Sunday, October 30, 2005

100 triệu USD để biến rác thành điện -Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về hạt nhân

100 triệu USD để biến rác thành điện

TT - Công ty TNHH Đại Lâm vừa trình Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM báo cáo khả thi đầu tư xây dựng nhà máy biến đổi rác thành năng lượng.

Theo đó, Công ty TNHH Đại Lâm sẽ liên doanh với Công ty Entropic Energy (Mỹ) đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác rộng 100ha tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy khoảng 100 triệu USD, thời gian thu hồi vốn là 15 năm.

THU THẢO

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về hạt nhân

Lò phản ứng hạt nhân (Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt). Ảnh: VNN
Sáng 26-10, tại Đà Lạt (Lâm Đồng), hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học của 43 viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện... trong và ngoài nước đã tham dự Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân.

Hội nghị nhằm cung cấp thông tin, trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học về hạt nhân, bàn việc hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học hạt nhân...

Ông Đỗ Nguyên Phương - Trưởng ban Khoa giáo T.Ư nhấn mạnh ngành hạt nhân nước ta phải có chiến lược ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đến năm 2020, sớm cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp ứng dụng năng lượng hạt nhân vào đời sống và phát triển kinh tế kỹ thuật đất nước; cần xây dựng tiềm lực hạt nhân cho đất nước cả về nhân lực và các cơ sở nghiên cứu khoa học đủ mạnh, đủ tầm; mở rộng quan hệ quốc tế về lĩnh vực hạt nhân...

Theo Thanh niên

Thursday, October 27, 2005

Xe hơi tự sản xuất năng lượng

TTO - Một công ty Israel đã phát minh một chiếc xe độc đáo có khả năng tự sản xuất năng lượng bằng một hệ thống độc nhất vô nhị: hệ thống sản sinh khí hydro ngay bên trong xe bằng cách sử dụng các kim loại thông thường như nhôm và magiê.

Hệ thống này đã giải quyết được tất cả các vấn đề trở ngại có liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển và dự trữ khí hydro dùng cho xe hơi. Khi được thương mại hóa trong vài năm tới, hệ thống này sẽ được kết hợp chặt chẽ trong các xe hơi với chi phí chỉ khoảng tương đương những chiếc xe thông thường, và hoàn toàn không sinh ra khí thải.

Trong bối cảnh giá cả xăng dầu tăng vọt gần đây, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm những nguồn nhiên liệu thay thế xăng dầu, nhất là trong ngành công nghiệp ô tô. Công ty IsraCast gần đây đã tiết lộ ý tưởng sử dụng kẽm nguyên chất để sản xuất khí hydro bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời tại Viện Weizmann.

Hiện nay, Engineuity, một công ty của Israel cũng đã đưa ra một giải pháp mới hiệu quả hơn và chi phí cũng tương đối rẻ. Amnon Yogev, một giáo sư về hưu của Viện Weizmann, một trong 2 người sáng lập Engineuity, đã đưa ra phương pháp sản xuất khí hydro bên trong một chiếc xe. Phương pháp này cũng có thể dùng để sản xuất khí hydro cho pin nhiên liệu và các ứng dụng khác đòi hỏi khí hydro và/hoặc năng lượng hơi nước.

Biểu đồ hệ thống sản sinh khí hydro của công ty Engineuity

Xe hơi sử dụng khí hydro của Engineuity hoạt động bằng cách sử dụng các kim loại như nhôm, magiê để hình thành một cuộn dây dài. Bình khí trong các chiếc xe thông thường sẽ được thay thế bằng một thiết bị được gọi là hệ thống đốt cháy Metal-Steam sẽ tách riêng khí hydro và nước nóng. Đầu cuộn dây này được gắn vào hệ thống đốt cháy Metal-Steam cùng với nước, nơi nó sẽ được đốt nóng ở nhiệt độ rất cao.

Các nguyên tử kim loại sẽ kết hợp với khí oxy từ nước, tạo thành oxit kim loại. Kết quả, các phân tử hydro được giải phóng và được chuyển đến động cơ theo hơi nước. Chất thải rắn của quy trình này, được hình thành dưới dạng oxit kim loại, sau đó sẽ được lọc ra ở trạm nhiên liệu và được tái chế dùng cho ngành công nghiệp kim loại.

Bên cạnh tính tiện dụng, chi phí rẻ, cung cấp nhiều chất đốt, động cơ không sinh khí thải, hệ thống này còn hiệu quả hẳn hơn so với giải pháp sử dụng khí hydro. Theo Yogev, giá cả của hệ thống này chỉ tương đương với các loại xe thông thường.

T.VY (Theo Physorg)

Tàu hỏa chạy bằng biogas đầu tiên trên thế giới

TTO - Tàu hỏa đầu tiên trên thế giới chạy bằng biogas, nguồn năng lượng có thể hồi phục lại từ chất thải hữu cơ, đã chính thức đi vào hoạt động tại Thụy Điển vào hôm qua 24-10.

Sau khi chạy thử nghiệm thành công vào tháng 6 năm nay, chuyến tàu hỏa chạy bằng biogas đầu tiên đã khởi hành vào lúc 2g32 phút chiều giờ địa phương (12g42 phút giờ quốc tế). Peter Unden, giám đốc tiếp thị của công ty Svensk Biogas, công ty sở hữu chiếc tàu hỏa này cho biết "mọi thứ đều rất tốt”.

Chuyến tàu hỏa nối liền thành phố Linkoeping (phía nam thủ đô Stockholm) và thị trấn bờ biển phía đông của Vaestervik với chiều dài 80km. Lịch trình 1 chuyến/mỗi ngày, “tuy nhiên khả năng của chúng tôi là có thể thực hiện 2 chuyến hoặc nhiều hơn”, Unden nói. Chiếc tàu được trang bị 11 hộp gas, có thể chạy 600km mới phải tiếp nhiên liệu, tốc độ tối đa 130km/h.

Chiếc tàu chở được 60 hành khách, được làm từ chiếc Fiat, động cơ dầu diesel được thay thế bằng hai động cơ gas Volvo. Việc thay thế này đã khiến tàu hỏa thân thiện với môi trường hơn, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

“Tàu hỏa của chúng tôi không chạy bằng năng lượng thông thường, mà lại là nguồn năng lượng có thể hồi phục. Điều này rất có lợi cho hệ thống giao thông công cộng”. Và với biogas, không như dầu, người ta sẽ không còn phải dựa vào nguồn nhập khẩu dầu hỏa từ các nước khác. Thậm chí “người ta có thể tự mình sản xuất được năng lượng và điều này sẽ tạo ra việc làm”, Unden nói. Một ưu điểm khác của động cơ chạy bằng biogas là ít gây tiếng ồn hơn.

TƯỜNG VY (Theo AFP)

Chiến dịch 20%


Lưu thông ở New York. Tổng thống Bush hồi đầu tháng mười cũng đã công bố chính sách kêu gọi toàn dân tiết kiệm năng lượng bằng cách "Đi ít, đi chậm, đi chia sẻ và đi công cộng". Ông buộc phải đánh thẳng vào niềm tự hào của người Mỹ là mỗi người một xe rong ruổi vì giá dầu nay đã quá cao - Ảnh: Reuters

TT - Mở màn “Tuần tiết kiệm năng lượng” (lần 9), Tổ hợp Tiết kiệm năng lượng Anh (gọi tắt là Tổ hợp) đưa ra dự báo eo sèo: trong vòng 15 năm tới, người Anh sẽ phải “khai tử” phong cách sống trưởng giả, thụ hưởng tiện nghi vật chất hiện đại.

Trở về sinh hoạt kiểu nguyên sơ là qui luật tất yếu không thể tránh do tác động gọng kềm: năng lượng đặc biệt dầu thô - khí đốt trở nên khan hiếm trong khi hiệu ứng nhà kính xuất phát từ hàm lượng khí CO2 thải ra không ngừng tăng trong khí quyển làm Trái đất nóng lên.

Tổ hợp đề xuất chiến dịch “Giảm 20% năng lượng gia dụng” và được Công đảng cầm quyền hậu thuẫn. Chính sách này sẽ làm xanh mặt những ai quen đặt lối sống vật chất lên hàng đầu. Các gia đình ở Anh từ nay sẽ được vận động để không sở hữu quá một ôtô.

Ai mua sắm hơn một xe xem như có hành vi chống xã hội. Lại còn ưu tiên đăng ký cho xe phục vụ công cộng, hạn chế cấp biển số mới cho xe tư nhân. Mỗi người một xe lả lướt phố phường chỉ còn là ước mơ khó trở thành hiện thực trong 15 năm tới. Chính sách tiết kiệm năng lượng thò mũi vào sinh hoạt của từng gia đình. Thiết bị gia dụng từ nay cũng phải lột xác. Vì rằng tủ lạnh kết hợp ngăn đông tiêu tốn điện phải bị thay bằng loại chạn giữ thực phẩm tươi mát.

Sở thích tắm vòi sen cũng bị khuyến cáo vì đó là cách đơn giản nhất để lãng phí điện và nước. Nên nhớ tắm bằng nước nóng càng là lãng phí vì nước phải được đun bằng điện. Những sản phẩm công nghệ cao cũng có khả năng bị xem như “con ghẻ”. Màn ảnh truyền hình tinh thể lỏng, bàn chải đánh răng bằng điện... nay cũng bị kết án là “chống xã hội”.

Không những thế, các hộ gia đình từ nay được khuyến cáo thực thi một số biện pháp để tiết chế hao tổn điện; nào là trám trét mọi vết nứt ở tường, nào là tăng cường vật liệu cách nhiệt cho trần nhà. Thói quen để các thiết bị ở chế độ chờ (stand by) cũng bị cấm triệt để. Thậm chí có khuyến cáo rút hết các phích cắm điện khỏi ổ khi không dùng đến thiết bị hoặc khi rời khỏi nhà. Vừa tiết kiệm vừa an toàn cháy nổ.

Chính phủ Anh thậm chí còn hi vọng biến mỗi hộ gia đình thành “trạm” phát năng lượng tự cung tự cấp bằng cách triệt để khai thác các nguồn năng lượng tự nhiên như nắng, gió. Năng lượng khai thác này, nếu không dùng hết, được phép hòa ngược trở lại mạng lưới điện quốc gia và hộ gia đình sẽ được trả tiền “ngược” theo kilowatt/giờ hẳn hoi.

Chính sách phân bổ định mức khí thải CO2 vào khí quyển cũng được áp dụng nghiêm ngặt theo nhân khẩu và diện tích mặt bằng. Hộ nào dùng quá tải sẽ phải thương lượng mua hạn ngạch chưa dùng từ láng giềng (tương tự như các quốc gia đang mua bán hạn ngạch khí thải để đảm bảo tuân thủ Nghị định thư Kyoto). Tổ hợp không xem đó là chuyện đùa khi đề nghị hình thành bộ phận cảnh sát môi trường (green police) để chế tài nghiêm ngặt bất kỳ cá nhân hoặc hộ gia đình nào vi phạm qui định về hạn ngạch khí thải.

Tổ hợp tính toán khi cắt 20% năng lượng tiêu dùng trên định mức hiện tại, mỗi hộ tiết kiệm được 250 bảng/ năm tiền khí đốt và tiền điện. Bản báo cáo của Tổ hợp còn đưa ra dự báo khiến các nhà kinh tế hẳn phải nhăn mặt: hệ thống sưởi trung ương (của các tòa nhà), các máy điều hòa nhiệt độ rồi đây sẽ xếp xó (khi người ta quen trở lại với lối sống không cần các tiện nghi hiện đại đó).

MAI KIM ĐỈNH

Ô nhiễm ánh sáng đô thị: Cảnh báo từ Đà Nẵng

Buôn lậu xăng dầu vẫn tiếp diễn

Đi mua gom xăng dầu tại thị trấn Xuân Tô, Tịnh Biên, An Giang... - Ảnh: Đ.VỊNH

TT - Hiện nay tại một số cửa hàng ở huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) thường có dân Campuchia, dân địa phương mua xăng dầu số lượng lớn rồi vận chuyển bằng tắc ráng vượt băng đồng nước đổ qua Thum Đưng (Kirivong, Ta Keo, Campuchia).

Mỗi can xăng 30 lít bán cho dân buôn lậu qua mua tại chỗ giá 350.000 đồng, còn giao tại bên kia biên giới tới 400.000 đồng. Tại Đồng Tháp, hằng ngày vẫn có khá nhiều lượt phương tiện chở xăng dầu số lượng lớn ngược sông Sở Thượng, ngược các ngả kênh đổ lên Piem Cho, Preyveng.

Dọc biên giới Tây Nam vào mùa lũ hai bên liền một biển nước nên các phương tiện vận chuyển xăng dầu có thể... vượt biên bằng nhiều ngả.

ĐỨC VỊNH


Ô nhiễm ánh sáng đô thị: Cảnh báo từ Đà Nẵng

Với những con đường Đà Nẵng, tiêu chí tiết giảm nguồn điện dư thừa, tổ chức luồng sáng công cộng có định hướng là rất cần thiết

Cách đây 7 năm, khi các kỹ sư Công ty Điện chiếu sáng (cũ) đặt ra vấn đề tiết kiệm điện năng trên đường phố Đà Nẵng, nhiều người cho rằng không cần thiết.

Lý do là người ta “muốn” Thành phố nhiều ánh sáng hơn vào đêm, rực rỡ với ánh đèn. Không ai nghĩ rằng quan niệm này đã nảy sinh một nguy cơ cho đô thị Đà Nẵng: ô nhiễm ánh sáng.

Với những con đường Đà Nẵng, tiêu chí tiết giảm nguồn điện dư thừa, tổ chức luồng sáng công cộng có định hướng là rất cần thiết. Ngay khi vừa tiếp xúc để cung cấp các sản phẩm chiếu sáng cho đô thị Đà Nẵng gần 4 năm trước, những chuyên gia tư vấn của Tập đoàn Schréder (Bỉ) đã đưa ra cảnh báo “ô nhiễm ánh sáng” cho đô thị trẻ này.

Và mới đây, tại hội thảo chuyên đề về chiếu sáng đô thị, Schréder lại tiếp tục bày tỏ nỗi lo của mình về hiện trạng Đà Nẵng mất cân đối ánh sáng và khả năng ô nhiễm ánh sáng cục bộ. Theo diện tích bình quân và mật độ xây dựng hiện có, Đà Nẵng đang đối diện hiện trạng mất cân đối phân bổ nguồn sáng ban đêm, nơi quá thiếu ánh sáng và nơi quá dư thừa. Cộng hưởng cả 2 điểm này, là nạn ô nhiễm ánh sáng gia tăng.

Theo phân tích của các nhà chuyên môn, khi di chuyển trên đường phố Đà Nẵng về đêm, hầu hết người tham gia giao thông đều gặp phải 2 trở ngại. Thứ nhất là bị chói mắt do phương tiện ngược chiều rọi vào mặt mà nguồn sáng xung quanh không xóa được, chủ yếu vì đèn chiếu sáng công cộng không đủ mạnh. Thứ hai là bị lẫn tầm nhìn do nguồn sáng cấp không đủ, không đều giữa các luồng chiếu sáng khác nhau: đèn của các tòa nhà, đèn đường, đèn xe... Cả 2 đều gây ra hiện tượng “quáng gà” cho người tham gia giao thông, khiến tai nạn dễ xảy ra. Đó là chưa kể đến nạn lãng phí điện năng và lạm dụng ánh sáng nhân tạo làm ô nhiễm không gian.

Cũng như nhiều đô thị lớn khác, mấy năm qua, Đà Nẵng đã sử dụng các loại đèn chiếu sáng cường độ mạnh, thiếu tập trung, nhất là đèn chiếu sáng công cộng có mức độ quang học phát tán lớn. Dễ thấy hơn cả là các loại đèn trang trí, quảng cáo hiện vừa manh mún cục bộ, vừa dùng nhiều loại đèn chiếu hắt lên trời, kể cả đèn pha dùng trong chiếu sáng thể thao.

Các tòa nhà cao tầng, nhà ở liền kề mặt phố cũng sử dụng rất nhiều nguồn sáng thiếu chủ đề, phát sáng ngoài phạm vi cần thiết, sử dụng quá nhiều bóng điện ở một phạm vi nhỏ... Các loại đèn hình ống với độ phát quang thiếu tập trung vẫn được sử dụng nhiều. Tất cả đã cộng hưởng, tạo một quầng sáng mạnh trên bầu trời Đà Nẵng hằng đêm, làm ô nhiễm không gian và tầm nhìn thành phố - hiện tượng mà các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo vệ bầu trời đêm thế giới (IDA) kịch liệt phê phán.

Theo những nhà khoa học này, một bầu trời đêm nhìn trong sáng, thấy rõ các vì sao và ánh trăng, không bị các nguồn sáng nhân tạo cản trở, mới là bầu trời và không gian an toàn. “Nếu mỗi người dân đô thị không để ý mình có thấy mặt trăng trên đầu hay không, không thấy rõ bầu trời đầy sao khi đi trên các con đường lớn, chúng ta phải nghĩ đến những nguy hại của nạn ô nhiễm ánh sáng”, một chuyên gia chiếu sáng cảnh báo như vậy.

Ông Nguyễn Đắc Linh, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Niên (Đà Nẵng), một đơn vị chuyên thiết kế chiếu sáng đô thị cho biết, trong các dự án thiết kế chiếu sáng công cộng, tiêu chí chiếu sáng hợp lý, tiết kiệm và không gây ô nhiễm ánh sáng đã được đơn vị tập trung thể hiện. Song thực tế thi công một số dự án công cộng đã không diễn ra đúng với tinh thần đó. Hơn nữa, sự nỗ lực của một vài đơn vị cũng không thể khắc phục hết những nhược điểm chiếu sáng thiếu kiểm soát của một đô thị trẻ đang cố gắng thể hiện diện mạo rực rỡ.

Đã đến lúc các nhà quản lý phải có một cách nhìn tường tận hơn về vấn đề này, với những động thái can thiệp và kiểm soát cần thiết. Cụ thể, với những con đường Đà Nẵng, tiêu chí tiết giảm nguồn điện dư thừa, tổ chức luồng sáng công cộng có định hướng là rất cần thiết. Với các công trình xây dựng, cũng phải bố trí hài hòa các dạng cửa gương, tường che và hệ thống chiếu sáng trang trí.

Những sản phẩm đèn điện chiếu sáng tiết giảm điện năng, có màu sắc, quang thông giống ánh sáng tự nhiên và kiểm soát được cần được khuyến khích sử dụng. Có vậy, bầu trời những đô thị như Đà Nẵng về đêm mới tránh khỏi họa ô nhiễm, mỗi người dân mới cảm nhận được vẻ đẹp Thành phố dưới các nguồn ánh sáng đầy đủ và an toàn.

Theo Đầu tư

Monday, October 24, 2005

Ký kết dự án tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp


19:05' 21/10/2005 (GMT+7)

(VietNamNet)-Sáng 21/10, Bộ KH&CN và Chương trình phát triển LHQ (UNDP) đã ký kết dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với tổng ngân sách 29 triệu đôla, dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010.

Soạn: AM 593110 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lễ ký kết sáng 21/10

Dự án sẽ hỗ trợ cho khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc 5 lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng, áp dụng các biện pháp và công nghệ đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng. Ngoài ra, một quỹ hơn 1,9 triệu đôla sẽ được thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các nguồn vốn vay trong nước, phục vụ các dự án tiết kiệm năng lượng của riêng họ.

Thành công của dự án sẽ giúp Việt Nam tiết kiếm được một khoản năng lượng tương đương 136 nghìn tấn dầu, giảm 962 nghìn tấn khí CO2 phát thải hàng năm trong giai đoạn trên, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do giúp những doanh nghiệp này giảm chi phí về năng lượng. UNDP sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đối tác Việt Nam thực hiện dự án trên.

Theo ông Jordan Ryan, Điều phối viên thường trú LHQ và Đại diện thường trú UNDP, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng ở Việt Nam đang tạo ra sức ép lớn đối với năng lực cung cấp năng lượng của quốc gia vốn đã phát huy hết công suất. Nếu năng lượng không được sử dụng bền vững hơn thì trong tương lai VN có thể không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia. Giờ là thời điểm thích hợp nhất cho dự án này vì VN đang phải giải quyết nhu cầu tăng trưởng kinh tế trong khi tình trạng thiếu năng lượng ngày càng trầm trọng.

  • Minh Sơn

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong khai thác dầu khí


09:38' 24/10/2005 (GMT+7)

Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã thành công trong việc phát triển một số kỹ thuật khảo sát dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu, phục vụ công nghệ khai thác dầu tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam.


Trước đây, công nghệ khai thác dầu khí với phương pháp truyền thống bơm nước vào mỏ để duy

trì áp suất vỉa và đẩy dầu về vùng khai thác. Kiểm soát bơm ép nước và hạn chế ngập nước trong giếng khai thác là việc làm rất khó đối với các Cty khai thác.

Phòng thí nghiệm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt ) ứng dụng phương pháp đồng vị phóng xạ để đánh dấu khảo sát quá trình công nghiệp, nghĩa là kỹ thuật soi, dùng tia phóng xạ truyền qua lấp hình ảnh, một số kỹ thuật phân tích trực tiếp trên vật mẫu...

Gần đây, phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ được ứng dụng trong khai thác dầu khí để theo dõi sự di chuyển của nước bơm ép trong mỏ, chẩn đoán tối ưu hóa các quá trình công nghệ nhằm góp phần đảm bảo chất lượng, an toàn trong sản xuất và đời sống.

Công nghệ trên được Cty Khai thác dầu khí Việt Nam và quốc tế sử dụng khai thác trên thềm lục địa Việt Nam tại mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông... nhằm tăng cường hiệu quả khai thác.

Tiếp đó, Phòng thí nghiệm của Viện đã trúng thầu quốc tế, trị giá hợp đồng hơn 0,5 triệu USD trên mỏ Sư Tử đen trước nhiều Cty khảo sát lớn đến từ các nước Anh, Mỹ, Na Uy. Đó chính là một bằng chứng về ý nghĩa khoa học và giá trị kinh trị kinh tế của công nghệ mới này.

Từ đó Phòng thí nghiệm của Viện đã tham gia vào các "sân chơi lớn" trên thế giới như Chương trình hợp tác nghiên cứu quốc tế của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, Hiệp hội kỹ sư dầu khí Quốc tế SPE, Hiệp định Hợp tác kỹ thuật Vùng Châu Á Thái Bình Dương, Hợp tác với Tracer Technoiogies International của Hoa Kỳ.

Để có được kết quả đó, các cán bộ trong phòng đã phải tự bỏ kinh phí đi học tập ở nước ngoài, mời chuyên gia các nước sang giúp đỡ về chuyên môn, tự mua thiết bị nghiên cứu, tự trả lương cho cán bộ khoa học ngoài biên chế.

Đến nay, với thành công nghiên cứu ứng dụng, các nhà khoa học đã ký được nhiều hợp đồng giá trị lên tới 13 tỷ đồng, đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước hàng tỷ đồng, đóng góp trên 70% tổng doanh thu của Viện Nghiên cứu hạt nhân.

TS Nguyễn Hữu Quang - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - cho biết: Với phương châm "Lao động sáng tạo, phấn đấu không mệt mỏi, sử dụng các nguồn kinh phí, tích cực nghiên cứu khoa học", Phòng thí nghiệm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân đã nâng cao trình độ, thiết bị Phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn thế giới, tham gia vào dịch vụ kỹ thuật Quốc tế, mở rộng thị trường, ứng dụng trên các mỏ ngoài lãnh thổ Việt Nam.

"Máy lấy mẫu trên dầu giếng" là sản phẩm mới thiết kế, chế tạo đạt chứng chỉ quốc tế được nhiều Cty dầu khí đánh giá cao và có kế hoạch lắp đặt trên các giàn khoan ngoài biển.

Ngoài ứng dụng trong dầu khí, các nhà khoa học còn nghiên cứu phát triển ứng dụng trong các ngành công nghiệp khai thác: hóa chất, xây dựng, vật liệu, năng lượng... hợp tác với các trường đại học, tổ chức đào tạo truyền bá kiến thức về khoa học công nghệ hạt nhân tạo ra thị trường ứng dụng lâu dài. Đồng thời, Phòng cũng sẽ mở thêm hướng nghiên cứu "Địa vật lý hạt nhân" nhằm phục vụ công nghiệp thăm dò khai thác dầu khí, khai khoáng.

  • Theo TPO

Nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ có công suất 2000 đến 4000 MW

Nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ có công suất 2000 đến 4000 MW (10:42 20-10-2005)

Ông Lê Văn Hồng, Viện Phó Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam khẳng định rằng xây dựng nhà máy điện nguyên tử là giải pháp mà Việt Nam lựa chọn để đáp ứng nhu cầu điện năng quốc gia, dự báo sẽ vào khoảng 200 đến 230 tỷ KWh vào năm 2020.

Tại buổi họp báo chiều 19/10 nhân kết thúc hội thảo Việt-Pháp về công nghệ năng lượng hạt nhân dân dụng, ông Hồng cho biết theo kết quả tính toán của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, vào năm 2020, tổng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng trong nước chỉ có thể đáp ứng được 165 tỷ KWh. Để bù số 65 tỷ KWh còn thiếu các giải pháp như tiết kiệm, sử dụng năng lượng tái tạo hay nhập khẩu than và điện cũng chỉ đáp ứng 1/3 số này, tức là vào khoảng 20 tỷ KWh. Như vậy, Việt Nam vẫn còn thiếu khoảng 40 tỷ KWh mới đảm bảo đủ số điện năng tiêu thụ như dự báo, và điện hạt nhân sẽ là nguồn cung cấp ổn định cho Việt Nam lúc đó. “Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân không những giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất điện từ các nguồn sơ cấp”, ông Hồng nói.

Theo ông Hồng, nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại Việt Nam dự kiến có công suất 2000 đến 4000 MW, tương đương với sản lượng điện từ 14 đến 28 tỷ KWh. Hiện dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Theo Luật đầu tư, việc chọn đối tác chính thức để thực hiện dự án chỉ được tiến hành ở giai đoạn sau khi thực hiện nghiên cứu khả thi. Hiện nay, Việt Nam đang học hỏi kinh nghiệm và hợp tác rộng rãi với các nước công nghiệp hàng đầu về điện hạt nhân như Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Pháp. Riêng đối với Pháp, hai nước đã có hợp tác về việc xây dựng dự thảo Luật Năng lượng hạt nhân dân dụng, đào tạo nguồn nhân lực và giới thiệu công nghệ các loại lò phản ứng hạt nhân và cách thức lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Trả lời phóng viên TTXVN bên lề hội thảo, điều phối viên hợp tác quốc tế của Viện An toàn Bức xạ Hạt nhân Pháp (IRSN), ông Abdallah Amri nhấn mạnh rằng đảm bảo an toàn khi vận hành nhà máy điện nguyên tử luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Do đó, Việt Nam cần có một đội ngũ chuyên gia an toàn hạt nhân có trình độ cao và có khả năng làm việc độc lập, và đó cũng là điều mà IRSN quan tâm hỗ trợ Việt Nam. Hiện IRSN đã ký thỏa thuận với Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, theo đó cơ quan này sẽ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực để vận hành các nhà máy điện nguyên tử, đặc biệt là nguồn nhân lực trong lĩnh vực kiểm soát an toàn các lò phản ứng hạt nhân.

Về xử lý rác thải hạt nhân, ông Jean Claude Prenez, Giám đốc phụ trách các dự án quốc tế của Tập đoàn điện lực Pháp (EDF), cho biết đây cũng là vấn đề trọng tâm của nhiều cuộc thảo luận khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu. Riêng ở Pháp, chất thải từ các nhà máy điện nguyên tử chiếm thể tích rất nhỏ và các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải như chôn vùi sâu trong lòng đất hay thuỷ tinh hóa đã được sử dụng từ 50 năm nay.

Trưởng phòng hợp tác quốc tế của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, ông Trần Thanh Liễn cho biết dự kiến trong năm 2006, Pháp sẽ phối hợp với các đối tác Việt Nam tổ chức hội thảo về an toàn và kinh phí khi xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Ngoài ra, cũng trong năm 2006, có thể sẽ có triển lãm thứ hai về công nghệ năng lượng hạt nhân dân dụng tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều nước.


: Tổng hợp từ TTXVN và Báo Tiền Phong, 20/10/2005

Máy hóa hơi gas lỏng chạy bằng năng lượng hồng ngoại



KS. Phan Đình Phương (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng) và ông Phan Trọng Nghĩa (Giám đốc Công ty Sáng chế Công nghệ An Sinh) vừa đưa ra một giải pháp kỹ thuật mới làm hóa hơi gas lỏng bằng năng lượng hồng ngoại thay cho nguồn điện.

Tuy là một loại nhiên liệu cực kỳ dễ cháy nổ nhưng trong một số trường hợp, mặc dù được đốt bằng tia lửa mạnh, gas vẫn không thể cháy trong điều kiện rất tốt của lò đốt. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây sự cố đó là do gas đi vào lò vẫn còn ở trạng thái lỏng hoặc bị tạo nhựa nên không tạo được hỗn hợp cháy với không khí. Hiện nay, hệ thống cấp gas cho các nhà máy thường bố trí các máy hóa hơi sử dụng điện đun nóng để chuyển gas từ trạng thái lỏng sang hơi.

Giải pháp này có một số điểm tồn tại, đặc biệt là rất tốn điện, không thể điều chỉnh được công suất khi nhà máy cần tăng sản lượng, mỗi máy hóa hơi đã được thiết kế với một mức công suất xác định, khi cần tăng sản lượng sản phẩm phải mua thêm máy hóa hơi với chi phí hàng trăm triệu đồng, sau đó lại tiếp tục phải trả tiền điện do máy hóa hơi tiêu thụ. Phương pháp này có thêm nhược điểm nữa là dễ gây ngập lỏng, tăng áp gas, tạo cặn dầu và nhựa đường trong hệ thống gas, đa số máy hóa hơi không có chức năng phân biệt gas hơi hay lỏng vì không có bình và phao tách lỏng, nên khi sụt điện áp làm nhiệt năng giảm, hệ thống thường bị ngập lỏng làm tắt lửa, sau đó lại gây tăng áp và có thể làm nổ lò nếu khởi động lại không đúng cách. Ngoài ra, máy hóa hơi chạy điện tạo ra nhiều cặn dầu và nhựa đường làm tắc đường dẫn gas, tắt lò, gây hỏng các chi tiết đắt tiền trong dây chuyền, tăng chi phí gas, giảm chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm. Thực tế ở các nhà máy gạch men hay gốm sứ lớn cho thấy, môi trường phòng chống nổ khá kín nên tuổi thọ dây điện trở và khởi động từ giảm, nhưng rất khó xác định được định kỳ thay mới, thường gây trở ngại sản xuất vì lớp cách điện bị nứt vỡ đột ngột, muốn thay cũng phải ngừng lò.

Giải pháp mới có đặc điểm loại trừ điện ra khỏi kho gas để tránh nguy cơ cháy nổ gas do chạm chập điện. Giải pháp này cho phép thiết kế, chế tạo và lắp máy hóa hơi mới song song với máy hóa hơi chạy điện đã có, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sản xuất trong quá trình lắp đặt và vận hành máy. Máy hóa hơi mới làm việc hoàn toàn tự động suốt 4 mùa, cấp gas thỏa mãn mọi công suất, mọi thời điểm tăng giảm hoạt động của nhà máy, cụ thể là khi nhà máy nghỉ vì mất điện đột ngột hay vì nguyên nhân khác, máy hóa hơi tự động ngừng cấp gas, khi hệ thống hoạt động trở lại sẽ được cấp gas ngay lập tức. Giải pháp mới cũng không tạo thêm cặn dầu và nhựa đường trong hơi gas, không gây sự cố tắt lò, góp phần làm ổn định chất lượng sản phẩm. Các thông số nhiệt độ và áp suất trong toàn hệ thống bồn bể và đường ống ổn định, không gây ẩm ư­ớt rỉ sét thiết bị. Đặc biệt hơn, khi áp dụng giải pháp mới, càng tăng sản lượng thì càng tăng mức tiết kiệm năng lượng. Hệ thống mới sạch sẽ, không ồn, không ô nhiễm môi trường.

Giải pháp mới đã được Công ty Gạch men COSEVCO Đà Nẵng sử dụng an toàn tại hai nhà máy với hơn 300 tấn gas/tháng từ ngày 26 tháng 4 năm 2004 đến nay, thay thế hoàn toàn các máy hóa hơi Kagla Nhật Bản và Kosan Đan Mạch.

Công ty An Sinh cam kết tự bỏ toàn bộ vốn đầu tư mạo hiểm để khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, đưa vào vận hành máy hóa hơi chạy bằng năng lượng hồng ngoại song song với máy hóa hơi chạy điện đã có. Khi lắp xong chỉ cần đổi van là hoạt động, nếu có trục trặc sẽ lập tức dùng lại máy hóa hơi chạy điện.


TRÀNG DƯƠNG

Tàu hỏa sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên của châu Âu
(21/10/2005 21:59)
Ý vừa trình diễn tàu hỏa sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên của châu Âu, thông tin từ hãng thông tấn Ý ANSA.

Xem tiếp ...

Biến rác thành dầu diesel
(21/10/2005 21:48)
Doanh nghiệp tư nhân Đại Hải tại thành phố cảng Hải Phòng đã thành công bước đầu trong việc biến rác thành dầu diesel với một dây chuyền khép kín có công suất xử lý 5 tấn rác/ ngày.
0 Ý kiến phản hồiXem tiếp ...

Wednesday, October 19, 2005

Công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân VN?


Công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân VN?
04:07' 19/10/2005 (GMT+7)

(VietNamNet)-Dự kiến Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) vào khoảng năm 2020. Tuy nhiên, nên sử dụng một hay nhiều công nghệ? Để làm rõ hơn về vấn đề này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Tiến Nguyên, nguyên Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, bên lề Hội thảo Công nghệ Pháp-Việt.

Soạn: AM 589898 gửi đến 996 để nhận ảnh này
PGS TS Nguyễn Tiến Nguyên, Trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường. (Ảnh: Hương Giang)

*Gần đây Việt Nam đã phối hợp với Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... tổ chức nhiều hội thảo nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phát triển ĐHN. Theo ông, trong tương lai Việt Nam nên lựa chọn một hay nhiều công nghệ?

-Tôi cho rằng Việt Nam nên thúc đẩy các đối tác thành lập một consortium gồm nhiều nước để làm việc với Việt Nam về ĐHN, chẳng hạn như consortium gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Nga... Trong trường hợp như thế sẽ có rất nhiều thuận lợi, vì consortium huy động được nhiều vốn hơn, tạo mối quan hệ đa phương bền vững, lâu dài và một rào chắn chính trị, nghĩa là các nước tham gia đều có quyền lợi, giảm ''sự đối đầu'' giữa họ với nhau. Còn Việt Nam có thể lựa chọn điểm mạnh công nghệ của từng đối tác, chẳng hạn như Nhật Bản mạnh về điện tử, điều khiển... Nói cách khác ta có thể kết hợp ưu điểm công nghệ riêng của nhiều nước khác nhau vì một nhà máy ĐHN rất lớn, nhiều thiết bị, phụ tùng. Làm như thế sẽ tốt hơn so với chỉ có một đối tác.

*Vậy có sợ công nghệ của các nước không đồng bộ với nhau?

Thực ra hiện nay công nghệ của các nước tương đối chuẩn hoá, thiết kế theo xu hướng modul hoá nên có thể giải quyết được những vấn đề đó, chẳng hạn như hệ lò phản ứng của nước A và hệ điều khiển của nước B có thể phối hợp với nhau. Một số nước như Hàn Quốc đã làm như vậy. Do đó phải xem xét, cân nhắc kỹ.

*Dự kiến tới năm 2020 Việt Nam sẽ có nhà máy ĐHN đầu tiên. Tuy nhiên hiện vẫn chưa lựa chọn được công nghệ. Vấn đề này có làm chậm kế hoạch đó không?

Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng , mức độ huy động tối đa khả năng các nguồn năng lượng nội địa của VN tới năm 2020 có thể đạt 165 tỷ kWh, trong đó thuỷ điện chiếm 58 tỷ, nhiệt điện khí 78 tỷ, nhiệt điện than 37 tỷ và năng lượng mới 2 tỷ kWh.

Khi đó VN còn thiếu khoảng 36-65 tỷ kWh. Nhập khẩu điện và than để giải quyết sự thiếu hụt này không phải là phương án tối ưu nếu nhìn nhận từ góc độ an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.

Do vậy, ngoài các nguồn năng lượng tái sinh như gió, mặt trời, năng lượng sinh khối..., phát triển điện hạt nhân là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Chắc là sẽ chậm vì Việt Nam vừa mới hoàn thành Dự án nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên và trình Thủ Tướng Chính phủ. Sau đó sẽ là giai đoạn khả thi, chọn địa điểm xây dựng, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu... Những công đoạn này phải mất vài năm. Còn kể từ khi khởi công xây dựng thì phải mất 7 năm mới hoàn thành xong nhà máy. Do vậy, nếu định năm 2020 có nhà máy ĐHN thì bây giờ ta phải tiến hành rất quyết liệt rồi, nhưng hiện nay lại chậm.

*Xây một nhà máy ĐHN gồm 2 tổ máy tại một địa điểm tốn khoảng 4 tỷ đôla trong khi tuổi thọ của một nhà máy thường là 40-50 năm. Vậy khả năng thu hồi vốn sẽ như thế nào và giá điện hạt nhân có cao hơn giá điện từ các nguồn trong nước hiện có?

Khả năng thu hồi vốn khá nhanh song còn phụ thuộc vào cơ cấu vốn, liệu đó là vốn vay trả chậm hay vốn của Việt Nam. Hiện so với các nguồn trong nước thì giá điện hạt nhân cao hơn. Nếu so với giá nhập khẩu thì ĐHN cạnh tranh được. Tuy nhiên, trong vấn đề năng lượng, ngoài giá còn có vấn đề an ninh năng lượng quốc gia và nhiều khi cũng phải trả giá cho cái đó. Chẳng hạn nếu ta phải nhập khẩu than thì sẽ gặp khó khăn do tình hình an ninh trong vận chuyển, giá than dao động không kém giá dầu trong tương lai...

*Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng xây dựng nhà máy ĐHN ở VN hiện không an toàn do tình trạng thất thoát trong xây dựng cơ bản, nhập khẩu công nghệ và thiếu nguồn nhân lực?

Điều đó đúng. Hiện nay ta chưa đủ nhân lực và tác phong cũng chưa được. Tuy nhiên, phải nhìn rộng. Chẳng hạn trong xây dựng hiện có nhiều thất thoát nhưng các bạn có tin là tới năm 2020 tình hình sẽ được cải thiện? Điểm thứ hai là nếu ta quyết tâm đào tạo và tập trung một lực lượng tinh nhuệ thì sẽ làm được. Có những lĩnh vực đòi hỏi độ an toàn rất lớn mà ta vẫn đảm bảo được như an toàn hàng không, công nghệ dầu khí, công nghệ đóng tàu, xây dựng thuỷ điện. Vấn đề là phải biết tập trung, có những điểm nhấn, kể cả nhân lực, kỷ luật.

*Trước khi xây dựng nhà máy ĐHN tại một địa điểm nào đó sẽ phải thăm dò ý kiến người dân. Vậy nếu người dân phản đối?

Bản thân tôi đã chủ trì triển lãm ĐHN ở Ninh Thuận và Phú Yên, hai vùng được xếp hạng ưu tiên đặt nhà máy ĐHN đầu tiên. Trước khi tổ chức hội thảo và thuyết trình thì đại đa số người dân phản đối. Nhưng sau hội thảo và thuyết trình thì đại đa số lại ủng hộ. Vấn đề là phải chuẩn bị rất kỹ, cụ thể là cung cấp thông tin trung thực.

Xin cảm ơn ông!

  • Minh Sơn (thực hiện)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Việt Nam sẽ có luật hạt nhân vào năm 2007
Xu thế điện hạt nhân: Thế giới vẫn phân cực!
Nên hay không xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam?
Trung Quốc đầu tư gần 50 tỉ USD vào điện hạt nhân
Tiếp tục khẳng định điện hạt nhân
Ngành hạt nhân: Thiếu nhân lực trầm trọng!
23:24' 17/10/2005 (GMT+7)

Nếu mỗi năm, Việt Nam đào tạo được 70-100 người thì phải sau 12 đến 15 năm nữa mới có đủ số cán bộ chuyên môn để vận hành nhà máy điện hạt nhân. Theo Viện Năng lượng nguyên tử, tình hình nhân lực cho ngành hạt nhân nói chung và cho chương trình điện hạt nhân hiện nay ở nước ta là không mấy sáng sủa!

Nếu như tại các khoa của mọi trường đại học, thí sinh nộp hồ sơ dự thi vào trường luôn phải chen chân quyết liệt thì từ hơn chục năm nay, các khoa vật lý hạt nhân ở các trường ĐH chính như Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn rơi vào tình trạng ế ẩm, điểm chuẩn dù hạ thấp hơn hẳn những ngành khác nhưng chẳng mấy khi thu hút đủ sinh viên theo học.

  • Mỗi năm, chỉ đào tạo được... vài chục người!

Thi vào đại học nhiều, nhưng số người thi và vào học ngành hạt nhân chỉ vài ba chục người mỗi năm... Trong ảnh: Một kỳ thi tuyển sinh vào đại học

Đào tạo nhân lực cho khoa học hạt nhân đã và luôn chỉ là một ngành học buồn vắng... Năm nào cũng vậy, số sinh viên vào ngành học hạt nhân ở các trường đại học ngót nghét đôi ba chục sinh viên.

Viện Năng lượng nguyên tử, đơn vị đón đầu “sản phẩm” đầu ra đã hết sức chú trọng việc đào tạo đội ngũ phục vụ cho ngành mình. Viện đã cấp học bổng cho sinh viên giỏi. Biện pháp tình thế này tuy có làm tăng số sinh viên học vật lý hạt nhân lên chút ít nhưng không đủ sức hút đối với sinh viên.

Một trong những nguyên nhân là do sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý hạt nhân khó kiếm được việc làm, hoặc có thì mức lương cũng rất khiêm tốn do chuyên ngành này chỉ giữ vị trí rất mơ hồ trong các trường đại học cũng như ít có ứng dụng thực tiễn trong xã hội.

Ngòai ra, còn phải kể đến quan niệm nếu gắn bó với ngành hạt nhân hay nguyên tử còn bị ảnh hưởng nhiều đến... khả năng sinh sản!

  • Ngành hạt nhân: đang cần "trẻ hóa"!
Để đưa một nhà máy hạt nhân vào họat động, cần tới 3.500-4.500 người... Trong ảnh: Một nhà máy hạt nhân ở California, Mỹ

Theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), dự án đưa một nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động cần khoảng 3.500- 4.500 người, trong đó có khoảng 500-700 người có trình độ đại học và trên đại học, 700-1.000 kỹ thuật viên và 2.200-3.000 công nhân lành nghề các loại.

Việc đào tạo cán bộ đủ chuyên môn từ khâu tiền dự án, quản lý dự án, kỹ thuật, giám sát đến chạy thử nghiệm vận hành và bảo trì, quản lý thải phóng xạ là không dễ dàng và không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, dù có đầy đủ cơ sở vật chất.

Nếu mỗi năm, Việt Nam đào tạo được 70-100 người thì phải sau 12 đến 15 năm nữa mới có đủ số cán bộ chuyên môn này.

Tính đến đầu năm 2005, VN mới chỉ có khoảng hơn 600 cán bộ làm việc trong ngành hạt nhân, phần lớn là cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử.

Trong khi đó, số cán bộ của Viện trong 10 năm qua lại suy giảm khoảng 20% do nhiều nguyên nhân: chuyển ngành khác, làm việc cho công ty nước ngoài, ở nước ngoài dài hạn. Đáng lưu tâm, nhân lực ngành hạt nhân đang bị già hoá, tuổi trung bình của cán bộ Viện hiện là 45, hầu như không có cán bộ giỏi dưới 35 tuổi để đi đào tạo tại nước ngoài. Tình hình nhân lực ở Liên đoàn địa chất xạ hiếm, Trung tâm vật lý hạt nhân - Viện Vật lý... cũng không khả quan hơn.

Vấn đề nhân lực khoa học hạt nhân hầu như bị bỏ rơi trong một thời gian dài, đúng như nhận xét của các chuyên gia tại nhiều cuộc hội thảo chuyên đề do Viện Năng lượng nguyên tử tổ chức. Nếu muốn có một nhà máy điện hạt nhân vào năm 2020, điều chắc chắn là cần phải có kế hoạch đào tạo bổ sung ngay từ bây giờ.

  • Thời báo kinh tế Việt Nam

VN - Pháp tăng cường hợp tác về điện hạt nhân

Chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm lựa chọn công nghệ và địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) là nội dung của cuộc Hội thảo Công nghệ Pháp - Việt khai mạc sáng 18-10 tại Hà Nội. Hội thảo diễn ra trong hai ngày, do Bộ KH&CN, Bộ Công nghiệp và Đại sứ quán CH Pháp tại VN phối hợp tổ chức.

Nội dung hội thảo tập trung vào nguyên lý, cấu tạo chung của các loại lò phản ứng (lò phản ứng nước áp lực, lò nước sôi, lò nước nặng, các lò phản ứng thế hệ 4), các tiêu chuẩn về an toàn, kinh tế kỹ thuật, kinh tế xã hội, tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm NMĐHN, tiêu chuẩn môi trường...

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Thắng, hội thảo là dịp để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học VN trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp Pháp về những vấn đề liên quan tới việc thực hiện Dự án nhà máy điện hạt nhân ở nước ta. Ông Thắng cho biết thêm vừa qua Dự án nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở VN đã được hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ.

Được biết NMĐHN đầu tiên ở VN dự kiến sẽ xuất hiện vào khoảng những năm 20 của thế kỷ này. Ba địa điểm ưu tiên được lựa chọn để xây dựng nhà máy là Vĩnh Hải, Vĩnh Phước (Ninh Thuận) và một nơi ở Phú Yên. Ngoài các nguồn năng lượng tái sinh như gió, mặt trời, năng lượng sinh khối... phát triển điện hạt nhân là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hợp tác quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng, giúp VN thực hiện thành công dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hội thảo trên diễn ra tiếp theo Hội thảo Việt-Pháp về Pháp luật Năng lượng hạt nhân hồi tháng 6-2005.

Pháp là một trong những quốc gia có nền khoa học và công nghệ hạt nhân tiên tiến. Quốc gia này hiện đứng hàng đầu thế giới về phát triển điện hạt nhân với 58 nhà máy, cung cấp 78% lượng điện quốc gia. Ông Nguyễn Tuân thuộc Tập đoàn xây dựng NMĐHN Framatome ANP cho biết Pháp đứng đầu thế giới về lò phản ứng nước áp lực - lò an toàn nhất hiện nay. Chính sách năng lượng đúng đắn là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định của Pháp trong suốt 30 năm qua.

Theo Vietnamnet



Nhà máy điện hạt nhân sẽ được đặt tại Ninh Thuận?

TT (Hà Nội) - Ninh Thuận hiện là địa phương được ưu tiên số một trong việc lựa chọn làm địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của VN. Thông tin này được đưa ra tại hội thảo về lò phản ứng hạt nhân và việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Bộ Khoa học - công nghệ, Bộ Công nghiệp và Đại sứ quán Pháp tổ chức, ngày 18-10.

Theo dự án nghiên cứu tiền khả thi về xây dựng nhà máy điện hạt nhân VN, tính đến nay ba địa điểm đặt nhà máy được đưa ra để lựa chọn là Phước Dinh (Ninh Phước, Ninh Thuận), Vĩnh Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) và Hòa Tâm (Tuy Hòa, Phú Yên). Trong số ba địa điểm này thì Phước Dinh được xếp hàng ưu tiên lựa chọn thứ nhất, tiếp đó là Vĩnh Hải, Hòa Tâm được xác định là địa điểm dự bị.

Nhà máy điện hạt nhân VN (gồm hai lò phản ứng công suất 2.000MW) dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 2015-2020.

K.HƯNG

Ngành than đề nghị tăng giá, Tiếp tục ưu đãi cho doanh nghiệp xăng dầu

Ngành than đề nghị tăng giá

Tổng công ty Than VN (TVN) vừa có công văn đề nghị Bộ Tài chính xem xét và xác định lại giá bán than trong năm 2006. Trong đó, đề nghị mức tăng từ 25% đến 50% cho các ngành sản xuất điện, xi măng, giấy và phân hóa học.

Nếu được Bộ Tài chính chấp nhận, từ ngày 1-1-2006, TVN sẽ tăng giá 25% đối với than phục vụ sản xuất điện và đạm, 44% giá than phục vụ sản xuất xi măng, tăng 41% đối với than cho ngành giấy và 50% đối với than cục cho sản xuất lân và đạm.

Sang năm 2006, TVN có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ 30 triệu tấn than sạch, giá thành tiêu thụ than là 427.500 đồng/tấn, tăng 7,5% so với năm nay. Để đảm bảo bù đắp được chi phí, có lợi nhuận phát triển và bảo vệ môi trường, TVN cho rằng giá bán than vào các hộ trên trong năm 2006 phải tăng từ 31-57%.

TVN cũng dự báo giá thành sản xuất than sẽ ngày càng tăng do tỷ trọng than khai thác hầm lò có giá thành cao, đến năm 2010 chiếm trên 60% so với mức hiện nay 30-40%.

Theo TTXVN

Tiếp tục ưu đãi cho doanh nghiệp xăng dầu

Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép các doanh nghiệp đầu mối được vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng để nhập khẩu xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Công văn số 5749 của Văn phòng Chính phủ, thông báo ý kiến Phó thủ tướng Vũ Khoan nêu rõ, Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc nâng mức tạm ứng bù lỗ từ 90% lên 95% số lỗ phát sinh hàng tháng của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối để doanh nghiệp có vốn duy trì hoạt động kinh doanh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, các doanh nghiệp đầu mối đã nhập khẩu 950.000 tấn xăng, dầu, trị giá 460 triệu USD. Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng xăng dầu nhập khẩu là gần 9 triệu tấn, tương đương 3,76 tỷ USD, tăng 8,2% về lượng và 47,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên thị trường thế giới những tuần gần đây, giá dầu thô vẫn đứng ở mức trên 60 USD/thùng. Sau khi giảm giá xuống còn hơn 61 USD/thùng vào phiên hôm qua, sáng sớm nay, dầu thô lại đột ngột tăng lên 63 USD/thùng do những phỏng đoán về nhu cầu tăng cao khi mùa đông tới.

Theo VnExpress

Monday, October 17, 2005

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào khai thác dầu khí

- 30/9/2005 0h:4

Năm 1997, sau lần dự Hội thảo về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dầu khí tại Bắc Kinh (Trung Quốc) do IAEA tổ chức, nhận thấy tầm vóc của những ứng dụng công nghệ hạt nhân cũng như những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho sản xuất, Nguyễn Hữu Quang ôm ấp ý định xây dựng phòng thí nghiệm ứng dụng những công nghệ ấy ở Việt Nam.

Từ đầu những năm 1990, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào quá trình sản xuất công nghiệp còn là những khái niệm khá xa so với khả năng nghiên cứu và ứng dụng của các viện nghiên cứu ở nước ta.

Năm 1991, kỹ sư Nguyễn Hữu Quang (Viện nghiên cứu hạt nhân Ðà Lạt) được tham dự một khóa học hai tuần về Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong sản xuất công nghiệp do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tổ chức tại Indonesia. Ðược chứng kiến những thí nghiệm do các đồng nghiệp trong khu vực tiến hành, anh mơ ước một ngày nào đó viện mình cũng có những phòng thí nghiệm tương tự được làm những thí nghiệm phục vụ sản xuất và được trao đổi học thuật ngang bằng với họ.

Anh đi liên hệ, trao đổi với các kỹ sư ở Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro để tìm hiểu thực tế. Nhận thấy nhu cầu xác định các khoảng tiếp nhận của địa tầng trong giếng bơm ép nước trong mỏ dầu đá móng, anh quyết định lựa chọn đối tượng này để làm thử nghiệm đầu tiên, vì công nghệ đánh dấu khá đơn giản.

Nguyên lý của nó là dùng các hạt nhuộm phóng xạ - gọi là hạt đánh dấu - hòa với nước bơm vào để chúng bám vào thành đá vỉa trong giếng khoan. Sau đó dùng thiết bị đo trong lỗ khoan dò phóng xạ do các hạt đánh dấu phát ra để xác định lượng nước đi vào địa tầng.

Sau quá trình tiếp xúc và giới thiệu kỹ thuật, Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đồng ý cho thử nghiệm trên mỏ Bạch Hổ.

Do thiếu kinh phí nghiên cứu, Nguyễn Hữu Quang đã tự bỏ tiền cá nhân để sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm và đặt mua chất phóng xạ của Viện Năng lượng nguyên tử. Nhưng khi kiểm tra chất lượng, phát hiện chất đánh dấu nhập về không phù hợp điều kiện mỏ của ta, thế là toàn bộ số hàng nhập về phải hủy, không dùng được.

Tìm hiểu qua tài liệu, anh cùng anh em mày mò, thử nghiệm và cuối cùng đã thành công, điều chế được chất đánh dấu từ vàng phóng xạ và than hoạt tính. Chất đánh dấu này tốt hơn chất nhập ngoại và hoàn toàn phù hợp điều kiện mỏ của Việt Nam.

Kết quả thử nghiệm trên hiện trường thành công tốt đẹp, bên cạnh các phương pháp truyền thống, ta có thêm phương pháp đánh dấu phóng xạ đo tiếp nhận trong giếng bơm ép, phục vụ kiểm soát nước trong khai thác dầu. Kết quả đã được Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đánh giá cao và cho phép ứng dụng trong sản xuất.

Có thể nói, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào lĩnh vực khai thác dầu khí là ứng dụng lớn, đem lại hiệu quả cho sản xuất rõ rệt. Trong khai thác dầu, nước được bơm vào mỏ để duy trì áp suất và đẩy dầu về các giếng khai thác. Hiệu suất khai thác phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả bơm ép. Vì vậy, việc kiểm soát quá trình bơm ép nước là công việc quan trọng mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật lớn đối với các công ty khai thác. Kỹ thuật đánh dấu gần như là phương pháp duy nhất cho các số liệu thực nghiệm về sự di chuyển của nước bơm ép trong mỏ.

Thành công bước đầu đã thuyết phục được các cấp quản lý về năng lực của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cũng như mở ra triển vọng về một hướng nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật đồng vị phóng xạ phục vụ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là phục vụ khai thác dầu khí.

Ðược Nhà nước cấp kinh phí nghiên cứu và IAEA hỗ trợ một số thiết bị cơ bản và cử chuyên gia sang giúp đỡ để xây dựng phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ khảo sát sự di chuyển của nước bơm ép, đó là thuận lợi lớn.

Tuy nhiên, mỏ dầu của Việt Nam chủ yếu là mỏ đá móng nứt nẻ, với độ sâu hơn 4.000 m, nhiệt độ hơn 150oC, thân dầu dày hàng trăm, thậm chí cả nghìn mét và cấu trúc thấm chứa không đồng nhất, phức tạp, mang đặc thù rất riêng mà thế giới ít có kinh nghiệm. Nếu như tập thể kỹ sư và các nhà khoa học dầu khí của Vietsovpetro là những người đi tiên phong trong việc phát hiện tiềm năng dầu khí trong mỏ đá móng, từ đó xây dựng được công nghệ khai thác phù hợp, thì những người nghiên cứu các công nghệ ứng dụng cho loại mỏ này cũng phải đầu tư nghiên cứu tìm hiểu nó để xây dựng nên những công nghệ phù hợp.

Gần 10 năm bám sát đề tài ứng dụng trên mỏ đá móng, thừa kế kinh nghiệm của thế giới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cải tiến công nghệ, Viện đã xây dựng được công nghệ riêng gồm sáu chất đánh dấu khác nhau, chịu nhiệt độ cao và phương pháp bơm, lấy mẫu, phân tích làm giàu chất đánh dấu phù hợp. Nhờ đó đã thắng thầu quốc tế năm 2004 trên mỏ Sư tử đen trước các nhà thầu đến từ Anh, Mỹ, Na Uy, và ký được hàng loạt hợp đồng với các công ty khai thác dầu trong nước và quốc tế, triển khai ứng dụng công nghệ này trên các mỏ Rạng Ðông, Bạch Hổ, Rồng...

Có thể tự hào để đánh giá rằng, công nghệ này đã ra đời đúng lúc, đáp ứng nhu cầu khảo sát trong quá trình khai thác trên loại mỏ đá móng nứt nẻ ở thềm lục địa Việt Nam. Công nghệ tiếp theo của Nguyễn Hữu Quang và các đồng nghiệp là khảo sát đánh giá trữ lượng dầu dư trong quá trình khai thác, đang là nhu cầu bức thiết của sản xuất.

Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế kỹ thuật lớn, yêu cầu rất cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, cường độ và điều kiện lao động rất khắc nghiệt. Từ phòng thí nghiệm, để tiến hành dịch vụ kỹ thuật cao đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp dầu khí, các nhà nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân đã cố gắng rất nhiều về chủ động tổ chức công việc, vượt qua chính mình, đoàn kết và xây dựng đội ngũ mang tính chuyên nghiệp cao.

Hiện nay, họ đang gấp rút nâng cao năng lực của PTN theo các Tiêu chuẩn Dầu khí thế giới, chuẩn bị cho khả năng tham gia các dịch vụ kỹ thuật quốc tế, mở rộng thị trường ứng dụng trên các mỏ ngoài lãnh thổ Việt Nam trong một tương lai gần.

Sản phẩm "Máy lấy mẫu trên đầu giếng" do Viện Năng lượng nguyên tử thiết kế chế tạo đạt chứng chỉ quốc tế DNV, đã được các công ty dầu khí đánh giá cao và đang có kế hoạch lắp đặt đại trà trên các giàn khoan biển. Nhiều kỹ sư dầu khí tự hào về loại thiết bị Made in Vietnam này, nó tuy nhỏ bé nhưng là sản phẩm công nghệ đầu tiên của Việt Nam được gắn với thiết bị giếng khoan.

Không dừng lại ở đó, được sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam, họ lại đang chuẩn bị cho những Chương trình nghiên cứu quy mô lớn hơn nhằm xây dựng những hướng nghiên cứu mới phục vụ các ngành thăm dò và khai thác khoáng sản, dầu khí của nước ta; chuẩn bị tích cực để xuất khẩu dịch vụ ra thế giới.

Cho đến nay, từ một phòng thí nghiệm ba người đã trở thành Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp với ba phòng thí nghiệm chuyên đề, nghiên cứu và triển khai các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ chẩn đoán và tối ưu hóa các quá trình công nghiệp, đóng góp thêm một hướng nghiên cứu ứng dụng mới - "Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp" cho Viện Nghiên cứu hạt nhân Ðà Lạt và ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Những công nghệ này cho phép khảo sát trực tiếp dây chuyền, thiết bị sản xuất không cần dừng hoạt động, phục vụ nhiều ngành khác nhau như hóa chất, chế biến lọc hóa dầu, xi-măng, khai thác dầu khí, giấy, xử lý thải công nghiệp, công trình giao thông...

Trong các diễn đàn khu vực và quốc tế như Hiệp định Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương (RCA), Chương trình Hợp tác nghiên cứu chung của IAEA... phòng thí nghiệm do anh Nguyễn Hữu Quang phụ trách có vị trí và uy tín đáng kể, trở thành phòng thí nghiệm mạnh về ứng dụng công nghiệp trong khu vực.

Những đóng góp tích cực và tiến bộ nhanh chóng của Việt Nam trong lĩnh vực này được các tổ chức quốc tế như RCA và IAEA, các phòng thí nghiệm ở nhiều nước trên thế giới đánh giá cao. Các Viện Năng lượng nguyên tử các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái-lan, Myanmar đặt vấn đề nhập công nghệ của ta trong các chương trình hợp tác song phương và đa phương. Mơ ước ngày nào của Nguyễn Hữu Quang nay đã trở thành hiện thực.

HỒNG KIÊN

Pin điện thoại di động sử dụng trong 20 năm

- 15/10/2005 4h:32

Các nhà khoa học trường đại học Missouri-Columbia vừa chế tạo được một pin năng lượng nguyên tử cho phép cung cấp nguồn điện liên tục trong hàng chục năm.

Theo các nhà khoa học hạt nhân và công ty năng lượng Qynergy, phát hiện của họ sẽ tạo khả năng ứng dụng cho nhu cầu của nguồn năng lượng kích thước nhỏ gọn sử dụng lâu dài hơn trong cuộc sống. Các viên pin năng lượng này tạo ra một lượng điện nhỏ liên tục trong khoảng 20 năm.

Ông David Robertson, giám đốc trung tâm nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân nói: “Trong nghiên cứu, chúng tôi đã có thể đạt được nguồn năng lượng trao đổi với hiệu suất 11%, trong khi cho tới nay, các nguồn năng lượng tương tự mới chỉ đạt 5%”.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ được dùng trong pin năng lượng có chức năng giống như nhà máy điện năng lượng mặt trời, nhưng sử dụng tia đồng vị phóng xạ làm nguồn năng lượng.

Các pin năng lượng sử dụng đồng vị phóng xạ đã được đóng gói trong viên pin, tương tự như nguồn phóng xạ trong các thiết bị phát hiện khói báo cháy và không gây hại cho người sử dụng và môi trường.

Công nghệ chuyển đổi thành phần hạt beta thành điện năng với khả năng sản sinh điện trong nhiều năm, tùy thuộc vào loại năng lượng và nửa chu kỳ phân rã đồng vị phóng xạ được sử dụng.

Theo Thanh Nien

Xe ô tô điện Pivo - Tiện cả "đôi đường"

- 12/10/2005 19h:19

Xe Pivo chạy điện nên không phát thải.

Trước thực trạng ngày càng có ít chỗ đậu xe, đồng thời để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu cho người sử dụng, hãng chế tạo ôtô Nissan của Nhật Bản đã ra mắt kiểu ôtô đời mới nhất mang tên Pivo với buồng lái hình quả trứng có khả năng xoay 360 độ.

Chiếc xe chạy điện được trang bị một bình ắc quy lithium và có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h. Chi tiết mới trong loại xe này là người lái không cần phải quay đầu xe mỗi khi muốn đi theo chiều ngược lại, mà chỉ cần nhấn nút quay ngược buồng lái 180 độ.

Pivo còn cho phép người lái đậu được vào những vị trí khó và hẹp nhất vì thân ngoài của xe được gắn 4 máy quay quan sát cùng hệ thống điều khiển lái điện tử. Chiếc xe 3 chỗ ngồi này sẽ được trưng bày tại triển lãm Tokyo Motor từ 22/10 đến 6/11 năm nay.

VnExpress

Máy bay robot tiết kiệm nhiên liệu

- 13/10/2005 0h:44

Nhóm kỹ sư thuộc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã chế tạo thành công máy bay robot nhỏ không người lái có thể bắt chước loài chim, tận dụng năng lượng tự do trong khí quyển để bay trên bầu trời.

Bằng cách này, máy bay có thể tiết kiệm được nhiên liệu và kéo dài cự ly bay. Phi cơ robot trên có thể phát hiện và lợi dụng luồng không khí nóng bốc lên để bay lên cao như tàu lượn. Khi đó, động cơ sẽ tự động tắt và máy bay bắt đầu lượn quanh để giữ độ cao nhờ lực nâng đối lưu của dòng khí nóng. NASA hy vọng phát hiện trên mở ra triển vọng cải thiện công nghệ tận dụng luồng khí nóng bốc lên để kéo dài cự ly bay của các phi cơ không người lái, vốn thường bị hạn chế về mặt nhiên liệu.

H.Y

Trung Quốc: Sản xuất điện từ rơm

TTO - Trung Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy điện chạy bằng rơm đầu tiên tại hạt Shanxian, phía đông tỉnh Sơn Đông.

Với công suất là 25.000 kW, nhà máy dự kiến có sản lượng điện 156 triệu kW/giờ/năm. Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 27,53 triệu USD và hi vọng bắt đầu hoạt động vào tháng 6-2006.

Shanxian, một nơi sản xuất nông sản lớn tại tỉnh Sơn Đông, có rơm và cây lương thực rất dồi dào. Nông dân thường đốt rơm và cây lương thực ngoài đồng hoặc gần các xa lộ, không chỉ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng mà còn gây nguy hiểm cho tài xế cũng như người đi bộ.

Tuy nhiên, rơm và cây lương thực có vẻ khó xử lý lại có thể trở thành một loại nhiên liệu tạo ra năng lượng cao cấp hơn. Với việc hoàn thành nhà máy mới, 200.000 tấn rơm rạ sẽ được đốt mỗi năm, tiết kiệm được khoảng 100.000 tấn than đá/năm. Hơn nữa, lượng tro từ việc đốt rơm rạ còn có thể được dùng làm phân bón cho đồng ruộng.

Dự án do Tập đoàn Sinh học Trung Quốc làm chủ đầu tư.

K.NHẬT (Theo Xinhuanet)

Ý kiến nhà khoa học về vấn đề phụ gia tiết kiệm xăng

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện không chỉ một loại mà nhiều loại phụ gia để pha vào xăng dầu và dầu bôi trơn động cơ đốt trong. Chúng tôi may mắn được tham gia thử nghiệm một số phụ gia kể trên của các công ty trong và ngoài nước cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Để giúp cho người tiêu dùng biết rõ thực hư về tác dụng của các chất phụ gia trên đối với việc tăng giảm nhiên liệu của động cơ, ô nhiễm môi trường về khí độc hại cũng như độ ồn của động cơ.

Đầu tiên là các phụ gia pha vào xăng, dầu Gasoil


Phụ gia này do Công ty NASA trước đây đặt trụ sở tại đường Nguyễn Đình Chiểu Q.3, TP.HCM. Theo giới thiệu của Công ty NASA, phụ gia này có khả năng tiết giảm tiêu hao nhiên liệu cho động cơ xăng, động cơ Diesel. Ngoài việc tiết giảm nhiên liệu, phụ gia này còn có tính năng làm sạch lớp muội than đóng kết trên đỉnh piston và trong xy lanh. Ngoài ra, phụ gia NASA còn có khả năng giảm ô nhiễm do khói thải độc hại từ động cơ thải ra như khí CO, CnHm, NOx


Kết quả thử nghiệm khi pha phụ gia vào nhiên liệu chạy động cơ xăng Jeep CJ-2A và động cơ Diesel American Marc AC-2S-STD cho thấy, suất tiêu hao nhiên liệu ở cả hai động cơ thí nghiệm trên băng thử tĩnh tại ở xưởng thực nghiệm, thuộc Bộ môn Động cơ đốt trong trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, đều có xu hướng giảm. Lượng xăng giảm nhiều nhất mà thí nghiệm đạt được là khoảng 20%.


1. Động cơ phát công suất càng ít, nhiên liệu tiết giảm được càng nhiều và ngược lại. Thậm chí ở cá biệt điểm đo, khi động cơ phát công suất đạt xấp xỉ công suất lớn nhất có thể phát ra của động cơ thì lượng nhiên liệu tiết kiệm được bằng số không, có nghĩa là ở chế độ phát hết công suất của động cơ, phụ gia này không còn tác dụng.


2. Động cơ vận hành ở số vòng quay càng chậm, nhiên liệu tiết kiệm được càng nhiều.


3. Riêng về tính năng làm sạch cáu than trong động cơ và khảo sát khói thải động cơ thì chưa có điều kiện khảo nghiệm thời bấy giờ nên chưa có kết luận.


Qua hai kết luận rút ra được từ các khảo nghiệm liên quan cho thấy, khi động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn, phụ gia không còn tác dụng. Điều đó chỉ có thể được lý giải rằng trong phụ gia có ngậm một gốc hữu cơ tan trong xăng và có tác dụng làm xăng dễ bốc hơi (giảm sức căng bề mặt phân tử xăng). Vì vậy, khi động cơ hoạt động với công suất thấp, môi trường nhiệt xung quanh động cơ thấp so với khi động cơ phát hết công suất nên điều kiện để xăng bốc hơi không thuận tiện. Nhưng khi có pha phụ gia, trạng thái vật lý của xăng đối với hiện tượng bốc hơi được cải thiện, nên xăng dễ bốc hơi hơn, dễ cháy trọn vẹn hơn và do đó mức tiêu hao xăng giảm.


Khi động cơ phát công suất lớn, môi trường nhiệt của động cơ cao, xăng “bị” hâm nóng hơn, dễ bốc hơi hơn, cháy trọn vẹn hơn và do đó không cần sự trợ giúp của chất giảm sức căng bề mặt của xăng trong phụ gia nữa. Hoặc nói cho chính xác là trong môi trường nhiệt độ bốc hơi cao, xăng tự bốc hơi tốt, việc xúc tác bốc hơi không còn mang lại tác dụng.

Sau khi khảo nghiệm, chúng tôi có tổ chức báo cáo kết quả với SaigonPetro. Kiến nghị của chúng tôi là khuyến cáo người tiêu dùng nên xài loại phụ gia này. Nó sẽ vô cùng hợp lý trên phương diện tiết kiệm xăng, vì phần đông các xe máy Honda và xe ô tô Taxi mà người dân hiện đang xài trong nội thị và kể cả xe chạy liên tỉnh chỉ dùng một phần công suất mà xe có thể phát ra. Trong tình trạng phát công suất thấp như vậy, dùng phụ gia NASA vừa có thể tiết kiệm nhiên liệu, vừa giảm được lượng khí độc hại do động cơ thải ra. Nhất cử lưỡng tiện! Rất tiếc là những kiến nghị này đã không được xã hội quan tâm khai thác.


Mười hai năm đã trôi qua kể từ ngày kết quả khảo nghiệm được báo cáo!


Cách đây khoảng hai năm, Công ty TNHH Thái Dương ở đường Trần Hưng Đạo, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã gặp và giới thiệu với chúng tôi viên năng lượng “Viagra” (!), xuất xứ từ USA, có dạng y hệt viên phụ gia của Công ty NASA. Sau một thời gian viên năng lượng được chào bán tại các trạm xăng, đến nay không còn thấy.

Rõ ràng, các cơ quan liên quan đến quản lý môi trường chưa đủ nhạy bén để quan tâm tới những vấn đề tưởng chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân người tiêu dùng, nhưng thực ra lại rất có liên quan đến toàn cộng đồng và vấn đề quản lý xã hội.


Rất mong vấn đề phụ gia pha vào xăng cần được quan tâm thích đáng để có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân và xã hội trong hiện trạng kỹ thuật sử dụng và khai thác xe máy là công suất động cơ của xe máy chỉ được phép phát một phần do tốc độ xe bị giới hạn. Vấn đề cần kết hợp quan tâm là giá cả của “Viên năng lượng” và lượng xăng tiết kiệm được có giá trị âm hay dương. Với giá xăng, dầu như hiện nay tính cho xăng 92 là 8.800đ/l thì khi động cơ chỉ khai thác một phần công suất, việc sử dụng viên năng lượng sẽ có giá trị dương, tuy không đáng kể (Theo dự tính, dùng 1 lít xăng 92 khi mua viên năng lượng để pha vào tiết kiệm được nhiều hơn 450đ khi động cơ phát 50% công suất. Nếu phát 20% công suất, có thể tiết kiệm nhiều hơn). Tuy nhiên, điều có ý nghĩa hơn cả là việc giảm khói độc hại của động cơ xe máy thải ra sẽ giảm đi do nhiên liệu được cháy trọn vẹn hơn. Từ đó, môi trường không khí ô nhiễm hiện nay có thể được cải thiện. Cũng cần nói thêm là trên quan điểm kỹ thuật khai thác công suất động cơ xe máy ở Việt Nam, hiện nay tồn tại một bất hợp lý là công suất trang bị trên xe máy không tương thích với điều kiện vận hành. Với tốc độ vận hành cho phép do điều kiện hạ tầng cơ sở còn yếu, công suất xe máy lại quá lớn nên trong thực tiễn vận hành chỉ có thể sử dụng một phần, gây lãng phí nhiên liệu và ô nhiễm môi trường rất lớn. Đáng tiếc là xe máy phân khối lớn ngày càng có xu hướng phổ cập hóa trên thị trường. Đó là điều rất bất hợp lý mà chẳng cơ quan quản lý nào để mắt tới!


PGS.TS. NGUYỄN LÊ NINH Hội Ô tô và Thiết bị động lực TP.HCM

Tháng 10/2006 mỏ khí Rồng Đôi và Rồng Đôi Tây sẽ có dòng khí đầu tiên


(10/14/2005 2:09:41 PM)

Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết: Việc ký kết các Hợp đồng vận chuyển, Thỏa thuận bán khí dài hạn, Thoả thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ về phát triển mỏ khí lô 11.2-thềm lục địa Việt Nam đang tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án đúng kế hoạch; dự kiến mỏ khí Rồng Đôi và Rồng Đôi Tây (thuộc lô 11.2) sẽ cho dòng khí đầu tiên vào tháng 10/2006.


Theo tính toán của các chuyên gia, Mỏ Rồng Đôi và Rồng Đôi Tây có thể khai thác được 856 tỷ foot 3 khí và 23 triệu thùng khí ngưng tụ (condensate) trong vòng 23 năm. Công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC) dự kiến sẽ đầu tư khoảng 300 triệu USD cho chương trình phát triển mỏ khí, bao gồm việc xây lắp giàn khai thác, xây dựng một hệ thống kho chứa nổi, lắp đặt 60km đường ống ngầm dưới biển nối với đường ống Nam Côn Sơn và khoan thêm các giếng khai thác khí cần thiết.


Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn vận chuyển theo phương pháp 2 pha hỗn hợp khí/lỏng dài nhất hiện nay trên thế giới, công suất vận chuyển khoảng 700 triệu foot 3 khí tiêu chuẩn/ngày (xấp xỉ 19,8 triệu m3 khí/ngày). Hiện nay, đường ống đang thực hiện vận chuyển khí và khí ngưng tụ từ lô 06.1 đến trạm xử lý khí Dinh Cố. Sắp tới, các chủ đầu tư của Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn sẽ tiến hành đầu tư mở rộng công suất của trạm xử lý khí Dinh Cố để vận chuyển, tiếp nhận khí lô 11.2 và các nguồn khí khác sẽ phát triển trong tương lai về khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu phục vụ cho công nghiệp điện và sản xuất phân bón.


Theo Thỏa thuận Bảo lãnh được ký kết, Chính phủ Việt Nam đảm bảo việc thực hiện các thoả thuận liên quan của Petrovietnam đối với dự án phát triển mỏ và vận chuyển khí lô 11.2, đồng thời cũng là những cam kết của các nhà đầu tư trong việc triển khai dự án đúng kế hoạch. Hợp đồng vận chuyển khí lô 11.2 được ký giữa các nhà cung cấp khí (chủ mỏ khí) là Petrovietnam và KNOC với các nhà đầu tư của Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn gồm: Petrovietnam (51%), BP (32,67%) và Conoco Phillips (16,33%).

Đỗ Xuân Tùng

TP.HCM: Triển khai Biomass



Đây là chương trình được thực hiện bởi các nhà khoa học của trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 trường ĐH Tokyo, ĐH Kỹ thuật Toyohashi - Nhật Bản. Các nhà khoa học Việt-Nhật sẽ phối hợp nghiên cứu 3 nội dung:

Xây dựng cơ sở dữ liệu về việc sản xuất và sử dụng Biomass tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM; cơ sở dữ liệu này sẽ phục vụ cho việc thiết kế một mô hình mới là “Biomass Town” (công nghệ sinh khối). Nghiên cứu công nghệ thủy nhiệt xử lý phế liệu rơm rạ - trấu phục vụ cho việc lên men sản xuất ethanol (làm phụ gia pha xăng và làm nhiên liệu động cơ). Và sau cùng là nghiên cứu công nghệ xử lý khí H2S trong biogas (năng lượng sinh khí). Chương trình Biomass hiện đã “khởi động” và sẽ kết thúc trong khoảng quý I/2007. Mục tiêu của chương trình Biomass là thiết thực góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiến tới đạt được công nghệ không phế thải trong hoạt động sản xuất Biomass. Chương trình Biomass còn hướng đến mục tiêu tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững... Phát biểu trong buổi ký kết triển khai chương trình, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, hy vọng đến năm 2007 các chuyên gia Nhật sẽ có dịp “lái” xe gắn máy tại TP. bằng nhiên liệu xăng pha cồn - một dòng nhiên liệu xăng mới được sản xuất từ chương trình Biomass...


TRIỆU NGUYÊN

Lần đầu tiên khai thác địa nhiệt



Ở gần Thành phố nhỏ vùng Alsace (Pháp), các nhà nghiên cứu và kỹ sư thuộc Phòng nghiên cứu địa chất và mỏ của Pháp và Công ty điện của Pfalzwerke (Đức) cuối cùng cũng tìm được cách thu địa nhiệt ở sâu trong lòng đất.

Giếng ở Soultz đã được khoan sâu tới 5.100m

Soultz Sous Forêt cách Strasbourg 50km về phía Bắc. Trên thực tế, Alsace là một vùng đất nóng và nứt nẻ, thuận lợi cho việc khai thác năng lượng địa nhiệt: ở độ sâu 5km, nhiệt độ đã lên tới 2000C, một km3 đá Granit chứa đựng được những gì có thể cung cấp điện cho 15.000 hộ gia đình trong thời gian 20 năm, với điều kiện đưa được nhiệt năng lên trên mặt đất...

Trên lý thuyết, nguyên tắc thử nghiệm ở Soultz thật đơn giản. Đầu tiên, nó nhằm vào việc bơm nước dưới áp suất (150 lần áp suất không khí) thông qua một giếng khoan sâu tới 5.100m. Dưới sức đẩy (các nhà khoa học gọi là kích thích), những chỗ rạn nứt của nham thạch sâu trượt theo rãnh và để cho nước di chuyển. Được các nham làm cho nóng lên, nước lúc này lên tới 1800C và thoát ra bằng hai giếng khác gọi là “nước tái sản xuất”. Một khi năng lượng được truyền tới một nhà máy điện gián tiếp qua một thiết bị trao đổi nhiệt, nước sẽ giảm xuống còn 1000C, quay trở lại lòng đất cho một chu kỳ mới và cứ như thế...

Trên thực địa, vấn đề còn phức tạp hơn nhiều “Đầu tiên, cần phải giữ cho nước được hoàn toàn bao kín trong vòng đi của nó để tránh những thất thoát làm giảm lưu lượng và phá hoại hiệu suất của chu kỳ” André Gérard, nhà địa chất học phụ trách đề án nói. Một thách thức khác là sự hiểu biết về hệ thống các vết nứt “coi lòng đất như một môi trường đồng nhất có thể dẫn ta tới những ngạc nhiên tai hại”. Ông nói tiếp. Do thiếu những công trình nghiên cứu sơ khởi kỹ càng, kinh nghiệm của Mỹ ở Fenton Hill đã vấp phải những vết nứt quá rắn, gây trở ngại cho việc nước di chuyển. Kết quả: Nhà máy tiêu thụ nhiều năng lượng trong việc bơm hơn là số năng lượng thu được. Ở Rosemanowes, Anh, thì ngược lại: một hệ thống vết nứt quá yếu, được mở ra quá mức khiến cho nước di chuyển quá nhanh thu được ít nhiệt.

Để tránh khỏi phải vấp lại những sai lầm như trên, êkíp ở Soultz đã tiến hành thận trọng, điều đó đã giải thích tại sao lại mất tới 18 năm trước khi thực hiện khởi công vào tháng 2 vừa qua: giữ vững nhiệt độ trong một năm rưỡi và lưu lượng thu về đủ cho một nhà máy điện hoạt động. Nếu thí nghiệm thành công, sản lượng điện (với công suất 6MW ban đầu) có thể đi vào hoạt động từ giữa năm 2006. Người ta có thể khai thác rộng rãi tiềm năng của địa nhiệt 5% trong số 30.000km2 ở dưới mặt đất của Pháp, sản lượng điện tương đương với một chục nhà máy điện nguyên tử.


TRẦN DƯƠNG (Theo Science et Vie)

Sấy nhãn bằng năng lượng mặt trời



Thực hiện đề tài nghiên cứu cấp bộ (Mã số B19-19), ThS. Hoàng Trí (Khoa Chế tạo máy, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị sấy nhãn dùng năng lượng mặt trời.

ThS. Hoàng Trí và thiết bị sấy nhãn năng lượng mặt trời

So với sấy bằng than đá (680.000 đ/tấn), than bùn (412.000 đ/tấn) thì đầu tư sấy bằng năng lượng mặt trời rẻ hơn rất nhiều, khoảng trên 33.000 đ/tấn sản phẩm (tính theo giá trị đầu tư của máy khấu hao trong thời gian 20 năm). Thời gian sấy mẻ 1 tấn nhãn khoảng 48 - 72 giờ, cho ra sản phẩm sạch, phẩm chất cao, khắc phục những hạn chế do sấy bằng các nguồn năng lượng khác, không gây ô nhiễm môi trường và không tốn nhiều chi phí vận chuyển nhiên liệu.

Sử dụng được 20 năm, thiết bị có chế độ sấy gián tiếp phòng những ngày không mưa, dễ sử dụng. Ngoài ra, thiết bị này còn sấy được các nông sản, thủy sản khác ngoài nhãn.


T.TÂM