percent of European electricity needs with wind by 2030. EWEA also notes that Europe has enough wind resources to meet the electricity demands of all of its countries. Germany, the country with the most installed wind-generating capacity, now gets 6 percent of its electricity from its 18,400 megawatts of wind power. Spain, in second place with over 10,000 megawatts of capacity, gets 8 percent of its electricity from wind.

Denmark's 3,100 megawatts of wind capacity meet 20 percent of its electricity needs, the largest share in any country. It ranks fifth in the world in installed capacity. Denmark is also the global leader in offshore wind power installations, with 400 megawatts of existing capacity. Globally, over 900 megawatts of offshore wind capacity will be installed by the end of 2006, all in Europe.

The U.S. has installed 9,100 megawatts of wind power capacity. The U.S. wind industry installed a record-breaking 2,400 megawatts of wind power in 2005, up from installing just 370 megawatts in 2004 and 1,700 megawatts in 2003. This inconsistent growth is mostly due to the intermittent availability of the federal wind production tax credit (PTC) that currently stands at 1.9¢ per kilowatt hour. In mid 2005, Congress extended the PTC by two years, marking the first time lawmakers extended the tax credit without first allowing it to lapse. With the PTC guaranteed for the year, the U.S. wind industry projects that it will install 25 percent more capacity in 2006 than it did in 2005.

Canada's installed wind capacity of 680 megawatts at the end of 2005 is expected to increase to 1,200 megawatts by the end of 2006. While Canada's federal government targets the installation of 4,000 megawatts of wind energy by 2010, its more ambitious provincial governments plan to install a combined 9,200 megawatts by 2015.

Asian countries have installed nearly 7,000 megawatts of wind-generated electricity capacity. India has 4,400 megawatts of capacity, ranking fourth after Germany, the United States, and Spain. Wind power in China, currently at 1,260 megawatts, is beginning to flourish due to the country's new Renewable Energy Law. This law provides tax incentives and subsidies for wind power and targets the development of 30,000 megawatts of wind capacity by 2010. Ambitious as these goals are, experts within the Chinese wind industry report that China could produce 400,000 megawatts of wind capacity by 2050. For comparison, China's total electric power generation capacity at the end of 2003 was 356,100 megawatts.

While three-quarters of all wind power has been installed in only five countries, the wind power installed in the rest of the world has grown by an average of 35 percent per year over the past ten years. Australia's wind capacity almost doubled in 2005 to 710 megawatts. It leads the countries of the Pacific region, which, as a whole, have developed 890 megawatts. Latin America and the Caribbean have installed 210 megawatts of capacity. North African countries are also beginning to develop wind power and have installed 310 megawatts. Egypt and Morocco have installed 150 and 60 megawatts of wind capacity, respectively (See data at www.earthpolicy.org/Indicators/Wind/2006_data.htm).

Overall, the cost of wind power has decreased by nearly 90 percent since the 1980s to 4¢ or less per kilowatt-hour in prime wind sites. In some markets wind-generated electricity is cheaper than electricity from conventional energy sources. The cost of wind power has fallen due to advances in technology, declines in the costs of financing wind projects, and the economies of scale of turbine and component manufacturing and construction.

The explosive growth of world wind power is due in large part to its increasing technological sophistication. Modern turbines are taller and have longer rotor blades than the turbines of 20 years ago, allowing them to produce up to 200 times more power. Since the "fuel" for wind power is free and unlimited, 75 to 90 percent of the costs of generating electricity with wind lie in manufacturing and constructing wind turbines and connecting them to the grid. Once turbines are installed, the remaining costs are primarily turbine operation and maintenance, land-use royalties, and property taxes.

In the United States and around the world, energy markets are heavily regulated. Some 48 countries have regulations or laws in place that favor the growth of renewable energies. Examples of these include renewable portfolio standards that set a minimum for renewable energy purchases and tax incentives such as the United States' PTC. However, decades of political and financial support to fossil fuel industries often undermine the competitiveness of wind energy.

If environmental, social, and human-health costs were reflected in the economics of electricity generation, wind energy would become even less costly compared to energy derived from fossil fuels. Unlike conventional power plants, wind electrical generation does not release greenhouse gases that warm the climate or other polluting emissions.

Wind power provides more benefits than just affordable clean energy. The prices of wind-generated electricity are stable and not subject to the price volatility of fossil fuels. Wind power supports local economic development since the jobs, royalties, and tax revenues from wind-generated electricity production tend to stay in the community. And since wind is inexhaustible it offers long-term energy security that electricity derived from nonrenewable fossil fuels cannot.

Contact Info:

Joseph Florence
Earth Policy Institute
Telephone: (202) 496-9290 x 17
Email: jflorence@earthpolicy.org

Website : Earth Policy Institute


Send to a Friend

Printer Friendly Version

Dùng năng lượng mặt trời sấy hoa quả

Đề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu thiết bị sấy khô bằng năng lượng mặt trời" đã được đưa vào ứng dụng, đó là lò sấy vải khô được một hộ trồng vải tỉnh Bắc Giang sử dụng trong vụ vải năm nay. Lò sấy này đã khắc phục những nhược điểm của lò sấy vải thủ công đốt bằng than củi.

Theo TS.Phạm Ngọc Trinh, tác giả của lò sấy: "Tôi có ý tưởng nghiên cứu lò sấy bằng năng lượng mặt trời vì thấy thời gian nắng ở đây nhiều, phương pháp sử dụng loại lò sấy này vẫn dựa trên nguyên tắc dùng năng lượng mặt trời, tích nhiệt độ, thổi hơi nóng vào làm khô quả vải".

Số lượng vải sấy được nhiều hay ít phụ thuộc vào công suất của từng chiếc lò. Điều quan trọng là độ nóng ở mọi điểm trong lò đều như nhau, để khi quả vải đủ độ khô, khi ra lò, chúng phải đạt chất lượng đều như nhau.

Anh Nguyễn Văn Liệu, thôn Ba Gò, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam - Bắc Giang cho biết: "Loại máy sấy này sử dụng đơn giản, chất lượng quả tốt hơn, lòng vải dẻo, màu vàng đẹp. Hiện đã có khách đặt hàng với số lượng lớn để mang sang châu Âu"…

TS.Phạm Ngọc Trinh cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng cao năng suất và giảm giá thành bằng cách chỉ chuyển giao lắp đặt bộ thu nhiệt, chuyển giao công nghệ để bà con tự xây lò, như vậy giá thành sẽ giảm đi một nửa, nhiều hộ nông dân sẽ được tiếp cận công nghệ mới này.

Theo VTV

Iran

Iran: dầu thô chỉ là vũ khí cuối cùng
Thứ Năm, 29/06/2006, 17:15 (GMT+7)
TTO - Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran, Kazem Varizi-Hamaneh tuyên bố sẽ sử dụng khả năng xuất khẩu 2,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày như một “vũ khí tự vệ” trong trường hợp bị quốc tế đe dọa.

Đức có thể chấp nhận cho Iran làm giàu uranium
Thứ Năm, 29/06/2006, 13:45 (GMT+7)
TTO - Iran nên được cho phép làm giàu uranium với mục đích phát điện dưới sự giám sát của các thanh sát viên Liên hiệp quốc để đảm bảo nước này không tiến tới chế tạo vũ khí hạt nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết.

Thursday, June 15, 2006

VN: 15,8% năng lượng bị tổn thất


Năng lượng gió đã trở nên quen thuộc ở nhiều nước
Thiếu chính sách để thúc đẩy khai thác triệt để nguồn năng lượng tái tạo, trong khi tiêu dùng năng lượng còn lãng phí và chưa hiệu quả… Đó là vấn đề đặt ra tại Hội thảo "Phát triển năng lượng bền vững ở VN" được tổ chức vào ngày 14-6 tại Viện Goethe, Hà Nội.

Khoảng 80 nhà khoa học trong nước và một số chuyên gia năng lượng nước ngoài đã tham gia Hội thảo trên.

Phát biểu tại Hội thảo, GS Phạm Duy Hiển - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Cục kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân - cho biết nguồn năng lượng điện ở nước ta hiện chưa được sử dụng hiệu quả, còn tổn thất và lãng phí nhiều. Mức độ tổn thất có thể đến 15,8%, trong khi ở nhiều nước trên thế giới mức tổn thất chỉ vào khoảng 7-9%.

Mức độ tổn thất điện nhiều đến mức trong 5 năm tới, cứ giảm bớt tổn thất 1%, VN sẽ dôi ra 3,4 GWh (Giga watt-giờ), tương đương với sản lượng của một nhà máy công suất 500-600 MW. Trong khi đó, các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dự trữ than, dầu thô, khí đốt không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển điện năng sau năm 2020…

Năng lượng tái tạo: Nhanh, nhiều, tốt, rẻ!

Tới dự hội thảo "Phát triển năng lượng bền vững ở VN", về phía Đức có vị khách mời TS. Herrmann Scheer (Nghị sĩ Quốc hội Đức, Chủ tịch EUROSOLAR và Chủ tịch Ủy ban quốc tế về năng lượng tái tạo), ông Roman Ritter thuộc Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức và VN, cùng với đại diện các Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ kế hoạch và đầu tư và các hội khoa học ở VN.

Theo TS. Herrmann Scheer, năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, có thể đưa ra ứng dụng nhanh hơn so với các năng lượng khác.

Hơn nữa, phát triển năng lượng tái tạo đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí xây dựng trạm, không bị phá hoại môi trường, thoát khỏi sự phụ thuộc nhập khẩu nhiên liệu và sự cố rủi do là không đáng kể.

Đặc tính của năng lượng tái tạo giá thành ngày càng rẻ sau khi khấu hao, không có tính chất phức hợp và dễ vận hành, xây dựng trong thời gian ngắn, nếu là nhà máy sản xuất điện từ sức gió (phong điện) thì chỉ mất 1 tuần là có thể sử dụng được.

Một nhà khoa học khác, ông Nguyễn Thưởng cũng cho biết, tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối ở VN hiên nay khoảng 12%, ở một số nước trong khu vực khoảng 7%.

Để làm ra 1 USD giá trị gia tăng, VN tiêu tốn năng lượng nhiều hơn các nước trong khu vực khoảng 30-40%. VN không thể duy trì tăng trưởng GDP cao với cường độ năng lượng cao như hiện nay.

Điều đáng ngạc nhiên là, cho đến nay, vẫn còn nhiều nguồn năng lượng khác gọi là “năng lượng tái tạo” (hay năng lượng hoàn nguyên) như gió, mặt trời, nhiên liệu sinh khối (từ thực thực vật, động vật) mặc dù dồi dào nhưng vẫn chưa được thúc đẩy sử dụng để bổ sung cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt hoặc phát triển chưa theo kịp nhu cầu.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Quang Khải, Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Môi trường, VN hiện có hơn 25 triệu tấn sinh khối gỗ năng lượng, hơn 53 triệu tấn sinh khối phụ phẩm nông nghiệp… có thể cho ra hàng chục triệu tấn năng lượng.

Về dầu thực vật, trong khi một số nước đã nghiên cứu từ dầu thực vật để cho ra nhiên liệu sinh học (biodiesel) pha trộn với xăng để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ thì ở ta chưa có nghiên cứu, đánh giá toàn diện về nguồn năng lượng này.

Về năng lượng mặt trời, VN có số giờ nắng trung bình khoảng 2.000-2.500h/năm với tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150kCal/cm2/năm. Tiềm năng từ năng lượng mặt trời có thể lên khoảng 43,9 tỷ tấn năng lượng năm.

Về gió, mặc dù VN có nhiều nơi dồi dào về gió, nhưng hiện chỉ có một vài nhà máy phát điện từ gió với công suất không đáng kể… Theo một báo cáo tại Hội thảo, đã có nhà đầu tư trong nước đầu tư vào nhà máy phát điện bằng sức gió nhưng gặp trở ngại về chính sách nên 5-6 năm trôi qua, vẫn chưa xây xong nhà máy.

GS Phạm Duy Hiển (đứng, bên phải ngoài cùng) đang thảo luận cùng các chuyên gia Đức về việc sử dụng năng tái tạo ở VN
Nhiều nhà khoa học đã tỏ ra bức xúc khi cho rằng, VN chưa công bố một chính sách năng lượng quốc gia chính thức. Hiện nay, Bộ Công nghiệp vẫn đang trình Chính phủ thông qua chính sách năng lượng quốc gia (NLQG).

Cho đến nay, VN vẫn thiếu một Cơ quan quản lý và điều tiết năng lượng quốc gia. Chính vì vậy, sự phát triển năng lượng thiếu đồng bộ giữa các phân ngành, giữa các Tổng Công ty (dầu khí, điện lực, than).

Các nhà khoa học kiến nghị, Chính phủ nên thiết lập một Ủy ban Chính sách năng lượng quốc gia nhằm quản lý và điều tiết về hoạt động trong lĩnh vực năng lượng do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch với một văn phòng chính sách năng lượng quốc gia giúp việc.

Theo VietNamNet

Cần cân nhắc làm hay không làm nhà máy điện nguyên tử


Ông H. Scheer.

Tiến sĩ Hermann Scheer, Nghị sĩ Đức, Chủ tịch Ủy ban quốc tế về năng lượng tái tạo, cho rằng điện nguyên tử là phương án tốn kém và rủi ro, trong khi VN có thể bù đắp bằng các nguồn tự nhiên dồi dào khác như gió, sinh khối, mặt trời...

Ông đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi nhân chuyến thăm VN hôm qua.

* Ông đánh giá thế nào về kế hoạch phát triển nhà máy điện nguyên tử ở VN?

- Người ta nói đến việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử bởi họ không muốn chấp nhận là có năng lượng tái sinh, phủ nhận vai trò của năng lượng tái sinh. Hiện nay trên thế giới đang có một phong trào ủng hộ điện nguyên tử, xuất phát từ ngành công nghệ hạt nhân, được sự hậu thuẫn của Uỷ ban năng lượng nguyên tử quốc tế. Những người theo trường phái này lấy lý do phải tận dụng năng lượng nguyên tử để chống ô nhiễm khí hậu. Theo họ, năng lượng tái sinh không đủ để thay thế năng lượng còn thiếu, hoặc tốn kém quá, hoặc công tác xây dựng dài quá.

Nhưng cả 3 giả thuyết đó đều sai. Đấy là những khẳng định đơn phương phủ nhận khả năng thực tế của năng lượng tái sinh.

Giá thành điện nguyên tử bao giờ cũng đắt hơn giá mà người ta công bố. Họ nói là rẻ, nhưng thực ra họ đã không tính đến việc đầu tư hàng tỉ đôla xây dựng cơ sở. Nếu đưa cả cái đầu tư ban đầu vào thì đắt hơn nhiều. Còn nếu đã đầu tư rồi thì họ sẽ bảo rằng đã trót đầu tư thì phải quyết làm đến cùng. Đấy là chiến lược domino để xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Đó là còn chưa tính đến chi phí để xử lý rác nguyên tử. Vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết được, vì người ta phải lưu giữ rác trong hàng trăm nghìn năm. Chi phí đó họ tính vào đâu?

Thứ hai, trên thế giới này, tất cả các nước có nhà máy điện nguyên tử đều không có bảo hiểm. Bởi không có một doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân nào lại sẵn sàng bảo hiểm hoàn toàn cho điện nguyên tử. Vì vậy người bảo lãnh là nhà nước. Nghĩa là khi có sự cố thì cả xã hội phải nai lưng ra mà đền. Có thể nói sự suy sụp kinh tế của Liên Xô bắt đầu từ tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có những thảm họa tương tự nữa. Một vấn đề khác là nhu cầu nước cho các nhà máy điện nguyên tử để làm lạnh các lò phản ứng là cực kỳ lớn. Mà nếu lấy nước ở một nơi thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ thiếu ở nơi khác.

Trữ lượng uran cũng có mức độ. Uran khai thác chỉ đáp ứng được 70% nguyên liệu để làm các thanh uran, còn lại phải lấy từ ngành công nghiệp quốc phòng. Hiện nay trên thế giới có 440 nhà máy điện nguyên tử. Nếu giữ nguyên số lượng nhà máy như thế, thì sau 50 năm sẽ hết trữ lượng uran. Nhưng một số nước khác lại có chủ trương xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nên số lượng tổng cộng các nhà máy sẽ tăng lên, cho nên giá uran sẽ ngày càng đắt.

* Vậy giải pháp gì có thể thay thế cho điện hạt nhân?

- Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường: năng lượng hoá thạch còn rất ít và cả năng lượng nguyên tử cũng sẽ phải hết (chỉ có điều người ta đang cố đẩy quả bóng khó xử này đi xa thực tại mà thôi). Do vậy, phải phát triển năng lượng tái tạo, không phải một phần mà phải là tuyệt đối. Khác với năng lượng hoá thạch, năng lượng tái tạo chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên, và có thể xem là vô tận chừng nào mặt trời còn chiếu sáng.

"Các khảo sát của chúng tôi cho thấy tiềm năng điện bằng sức gió ở VN cỡ phải hàng nghìn MW trở lên, tương tự như nhà máy thuỷ điện Sông Đà" - ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Công ty đầu tư và phát triển năng lượng EDICO, đang chuẩn bị xây dựng trạm điện gió tại Mộc Châu, Sơn La, cho biết.

Hãy hình dung mỗi ngày năng lượng mặt trời có thể đem lại sản lượng gấp khoảng 15.000 lần nguồn năng lượng hoá thạch có thể đem lại, thì bạn sẽ thấy nó vô tận như thế nào. Song người ta lại bảo rằng năng lượng tái tạo không có tương lai, và đây là tư duy sai lầm của chúng ta.

Theo tôi biết, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của VN đến năm 2017 sẽ đi vào vận hành, với công suất khoảng 2000 MW. Như vậy các bạn mất 10 năm xây dựng, và suốt thời gian đó sẽ không có 1 kW nào được sinh ra. Trong khi thực tế các bạn có thể tạo ra lượng điện như vậy với 1.000 trạm điện gió, mỗi trạm có công suất khoảng 4 MW. Tổng cộng giá thành sẽ rẻ hơn, mà việc xây dựng mỗi trạm lại chỉ mất từ 3 đến 7 ngày!

VN có khả năng, có điều kiện để làm điều này vì các bạn có cả thủy điện. Thuỷ điện và điện gió bổ sung cho nhau rất tốt. Khi lượng gió trong ngày không đủ thì bù đắp bằng thuỷ điện, vừa đảm bảo an toàn năng lượng, điều mà điện nguyên tử không giải quyết được.

* Theo ông, loại năng lượng tái tạo nào có tiềm năng thương mại hoá tại VN?

- Tôi cho rằng hấp dẫn nhất với VN trong giai đoạn hiện nay là thuỷ điện, tiếp đến là điện gió và sinh khối (gỗ, phụ phẩm, biogas....). Với nông thôn, nơi chưa có điện lưới thì dùng điện mặt trời. Còn việc phát triển các trạm điện mặt trời để hoà vào điện lưới thì là chuyện của sau này.

* Cần có giải pháp cụ thể nào để thực hiện điều đó?

- Đầu tiên VN phải có luật về điện tái sinh, để các nhà sản xuất tư nhân an tâm rằng điện do họ làm ra sẽ bán được cho nhà nước. Đồng thời phải quy định công khai về giá, chẳng hạn trong một thời gian nào đó giá sẽ giữ cố định, không tăng lên. Nhà nước cũng không được khống chế số lượng điện do tư nhân bán ra, lúc đó các nhà sản xuất nhỏ mới ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này.

Ngoài ra, theo tôi nhà nước nên khuyến khích chế tạo những thiết bị phục vụ sản xuất điện tái sinh trong nước, qua đó, sẽ kích thích sự phát triển nền công nghiệp năng lượng tái sinh. Mà điều này không thể làm với điện nguyên tử được (vì các bạn sẽ phải nhập toàn bộ).

* Ông cho rằng việc phát triển năng lượng tái tạo rất quan trọng đối với loài người, vậy tại sao các nước phát triển chưa đi theo con đường này?

- Đức là nước phát triển rất mạnh năng lượng tái sinh. Hiện nay đầu tư của chúng tôi cho năng lượng xanh cao hơn các loại năng lượng khác, và đã quyết định sẽ không sử dụng năng lượng điện nguyên tử. Hiện nay chúng tôi có 16 nhà máy điện nguyên tử, từ nay đến 2020 sẽ chấm dứt hoạt động của nhà máy điện nguyên tử cuối cùng.

Thụy Điển cũng làm tương tự như vậy, và Italy cũng quyết định sẽ làm như thế. Hiện nay, chỉ có 30 nước sản xuất điện nguyên tử, còn 170 nước là không. Các bạn đừng ngộ nhận cả thế giới đều làm nhà máy điện nguyên tử, và cũng đừng nghĩ rằng quốc gia không có điện nguyên tử là quốc gia hạng hai. Bởi vì những nước xây dựng nhà máy điện nguyên tử là những nước sẽ gánh khoản đầu tư rất lớn về xử lý hậu quả. Mà thường khi đã có 1 nhà máy điện nguyên tử sẽ có thêm những nhà máy nữa, bởi chỉ có 1 nhà máy thì không bõ làm kho lưu trữ. Cho nên, vấn đề làm hay không làm nhà máy điện nguyên tử là một quyết định rất cơ bản.

Các nhà quản lý phải nhớ rằng nhà máy điện nguyên tử là một công nghệ cực kỳ nguy hiểm và càng ngày càng đắt. Chỉ có điều ngày xưa người ta coi đấy là biểu tượng của sự tiến bộ. Ngược lại, điện tái sinh không có nguy cơ gì cả, nhưng lại đòi hỏi công nghệ hiện đại.

Tiến sĩ Herrmann Scheer được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu về năng lượng tái tạo trên thế giới, từng đoạt giải Nobel mở rộng, và được trao nhiều giải thưởng quốc tế danh giá nhờ những đóng góp cho việc sử dụng năng lượng tái sinh ở Đức. Ông cho biết:

- Nhân loại trong 50 năm qua đã sử dụng gấp đôi số năng lượng mà thế giới tiêu dùng suốt thời kỳ trước đó, chủ yếu tại các nước tiên tiến.

- Trong 15 năm qua, những hậu quả về môi trường do tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc gây ra lớn đúng bằng phần kết quả mà phát triển kinh tế đem lại.

- 40 nước đang phát triển hiện phải trả tiền cho nhập khẩu dầu khí lớn hơn số tiền họ thu được do xuất khẩu hàng hoá.

- Để sử dụng điện nguyên tử, người ta cần có 15 đến 20 mắt xích: Từ lúc xây dựng nhà máy - chuyển sang trạm điện cao thế - biến thế... mới đến tay người tiêu dùng.

- Để sử dụng năng lượng tái tạo (gió, mặt trời), người ta không cần mạng lưới phức tạp, hạ tầng cồng kềnh. Khoảng cách từ khai thác đến sử dụng rất gần nhau. Từ máy phát có thể đến thẳng nhà dân, phục vụ tại chỗ. Điều này sẽ giúp các nước độc lập về năng lượng.

- Chi phí cho quân sự để bảo vệ hệ thống năng lượng truyền thống tại Mỹ (ống dẫn dầu, lưới điện...) lớn hơn cả chi phí phát triển năng lượng tái tạo.

Theo VnExpress

Wednesday, June 14, 2006

Cần khuyến khích tư nhân đầu tư năng lượng tái tạo


22:10' 13/06/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Tối 12/6, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) đã có một buổi thuyết trình với chủ đề “Các khả năng phát triển năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á” . Một trong những nguồn năng lượng tái tạo chưa được chú ý khai thác triệt để ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Viện Năng lượng, cho đến nay Việt Nam mới khai thác được 25% nguồn năng lượng tái tạo còn lại 75 % vẫn chưa được khai thác.

Roman Ritter, một chuyên gia về năng lượng đã thẳng thắn nhận xét, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo nhưng chưa tận dụng, đặc biệt là năng lượng gió.

Để phát triển các loại năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học...), theo ông Roman Ritter cần phải có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân.

Mô hình các tháp điện bằng sức gió của Nhà Máy phong điện Phương Mai 1 tại Xã Cát Tiến, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định. Ảnh Website Tỉnh Bình Định.

Theo ông Roman Ritter, nhiều nước ở Đông Nam Á và Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp khai thác nguồn năng lượng tái tạo như xây dưng các nhà máy thuỷ điện nhỏ ở vùng nông thôn cũng như khai thác tiềm năng nguồn năng lượng gió.

Hiện nay, Việt Nam đã điện khí hoá đạt tới khoảng 80% toàn quốc. Còn 20% còn lại là các vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng việc xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn, nhà máy điện nguyên tử nhằm phủ kín lưới điện đến các nơi này cần phải mất 10 năm nữa với nhiều chi phí rất tốn kém. Đó là chưa tính việc xây dựng các trạm tải về các vùng kéo theo nhiều hao tổn trong truyền tải điện cũng như chi phí đầu tư xây dựng các trạm.

Vấn đề trên có thể giải quyết bằng cách khác như xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ và các nhà máy phong điện (điện từ sức gió) tại vùng cần điện khí hoá. Ban ngày, người nông dân đi làm có thể bán lại nguồn năng lượng không sử dụng đó cho nhà nước. Tối về, họ sẽ sử dụng nguồn năng lượng vừa sản xuất ra.

Như vậy, với mô hình này vừa tạo được thu nhập cho người dân, cung cấp được một nguồn năng lượng thiếu hụt cho nhà nước và nhà nước dần dần sẽ không phải trợ giá cho nguồn năng lượng với chi phí ít tốn kém. Kỹ thuật về phong điện có thể tiếp cận nhanh, dễ sử dụng và tránh được nhiều rủi do, đặc biệt là nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.Mô hình đã được áp dụng ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Trung Quốc

Kinh nghiệm ở Đức cho thấy, họ đã tiến hành xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ gió với công xuất 5MW với giá 1 triệu Euro. Mỗi một trạm có từ 2-3 hệ thống, trong vòng từ 5-7 năm học có thể hoàn vốn đầu tư. Ngoài ra, người dân đã thu được lợi nhuận rất nhiều từ việc bán điện cho nhà nước, khi mua qua nhà nước giá điện sẽ là 10 - 15 cent/kwh, nhưng giá điện của người dân bán lại cho nhà nước sẽ là 40-50cent/kwh.

Theo ông Roman Ritter, năng lượng tái tạo sẽ tạo ra rất nhiều lợi nhuận nếu thị trường hoá vấn đề này đến các doanh nghiệp tư nhân và để cho tư nhân đầu tư .

Sau bài thuyết trình trên của ông Roman Ritter, ngày 14/6, tại Viện Goeth, Hà Nội, sẽ diễn ra một buổi hội thảo với chủ đề "Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam" do giới chuyên gia năng lượng của Việt Nam và Đức tổ chức.

Nội dung của hội thảo sẽ đem lại những giải pháp, kinh nghiệm và hiểu biết về sự phát triển các dạng năng lượng tái tạo không gây ảnh hưởng đến môi trường, không cần nhập khẩu nhiên liệu và có thể sử dụng lâu dài ở Việt Nam.

  • Ngọc Huyền

rung Quốc phát triển nhiên liệu sinh học
15:24' 17/04/2006 (GMT+7)

Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010, Trung Quốc (TQ) sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học, trong đó có 5 triệu tấn Ethyl alcohol và 1 triệu tấn dầu diesel sinh học...

Phát triển ngành năng lượng nông, lâm trên quy mô lớn có thể thực hiện một cách hiệu quả việc phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm thiểu sự xâm lấn và mất đất.

Sử dụng một lượng lớn nhiên liệu sinh học có ý nghĩa đột phá trong việc thay đổi và bảo vệ môi trường của TQ.

So với nhiên liệu hoá dầu, nhiên liệu sinh học sinh ra rất ít tạp chất gây ô nhiễm môi trường như Nitrogen ô-xít và Sulphur ô-xít. Do sự hấp thu và thải Các-bon-níc của loại dầu này hình thành nên tuần hoàn các-bon trong tự nhiên, nên mức thải các-bon luôn thấp hơn mức bình thường của các loại năng lượng khác.

Hiện trạng và xu thế phát triển

Nhiên liệu sinh học (nhiên liệu xanh) sẽ góp phần tiết giảm chi phí năng lượng, đồng thời bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm. Ảnh minh hoạ từ www.indiamart.com

Từ đầu những năm 90, TQ đã bắt đầu nghiên cứu phát triển nguồn nhiên liệu và công nghệ chuyển đổi nhiên liệu sinh học (NLSH), dùng kỹ thuật truyền thống để sản xuất các sản phẩm dạng dầu và cồn từ cây lương thực và cây có dầu, nhưng các sản phẩm này lúc đó chỉ phục vụ trong ngành thực phẩm và công nghiệp nhẹ.

Năm 2001, TQ thực hiện quyết định pha thêm cồn (Ethyl ancohol) vào trong xăng, đồng thời Cục giám định chất lượng kỹ thuật nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với "Sự thay đổi nhiên liệu cồn " và " Xăng xe có pha cồn ". Nhà nước TQ đã đầu tư hơn 5 tỷ NDT để xây dựng 4 doanh nghiệp chuyên sử dụng nhiên liệu cồn trên toàn quốc, tổng năng suất trên 1 triệu tấn.

Từ tháng 10/2004, các tỉnh thành Hắc Long Giang, Hà Nam, An Huy, Cát Lâm, Liêu Ninh và một số khu vực thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Sơn Đông, Hà Bắc và Giang Tô đã bắt buộc sử dụng xăng cồn; đến năm 2005, ở những nơi trên ngoài quân đội và dự trữ quốc gia ra, các loại xe đều phải dùng nhiên liệu này thay thế các loại xăng dầu khác.

Giá của mỗi tấn lương thực để sản xuất nhiên liệu là 3.000NDT, sau khi gia công, giá của mỗi tấn nhiên liệu cồn là trên 4.000NDT.

Kỹ thuật trồng và công nghệ sản xuất nhiên liệu cồn của TQ hiện đã rất thành thạo, hiện tại sản lượng năm đã đạt tới 5.000 tấn. Các tỉnh Hắc Long Giang, khu tự trị Nội Mông, khu tự trị Dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, tỉnh Sơn Đông, tỉnh Liêu Ninh...đã xây dựng được các khu công nghiệp trồng trọt và gia công nhiên liệu cồn từ cây cao lương.

Giá thành sản xuất loại nhiên liệu này từ cây cao lương chỉ có 3.500NTD/tấn. Cứ 16 tấn cây cao lương có thể sản xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500kg dầu diesel sinh học. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao lương vẫn để dùng làm thực phẩm. Đây là loại cây có tính thích ứng cao, có thể chịu hạn, chịu muối, kiềm và ít sâu bệnh hơn các giống cây khác.

Mía - loại cây nguyên liệu đường quan trọng của TQ, thường được trồng ở các tỉnh phía Nam. Mía đã từng là loại cây xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng này, nhưng ngày nay, nhu cầu sử dụng đường mía đã bị giảm sút do sự xâm nhập của các loại đường tổng hợp, do đó khu vực trồng mía ở phía Nam chủ yếu dùng để sản xuất cồn, sản lượng mía của khoảng 2600m2 có thể chế biến được 1 tấn cồn. Cũng giống như cây cao lương, bã mía cũng có thể sản xuất ra dầu diesel sinh học.

So sánh lợi ích kinh tế

Lấy ví dụ từ cây cao lương, theo kinh nghiệm thí điểm của tỉnh Nội Mông, so với trồng ngô, mỗi mẫu (1 mẫu của TQ = 666,66m2) cao lương có thể tăng thu nhập 140 NDT. Cây đay cũng là loại cây tăng thu cao, tính theo mức sản lượng thấp nhất mỗi mẫu 450kg cũng thu được 630NDT.

Hiện tại giá thành của NLSH vẫn còn cao hơn của dầu lửa một chút, nhưng với sự phát triển của công nghệ, việc giảm giá thành sẽ là điều tất yếu. Ví dụ như Brasil, mỗi tấn cồn khi mới sản xuất có giá thành 800USD, cho đến nay, giá thành chỉ còn 300USD. Ngoài ra, do nguồn tài nguyên có hạn và không thể tái sinh, giá của dầu lửa chắc chắn sẽ tăng lên nên NLSH sẽ có sức cạnh tranh rất lớn.

Năm 2005, tỉnh An Huy là tỉnh tiếp theo đẩy mạnh sử dụng xăng cồn, sản lượng cồn của TQ sẽ đạt tới hơn 1 triệu tấn/ năm.

Tiềm năng phát triển và tương lai của ngành NLSH

Nguồn nguyên liệu NLSH của TQ chủ yếu phụ thuộc vào diện tích trồng trọt. Theo thống kê, tài nguyên đất có thể dùng cho ngành năng lượng nông nghiệp khoảng 7,6 triệu hec-ta vuông, nếu tính theo cây cao lương thì có thể sản xuất được 28,5 triệu tấn cồn và 14,25 triệu tấn dầu diesel sinh học, diện tích này không hề ảnh hưởng đến quy hoạch đất dùng trong nông nghiệp.

Diện tích đất tài nguyên dùng cho ngành năng lượng nông nghiệp khoảng 67,5 triệu hec-ta vuông, nếu tính theo cây hoàng liên và cây đay thì có thể sản xuất được 200 triệu tấn dầu diesel sinh học, diện tích này chỉ ảnh hưởng rất ít đến diện tích quy hoạch dùng trong ngành lâm nghiệp.

Ngoài ra, TQ còn nghiên cứu phát triển khai thác một loại nguyên liệu mới - Tảo. Khi nghiên cứu loại dầu sinh học từ tảo thành công và được đưa vào sản xuất, quy mô sản xuất loại dầu này có thể đạt tới hàng chục triệu tấn.

Mỹ vận dụng công nghệ sinh học hiện đại như nghiên cứu gien đã thực hiện tại phòng thí nghiệm năng lượng tái sinh quốc gia tạo được một giống tảo mới có hàm lượng dầu trên 60%, một mẫu có thể sản xuất được trên 2 tấn dầu diesel sinh học.

Đại học hải dương Thanh Đảo - TQ cũng đã nhận trách nhiệm nghiên cứu công nghệ nhân giống và trồng tảo biển, họ cũng đã có kinh nghiệm phát triển nguồn nguyên liệu tảo nước ngọt và tảo nước mặn. Nếu có thể kết hợp công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật nuôi trồng truyền thống thì sẽ có thể nuôi trồng giống tảo lấy dầu sản lượng cao trên quy mô lớn.

Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010, TQ sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học, trong đó có 5 triệu tấn Ethyl alcohol và 1 triệu tấn dầu diesel sinh học; đến năm 2020, sản lượng dầu nhiên liệu sinh học sẽ đạt tới 19 triệu tấn, trong đó 10 triệu tấn Ethyl alcohol và 9 triệu tấn dầu diesel sinh học.

  • Tuyết Nhung (Theo thông tin công nghệ sinh học và các nguồn tư liệu khác)