Tuesday, May 31, 2005

Bếp mặt trời cải tiến - Tàu buồm mặt trời sẽ cất cánh trong tháng 6

Sáng tạo trẻ

Bếp mặt trời cải tiến

Phạm Anh Tuấn (trái)
TT - Trước mắt chúng tôi, Phạm Anh Tuấn - một trong ba thành viên nhóm “Mặt trời nhỏ” thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ mới (Công ty Petech Electronics) - bắc một chiếc nồi chứa đầy nước lên chiếc vỉ sắt phía trên một chảo parabol có đường kính khoảng 1,5m.

Các tia nắng hè hắt xuống chảo lóa mắt, tia phản xạ tập trung thành một quầng sáng dưới đáy nồi. Vài phút sau, nước trong nồi sôi sùng sục. Tuấn lấy một mảnh giấy châm vào quầng sáng, trong tích tắc tờ giấy cháy bùng lên.

Bếp mặt trời của nhóm “Mặt trời nhỏ” gồm hai bộ phận chủ yếu. Một chảo parabol bằng thiếc, bề mặt phía trên được dán nhiều mảnh kính vụn. Đấy là kết quả của sự trằn trọc bao đêm của nhóm, vì các sản phẩm trên thị trường thường dán bằng nhôm (người tiêu dùng phải thường xuyên chà bề mặt thật bóng) hoặc inox.

Bộ phận quan trọng thứ hai là thiết bị điện tử dùng để điều khiển “chảo” luôn xoay về hướng mặt trời. Thay vì mua thiết bị cùng loại của Pháp với giá 1.000 USD, nhóm đã tự mày mò chế tạo với chi phí vật tư chỉ 100.000 đồng.

Thật ra, bếp mặt trời không phải là chuyện mới mẻ - trên thế giới người ta đã chế tạo từ lâu rồi. Nhưng những cải tiến của nhóm “Mặt trời nhỏ” đã giúp giảm giá thành một cách ngoạn mục, đồng thời tận dụng được kính vụn. Một bếp mặt trời của họ có thể giúp tiết kiệm khoảng 10 bình gas (loại 25kg) mỗi năm, tương đương 3,5 tấn củi đốt; khá thích hợp cho vùng sâu vùng xa, đồng thời sẽ góp phần hạn chế nạn phá rừng làm chất đốt.

Được biết, bếp mặt trời thông minh có giá khoảng 900.000 đồng/bếp (tại khu vực TP.HCM và vùng lân cận).

THÁI BÌNH

Tàu buồm mặt trời sẽ cất cánh trong tháng 6

Hiệp hội hành tinh, một nhóm phi lợi nhuận của Mỹ trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, dự định phóng phi thuyền gắn buồm đầu tiên trên thế giới vào ngày 21/6.

Chiếc Cosmos 1 sẽ cất cánh từ một tàu ngầm của Nga ở biển Barents và được đưa vào quỹ đạo bằng một tên lửa đạn đạo liên lục địa đã được hoán cải. Khi bay quanh trái đất ở độ cao khoảng 800 kilomét, phi thuyền sẽ dần dần tiến lên phía trước nhờ 8 cánh buồm tam giác, dưới sức đẩy của các hạt ánh sáng từ mặt trời thổi tới.

Hành trình của nó không có điểm đến. Mục tiêu của chuyến bay đơn giản là để chứng minh rằng công nghệ tàu buồm mặt trời thực sự có hiệu quả. Các cánh buồm không mang theo nhiên liệu và có thể tiếp tục tăng tốc trên hầu hết những khoảng cách vô định. Điều này mang lại hy vọng cho các nhà khoa học về một thời gian không xa, khi mà công nghệ này có thể có ích cho những chuyến bay giữa các hành tinh trong thái dương hệ. Một ngày nào đó, các tàu buồm mặt trời có thể được dùng để gửi các nhà du hành tới những hành tinh mới ở các ngôi sao khác trong thiên hà.

"Đây là công nghệ duy nhất được biết tới nay có thể đem lại những chuyến bay liên vì sao một cách thực tế", Louis Friedman, giám đốc điều hành của Hiệp hội hành tinh ở Pasadena, California, nhận định. "Ý tưởng bay đi bay về giữa các hành tinh mà không cần mang theo nhiên liệu là một ý tưởng rất hiệu quả".

NASA, Cơ quan vũ trụ châu Âu, Nhật Bản và Nga đều từng phát triển buồm mặt trời, song chưa có cơ quan nào thử nghiệm để chứng minh rằng các cánh buồm có thể đẩy một phi thuyền bay đi trong trạng thái kiểm soát được.

Friedman, giám đốc dự án Cosmos 1, không phải là người xa lạ với công nghệ này. Ông đã tham gia dự án tàu buồm của NASA những năm 1970. Song chương trình này cuối cùng đã bị cắt bỏ một phần bởi sự thu hẹp tài chính.

Dự án mới, có giá trị khoảng 4 triệu đôla, là một dự án do tư nhân tài trợ. Năm 2001, thử nghiệm đầu tiên về tàu buồm mặt trời đã thất bại.

T. An (theo NationalGeographic)

Tin tổng hợp 31/5/2005

Thái Lan: người dân được yêu cầu tắt điện 5 phút/ngày
04:07' 30/05/2005 (GMT+7)

Chính phủ Thái Lan đang đẩy mạnh phong trào tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc, theo đó, từ 1/6, người dân nước này sẽ tự giác tắt điện 5 phút trong 1 ngày.

Soạn: AM 418401 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ngoài việc khuyến khích giảm bớt nguồn điện thắp sáng, Chính phủ Thái Lan cũng đề nghị tắt máy điều hoà mỗi ngày 1 giờ vào thời điểm ăn trưa và không điều khiển ôtô ở vận tốc trên 90 km/giờ.

Theo tính toán của ngành năng lượng, nếu mỗi người dân Thái Lan tắt 1 bóng điện/1 giờ/ngày thì có thể tiết kiệm cho đất nước 1,2 tỷ bạt/năm.

Yêu cầu tiết kiệm năng lượng trở nên cấp bách đối với Thái Lan vì năng lượng đang tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.

Trong 4 tháng đầu năm nay, mức nhập siêu của Thái Lan lên tới 1,55 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 1997 mà nguyên nhân là do tình trạng nhập khẩu lớn và trợ giá kéo dài mặt hàng xăng dầu.

  • Theo TTXVN


Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5:

Tiếp tục tiết kiệm điện mọi lúc, mọi nơi

* Phát hành thêm 1.200 tỉ đồng công trái giáo dục

TT - Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh phải tập trung lo đủ điện cho sản xuất, trong phần kết luận phiên họp thường kỳ tháng năm của Chính phủ hôm qua (30-5). Theo Phó thủ tướng, đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp miền Bắc duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch - đầu tư cho thấy mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp tháng năm tiếp tục tăng 3,1% so với tháng trước và đưa tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước lên 16,9%, tuy nhiên tốc độ tăng trong tháng là không đồng đều giữa các địa phương trong cả nước, sản xuất công nghiệp ở miền Bắc đang gặp khó khăn do thiếu điện.

“Tiếp sau công điện về triển khai các biện pháp tiết kiệm điện, tới đây Thủ tướng sẽ có chỉ thị về tiết kiệm điện theo hướng tiết kiệm điện mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ trong thời kỳ thiếu điện như hiện nay” - ông Nguyễn Kinh Quốc, người phát ngôn của Thủ tướng, cho biết.

Để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm nay, Thủ tướng Chính phủ lưu ý các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, thực hiện có hiệu quả các biện pháp tiết kiệm điện và bổ sung nguồn điện; kịp thời nắm bắt những thông tin biến động về giá cả để đề ra chính sách thích hợp và bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động ổn định; đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, các công trình lớn về giao thông, thủy lợi, thủy điện; đề phòng những diễn biến phức tạp của thời tiết để có biện pháp phòng tránh có hiệu quả; kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn chặn ma túy, mại dâm và tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng.

Người phát ngôn của Thủ tướng cũng cho biết: tiếp sau chỉ thị 17/2005 về tạm dừng cấp đăng ký kinh doanh nhà hàng karaoke, vũ trường, quán bar, tới đây Thủ tướng sẽ ban hành tiếp một chỉ thị trong đó phân rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính, công quyền trong việc quản lý hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.

Phát hành công trái đã đạt 2.342 tỉ đồng

Theo báo cáo nhanh của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trung ương, trong ngày 30-5 hệ thống KBNN đã phát hành thêm 73 tỉ đồng tiền công trái, đưa tổng giá trị công trái phát hành từ ngày 19-5 đến nay đạt mức 2.342,444 tỉ đồng.

Con số công trái phát hành được đến thời điểm này đã bằng 156,1% kế hoạch đề ra ban đầu. Tuy nhiên, với việc Chính phủ đồng ý cho phát hành thêm 1.200 tỉ đồng công trái nữa, hệ thống KBNN sẽ cần phải huy động thêm khoảng 360 tỉ đồng.

NHẬT LINH

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, do có biến động về giá cả dẫn đến tổng mức đầu tư cho chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học tăng. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng mới 67.500 phòng học trong giai đoạn 2003 - 2005, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - đào tạo đã đề nghị phát hành thêm 1.200 tỉ đồng công trái giáo dục. Chính phủ đã đồng ý với đề nghị này (như vậy sẽ phát hành tất cả 2.700 tỉ đồng công trái giáo dục).

Thủ tướng Phan Văn Khải lưu ý đối với các địa phương còn nhiều khó khăn, các địa phương vùng miền núi, dân tộc, vùng ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng trường học đồng bộ với các hạng mục khác như nhà ăn, nhà ở của giáo viên, học sinh, khu vệ sinh..., Thủ tướng đã giao cho Bộ Giáo dục - đào tạo nghiên cứu kỹ việc này để sau khi hoàn thành 67.500 phòng học sẽ triển khai đồng bộ việc xây dựng các trường học, lớp học.

Cũng tại phiên họp thường kỳ tháng năm, lần đầu tiên các thành viên Chính phủ bàn đề án tổng thể phát triển quan hệ với Liên minh châu Âu và Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện đề án này đến năm 2010. VN sẽ thành lập cơ quan ngoại giao tại Liên minh châu Âu và hình thành các trung tâm thương mại tại một số nước lớn của Liên minh châu Âu; Chính phủ sẽ có cơ chế hỗ trợ về tài chính cho các trung tâm này.

N.LINH - DUY THÁI

Máy phát điện tràn qua biên giới

Máy phát điện dùng trong công sở, giá khoảng 80-500 triệu đồng/chiếc
Do Hà Nội và các tỉnh thành phố phía Bắc bị cắt điện luân phiên, các loại máy phát điện (chủ yếu loại 1 kW, 1,5 kW và 3 kW) đã thẩm lậu về nhiều qua biên giới tỉnh Lạng Sơn từ mấy tuần nay.

Các loại máy phát điện thẩm lậu đi theo nhiều đường, phần lớn thông qua cư dân biên giới, cửu vạn và khách du lịch.

Giá các loại máy phát điện thẩm lậu được bán tại Lạng Sơn chỉ bằng 60-70% so với ở Hà Nội và nhiều nơi khác sâu trong nội địa.

Loại 1 "cân" (tức 1 kW) giá chỉ 1 triệu đồng, loại 1,5 "cân" 2 triệu đồng, loại 3 "cân" 3 triệu đồng. Trong khi tại Hà Nội giá bán thấp nhất tương ứng từng loại là 1,5 triệu, 3 triệu và 4 triệu đồng.

Số máy nhập lậu bị các lực lượng chức năng tại Lạng Sơn bắt giữ không đáng kể.

Theo Thương mại


Hôm nay, ngành điện được ứng cứu thêm 1,2 triệu kWh

* Nước hồ Hòa Bình tiếp tục lên

TT - Chiều qua (30-5), ông Nguyễn Đức Pha - phó giám đốc Công ty Nhiệt điện Na Dương (Tổng công ty Than VN) - cho biết bắt đầu từ 8g sáng nay (31-5), tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Na Dương sẽ bắt đầu vận hành. Sau khi vận hành khoảng 12-14 giờ, tổ máy này sẽ cung cấp thêm 1,2 triệu kWh điện mỗi ngày.

Do ảnh hưởng của sự cố khi chuyển điện từ miền Nam ra miền Bắc hôm 21-5 nên van an toàn của tổ máy số 1 bị hỏng, buộc tổ máy này phải ngừng hoạt động.

* Tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tính đến 19g tối qua, mực nước trong hồ đã đạt 78,26m, tăng 15cm so với ngày hôm trước. Ông Nguyễn Xuân Quang, trưởng ca trực tại Phòng điều độ trung tâm, giải thích sở dĩ nước hồ tăng bởi trận mưa sáng 30-5 đã góp phần nâng lưu lượng nước chảy vào hồ lên 320m3/giây, tăng 100m3/giây so với 19g ngày 29-5.

Mặc dù vậy, vẫn mới chỉ có hai trong tổng số năm tổ máy đang hoạt động được phát điện lên lưới với sản lượng điện là 2,5 triệu kWh/ngày. Lý do là lượng nước chưa đủ để cho cả năm tổ máy cùng phát điện. Theo ông Quang, chỉ đến khi lưu lượng nước vào hồ đạt 1.000m3/giây thì năm tổ máy mới có thể phát điện. Hiện tại miền Bắc vẫn đang nhận 750MW điện từ miền Nam đưa ra.

K.HƯNG


Monday, May 30, 2005

Điện năng từ gió, tiềm năng chưa được đánh thức



Trạm điện bằng sức gió trên đảo Bạch Long Vĩ

Liên tục trong các năm gần đây, ở Việt Nam sản lượng điện do các nhà máy thủy điện, nhiệt điện sản xuất ngày càng khó đủ đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Vì vậy, phong điện đang được nhìn nhận như một hướng ra triển vọng.

Theo kế hoạch đã được đệ trình lên UBND tỉnh Bình Định, từ tháng 7/2004 Nhà máy phong điện Phương Mai 1 sẽ chính thức triển khai thi công phần hạ tầng kỹ thuật, đến cuối tháng 4/2005 sẽ hoàn thành thi công giai đoạn 1 và cho vận hành hai tổ máy đầu tiên, công suất ban đầu khoảng 15 MW. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau nên việc tiến hành xây dựng nhà máy bị trì hoãn nhiều lần. Mới đây, ông Vũ Hoàng Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã ký văn bản gia hạn cho ban quản lý dự án phong điện Phương Mai 1, chậm nhất vào 30/6/2005, nếu không khởi công xây dựng sẽ bị thu hồi 56ha đất đã cấp trước đó tại Phù Cát.


Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng đang tiếp tục có chủ trương cho Công ty GCP (Đức) triển khai xây dựng Nhà máy phong điện Phương Mai 2. Theo dự kiến, nhà máy có tổng công suất là 200MW và các cơ sở hạ tầng khác như cầu cảng, nhà xưởng và kinh doanh du lịch dưới các chân cột tua bin gió.


Trung tuần tháng 4, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, Công ty Đầu tư và Phát triển phong điện miền Trung (thuộc Công ty Xây lắp điện 3) đã chính thức đầu tư dự án phong điện Phương Mai 3 với vốn đầu tư hơn 820 tỷ đồng. Nhà máy sẽ được xây dựng trên cồn cát ven biển khu công nghiệp Nhơn Hội (TP Quy Nhơn), tiếp giáp với Nhà máy phong điện Phương Mai 1. Dự kiến công suất nhà máy là 50,4 MW, mỗi năm sản xuất từ 150-170 triệu kWh điện. Toàn bộ thiết bị được mua theo hình thức "chìa khóa trao tay" từ nguồn vốn của Unibank (Đan Mạch) do Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế của chính phủ Đan Mạch tài trợ 100% vốn. Chủ đầu tư sẽ thực hiện và quản lý vận hành dự án theo hình thức kinh doanh nhà máy điện độc lập, bán điện cho lưới điện quốc gia với giá khoảng 4,5 US cent/kWh.


Theo thống kê của ngành điện, sản lượng điện năng từ sức gió hiện nay trên thế giới đang liên tục tăng,
từ hơn 3.500 MW năm 1994 đến 6.000 MW năm 1996 và nay là trên 10.000 MW. Sử dụng điện năng bằng sức gió không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, và nhất là không gây những tác động đáng kể đến môi trường. Đáng tiếc là đến nay loại hình này ở Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, dù các nhà máy thủy điện và nhiệt điện ở nước ta đang ngày càng không đáp ứng nổi nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Trị An, Đa Nhim, Yaly... thực chất chỉ hoạt động đạt khoảng 40% tổng công suất thiết kế. Trong khi đó, với hơn 3.000km chiều dài bờ biển, tiềm năng phong điện ở nước ta rất lớn.

Từ thực tiễn đó, dự án liên doanh sản xuất điện bằng sức gió đầu tiên ở Việt Nam đã hình thành từ cách đây gần tám năm (1997), địa điểm được chọn là khu bờ biển bán đảo Phương Mai, thành phố Quy Nhơn và một phần huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (một trong những nơi có nhiều gió nhất). Đối tác nước ngoài là Đan Mạch, nước có công nghệ sản xuất điện từ sức gió tiên tiến nhất thế giới.


Các chuyên gia cho biết, chi phí đầu tư cho nhà máy phong điện tuy tốn kém ngang với đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện và thủy điện (khoảng 1 triệu USD/MW), nhưng lại có nhiều ưu điểm nổi bật như ít tác động tới môi trường, không mất chi phí vận hành, nơi sản xuất điện và tiêu thụ điện năng được thu hẹp một cách đáng kể. Theo các chuyên gia, nếu dự án phong điện ở Bình Định thành công và đạt hiệu quả cao thì các địa phương có bờ biển ở nước ta, kể cả những quần đảo, bán đảo xa đất liền cũng có thể phát triển loại hình sản xuất điện năng này.

Theo VNExpress

Hỗ trợ xe máy chuyển đổi sử dụng gas


09:57:00, 29/05/2005

GS, TSKH Bùi Văn Ga với chiếc xe gắn máy chạy bằng gas

Ngày 26/5, GS, TSKH Bùi Văn Ga - Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết UBND TP Đà Nẵng quyết định hỗ trợ 100% kinh phí chuyển đổi nhiên liệu xăng sang sử dụng gas cho 100 xe mô tô, gắn máy và 10 xe ô tô trên địa bàn thành phố có nhu cầu chuyển đổi với số tiền hỗ trợ trên 150 triệu đồng.

Hiện nay có hai địa điểm được chọn để nạp gas cho xe gắn máy và ô tô ở đường Nguyễn Văn Linh và Lê Quý Đôn. Sau khi hai điểm này lắp đặt thiết bị thì trường ĐH Bách Khoa sẽ tiến hành chuyển đổi cho số lượng xe nói trên. Việc hỗ trợ toàn bộ kinh phí chuyển đổi nhằm khuyến khích người dân sử dụng nhiên liệu sạch tránh gây ô nhiễm môi trường.

Hữu Trà

Năng lượng tái tạo, tiềm năng chưa được đánh thức


08:29' 29/05/2005 (GMT+7)

(VietNamNet)-Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo song cho tới nay nguồn này chỉ chiếm 1% tổng công suất điện cả nước ( chừng 12.000MW). Phát triển mạnh năng lượng tái tạo sẽ góp phần đa dạng hoá nguồn điện, đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, nhận định của PGS.TS Nguyễn Tiến Nguyên, chuyên viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam).

PGS. TS Nguyễn Tiến Nguyên.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang hối hả phát triển, ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Nguyên nhân chính là năng lượng truyền thống (than, dầu, khí...) sắp cạn kiệt, nguồn cung cấp biến động về giá cả, chịu ảnh hưởng của chính trị và việc sử dụng chúng làm phát thải khí nhà kính, gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, theo TS Nguyên, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược tổng thể về vấn đề này và hiện Bộ Công nghiệp mới đang soạn thảo chính sách phát triển năng lượng tái tạo để trình Chính phủ. Dự kiến, Việt Nam sẽ phấn đấu để tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm khoảng 3% tổng công suất điện năng tới năm 2010 và 6% vào năm 2030. Tỷ lệ này thấp hơn so với Thái Lan (8-9% tới năm 2020).

  • Thuỷ điện nhỏ và phong điện

Các đề tài nghiên cứu đang được tiến hành cho thấy Việt Nam có thể phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo, đó là thuỷ điện nhỏ, gió, mặt trời và sinh khối (biomass). Từ lâu, thuỷ điện nhỏ đã được sử dụng ở Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng ở quy mô gia đình và cộng đồng nhỏ, chủ yếu là vùng trung du miền núi. Thuỷ điện nhỏ có sức cạnh tranh so với các nguồn năng lượng khác do điện từ đó có giá thành cạnh tranh, trung bình khoảng 4 cent (600 đồng)/KWh. Ước tính Việt Nam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW, phục vụ hơn 1 triệu người tại 20 tỉnh. Trong số 113 trạm thuỷ điện nhỏ, công suất từ 100KW-10MW, chỉ còn 44 trạm đang hoạt động. Con số 300MW quả là quá nhỏ bé so với tiềm năng của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Một loại năng lượng tái tạo nữa là gió. Theo thống kê của ngành điện, sản lượng điện năng sản xuất từ sức gió hiện nay trên thế giới tăng liên tục, năm 1994 là 3.527,5MW; năm 1997 là 7.500MW và hiện nay là trên 10.000MW... Sử dụng nguồn điện bằng sức gió không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, đặc biệt là không gây những tác động đáng kể đến môi trường. Mặc dù Việt Nam không có nhiều tiềm năng gió như các nước châu Âu song so với Đông Nam Á thì lại có tiềm năng tốt nhất. Đáng tiếc là cho tới nay phong điện ở Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Một số cột gió phát điện.

TS Nguyên cho biết tiềm năng xây dựng phong điện ở Việt Nam từ nay tới năm 2030 là 400 MW. Muốn phát triển phong điện, cần phải đo tốc độ gió cụ thể tại các vùng miền. Cho tới nay, Việt Nam đã xây dựng xong và đang vận hành một cột gió phát điện công suất 850 KW ở Bạch Long Vĩ. Ngoài ra, Trung tâm năng lượng tái tạo và thiết bị nhiệt (RECTARE), ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột gió ở hơn 40 tỉnh thành, tập trung nhiều nhất gần Nha Trang (135 cột đang hoạt động). Nha Trang cũng là nơi có một trong hai làng gió duy nhất ở Việt Nam. Việc xây dựng các cột gió ở làng này do Bộ Khoa học và công nghệ cùng với Hiệp hội Việt Nam-Thuỵ Sĩ tài trợ. Ngôi làng gió thứ hai nằm ở Cần Giờ nơi 50 cột gió đã được lắp đặt thông qua sự hỗ trợ của Pháp. Tuy nhiên, đa số các cột gió nói trên có công suất thấp, chỉ sử dụng cho hộ gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng.

Hiện còn có dự án xây dựng 20 cột gió với tổng công suất 15MW tại khu bờ biển bán đảo Phương Mai, Thành phố Quy Nhơn và một phần huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Viện Năng lượng đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi xây dựng các trang trại gió quy mô lớn, một trong số đó là trang trại 20 MW ở Khánh Hoà. Tổng công ty điện lực Việt Nam dự định tài trợ để xây dựng một trang trại nữa với công suất 20 MW, cũng ở Khánh Hoà. Giá phong điện hiện ở vào khoảng 7-8cent (800 đồng/kWh).

  • Sinh khối và mặt trời

Ngoài phong điện, tiềm năng sinh khối trong phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam cũng khá lớn. Lợi thế to lớn của sinh khối so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió và mặt trời là có thể dự trữ và sử dụng khi cần, đồng thời luôn ổn định, tình hình cấp điện không bị thất thường. Nguồn sinh khối chủ yếu ở Việt Nam là trấu, bã mía, sắn, ngô, quả có dầu, gỗ, phân động vật, rác sinh học đô thị và phụ phẩm nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Bộ Công nghiệp, tiềm năng sinh khối từ mía, bã mía là 200-250MW trong khí chấu có tiềm năng tối đa là 100MW. Hiện cả nước có khoảng 43 nhà máy mía đường trong đó 33 nhà máy sử dụng hệ thống đồng phát nhiệt điện bằng bã mía với tổng công suất lắp đặt 130MW. Tuy nhiên, nếu thừa điện thì các nhà máy này cũng không bán được.

Ngoại trừ mía đường, các nguồn sinh khối khác vẫn chưa được khai thác để sản xuất điện. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã chuẩn bị các nghiên cứu khả thi về sử dụng rác sinh học đô thị để sản xuất điện, mặc dù vậy chưa có một nhà máy sinh khối thương mại nào ở Việt Nam. Chính phủ đang đàm phán với các nhà đầu tư Anh, Mỹ để ký một hợp đồng BOT trị giá 106 triệu đôla để xây dựng một nhà máy sinh khối tại TP Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ xây dựng một nhà máy xử lý 1.500-3.000 tấn rác mỗi ngày, sản xuất 15MW điện và 480.000 tấn NPK/năm.

Nguồn khí sinh học (biogas) từ bãi rác chôn lấp, phân động vật, phụ phẩm nông nghiệp hiện mới chỉ được ứng dụng trong đun nấu. Lý do đây là nguồn phân tán, khó sản xuất điện. Ước tính cả nước có chừng 35.000 hầm khí biogas phục vụ đun nấu gia đình với sản lượng 500-1.000m3 khí/năm cho mỗi hầm. Tiềm năng lý thuyết của biogas ở Việt Nam là khoảng 10 tỷ m3/năm (1m3 khí tương đương 0,5 kg dầu). Hiện tại đang có một số thử nghiệm dùng biogas để phát điện. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, nếu mỗi ngày chạy 1 máy phát (công suất 1-2kw) trong thời gian 2 tiếng thì cần phải nuôi 20 con lợn. Giá thành của khí sinh học ở vào khoảng 6cent/kwh, tương đương 800 đồng.

Một nhà máy năng lượng sinh học.

Còn về điện mặt trời, Việt Nam đã phát triển nguồn năng lượng này từ những năm 1960 song cho tới nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiệu quả nhất của năng lượng mặt trời là đun nước nóng. TS Nguyên cho rằng nên phát động phong trào sử dụng loại hình năng lượng này ở thành phố nhằm tiết kiệm điện. Bức xạ nắng mặt trời sau khi đi qua tấm kính có thể đun nóng nước tới 80 độ C và nước được nối qua bình nóng lạnh để tắm rửa hoặc đun nấu. Với một bể 500l nước nóng/ngày, một hộ gia đình cần đầu tư 3 triệu đồng để mua thiết bị và 3 năm sẽ thu hồi được vốn. Pin mặt trời hiện chỉ được dùng ở vùng sâu vùng xa, phục vụ sinh hoạt, thông tin và liên lạc tàu bè.

Việt Nam hiện có trên 100 trạm quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tính trung bình toàn quốc thì năng lượng bức xạ mặt trời là 4-5kWh/m2 mỗi ngày. Tiềm năng điện mặt trời là tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Đông Bắc trong đó có Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng kém nhất. Do giá thành còn cao (60cent hay 8000 đồng cho 1kWh) nên điện mặt trời chưa được dùng rộng rãi. Hiện mới chỉ có 5 hệ thống điện mặt trời lớn, trong đó có hệ thống ở Gia Lai, với tổng công suất 100kWp (công suất cực đại khi có độ nắng cực đại). Chính phủ cũng đã đầu tư để xây dựng 100 hệ thống điện mặt trời gia đinh và 200 hệ thống điện mặt trời cộng đồng cho cư dân ở các vùng đảo Đông Bắc với tổng công suất là 25kWp. 400 hệ thống pin mặt trời gia đình nữa do Mỹ tài trợ đã được xây dựng cho các cộng đồng ở Tiền Giang và Trà Vinh với tổng công suất 14kWp.

  • Minh Sơn

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Thủy điện Hòa Bình hoạt động 7% mức bình thường
Việt Nam có nên xây nhà máy điện hạt nhân?
An toàn và công nghệ điện hạt nhân ở Việt Nam
Thiếu điện: "Không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ"

VN-Nga: Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử


04:17' 29/05/2005 (GMT+7)

Mới đây, tại phiên họp lần thứ 2 Ban điều hành hợp tác Việt – Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT) diễn ra tại Hà Nội, phiá VN đã đề nghị Nga giúp đào tạo cán bộ điện hạt nhân. Hiện VN đang chuẩn bị nguồn nhân lực cho kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong thời gian tới

VN đang tích cực chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong tương lai. Trong ảnh: Quang cảnh một nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu (Ảnh từ trang web nước ngoài)

Theo Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện NLNT VN, tại khóa họp lần này, phía Việt Nam đã đề nghị phía Nga giúp Việt Nam đào tạo cán bộ điện hạt nhân tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu của Nga trong lĩnh vực này theo phương thức Việt Nam sẽ chịu chi phí ăn, ở, đi lại còn Nga sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo mỗi năm. Trong bối cảnh nguồn năng lượng từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện ngày càng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, vấn đề nguồn năng lượng điện bổ sung, nhất là điện hạt nhân đặt ra càng cấp thiết. Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân, do đó, nguồn nhân lực cho Nhà máy điện hạt nhân cũng đang được ráo riết chuẩn bị. Theo tính toán, phát triển nhà máy điện hạt nhân cần đến 5000 - 6000 người, nhưng 85% trong số này là công nhân lành nghề. Chỉ cần khoảng 300 - 400 cán bộ quản lý, vận hành có trình độ là có thể đáp ứng được yêu cầu. Việc cử cán bộ ra đào tạo tại những nước có kinh nghiệm về NLNT như Nga là rất thiết thực và cần thiết.

Tại Phiên họp thứ 2 này, hai bên đã cùng nhau kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hợp tác trong giai đoạn 2003-2004; thảo luận phương hướng và đề ra kế hoạch hợp tác cho giai đoạn 2005-2006.

Ngoài ra, tại phiên họp trên, thảo luận về Kế hoạch Hợp tác trong giai đoạn 2005 – 2006, hai bên đã tập trung vào 5 lĩnh vực: Lò phản ứng nghiên cứu với mục tiêu là phục vụ vận hành an toàn và khai thác hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tới năm 2015; Công nghệ bức xạ với mục tiêu hoàn thành việc nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, nghiên cứu công nghệ gia tốc phục vụ chiếu xạ và đảm bảo khả năng cung cấp nguồn phóng xạ Co-60 cho các cơ sở chiếu xạ của Việt Nam; Công nghệ nhiên vật liệu hạt nhân với mục tiêu hợp tác trong nghiên cứu thăm dò quặng phóng xạ và nghiên cứu công nghệ sản xuất uran và xử lý thải phóng xạ; Điện hạt nhân với mục tiêu trao đổi thông tin, chuyên gia và đào tạo cán bộ về điện hạt nhân; Các ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ.

Chính phủ Việt Nam và Chính phủ LB Nga đã ký Hiệp định về Hợp tác trong lĩnh vực sử dụng Năng lượng nguyên tử (NLNT) vì mục đích hòa bình vào ngày 27/3/2002.

  • Theo Khoa học và Phát triển

Rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng ở Anh

Nhà máy hạt nhân Sellafield
TTO - Theo AFP ngày 28-5, một sự cố được coi là nghiêm trọng nhất trong năm đã xảy ra tại nhà máy hạt nhân Sellafield. 83.000 lít chất lỏng bị nhiễm phóng xạ nặng đã rò rỉ mà không hề được hay biết.

Trang nhất tờ Independent đưa tin rằng lượng nước bị nhiễm phóng xạ này đủ để lấp đầy một nửa hồ bơi tiêu chuẩn (dài 50 mét, rộng 25 mét và sâu khoảng 2 mét).

Cũng trên tờ Independent, Nhóm hạt nhân Anh Quốc, tổ chức quản lý Sellafield đã thừa nhận rằng các công nhân tại đây đã phớt lờ lời cảnh báo về một đường ống có nguy cơ bị rò từ tháng 8.

Theo Tổ chức năng lượng hạt nhân quốc tế thì sự cố này được xếp vào mức độ 3 (mức cao nhất là mức 7 với sự cố nhà máy hạt nhân Chernobyl năm 1986).

Từ thứ hai vừa qua (23-5), công việc bơm khối chất lỏng độc hại này trở vào nhà máy Thorp đã được tiến hành. Được biết sự cố hạt nhân mức độ 3 lần trước tại Anh diễn ra vào năm 1992 và trớ trêu thay cũng xảy ra tại Sellafield.

Vụ rò rỉ đã diễn ra tại nhà máy xử lý Thorp thuộc nhà máy Sellafiel, nằm ở Cumbria, tây bắc nước Anh, đã được phát hiện vào ngày 19-4. Sự cố này cũng đã làm dấy lên một chiến dịch cảnh báo những nơi có nguy cơ bị rò rỉ cao và gây khó chịu cho chính phủ, trong khi đó thì ngành công nghiệp hy vọng sẽ sớm xây dựng nhiều nhà máy mới.

KINH LUÂN (Theo AFP)

Saturday, May 28, 2005

Tình hình thiếu điện nghiêm trọng ở Việt Nam và các giải pháp đề cử


Mưa nhân tạo, giải hạn hồ Hòa Bình: Cần 6 triệu đô
10:58' 28/05/2005 (GMT+7)

Sáng 27-5, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học về mưa nhân tạo do Viện Khí tượng Thủy văn tổ chức. Tại hội nghị, PGS-TS Vũ Thanh Ca, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới (Viện Khí tượng Thủy văn), khẳng định: Có thể giải hạn cho hồ Hòa Bình bằng mưa nhân tạo.

. Phóng viên: Xin ông cho biết, làm mưa nhân tạo có thể giải hạn cho hồ Hòa Bình không?

PGS-TS Vũ Thanh Ca (Ảnh: TT)

- PGS-TS Vũ Thanh Ca: Việc làm mưa nhân tạo có thể giúp tăng lượng nước phục vụ đời sống, sản xuất, chống hạn hay phòng chống cháy rừng... Đặc biệt là có khả năng kéo dài mùa mưa để dự trữ nước cho mùa khô. Nếu được đầu tư hoàn chỉnh về thiết bị và công nghệ làm mưa nhân tạo phù hợp sẽ giải hạn được thủy điện Hòa Bình ở thời điểm mùa khô. Để làm mưa nhân tạo cần có 2 yếu tố là cơ sở hạ tầng (thiết bị, công nghệ làm mưa nhân tạo...) và nhân lực. Hiện tại, đồng bằng trung du Bắc Bộ được xem là thuận lợi nhất để làm mưa nhân tạo với số liệu nghiên cứu khí tượng được tích lũy từ nhiều năm nay, cộng thêm mạng lưới trạm quan trắc được phủ kín hơn các khu vực khác và điều kiện mây thuận lợi (yếu tố quan trọng nhất để làm mưa nhân tạo).

. Vậy cần bao nhiêu tiền để làm mưa nhân tạo?

. Theo tính toán của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải, nếu thiếu 1 KWh điện thì nền kinh tế thiệt hại 0,5 USD. Hiện mỗi ngày VN thiếu 6 - 7 triệu KWh, nghĩa là mất 3 triệu USD/ngày. Vậy tại sao chi 6 triệu USD làm mưa nhân tạo để giải hạn cho hồ Hòa Bình chúng ta chưa dám đầu tư?

- Kinh phí nhiều nhất là mua sắm các thiết bị ban đầu gồm máy bay, radar và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài với khoản tiền từ 5 - 6 triệu USD. Hiện tại, VN đã có máy bay đủ để làm mưa nhân tạo, còn radar rẻ nhất (Mỹ) khoảng 2 triệu USD, còn lại là các thiết bị khác và công nghệ làm mưa. Những thiết bị này có thể hoạt động trong 20 năm tới mà không sợ lạc hậu. Hiện nay, chúng tôi được biết nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng quốc gia Mỹ (NCAR) với phương pháp làm mưa nhân tạo theo công nghệ phun đốt tráng nước được Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hiệp Quốc đánh giá là có hiệu quả và hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, để làm được việc này phải lập dự án rồi trình duyệt qua nhiều khâu mất rất nhiều thời gian.

. Nếu Chính phủ đồng ý cấp tiền ngay mà không phải lo các thủ tục phiền hà, thì trong thời gian bao lâu sẽ làm được mưa nhân tạo?

- Với điều kiện đó thì trong thời gian từ 15 ngày đến 1 tháng chắc chắn sẽ triển khai làm được mưa nhân tạo cung cấp lượng nước cơ bản cho thủy điện Hòa Bình phát điện (nếu điều kiện mây tốt). Từ 20 ngày nay ở lưu vực sông Đà đầu nguồn thủy điện Hòa Bình liên tục có mây, tuy nhiên do một số yếu tố tự nhiên nên không thể gây ra mưa.

. Giá thành của một mét khối nước từ việc làm mưa nhân tạo là bao nhiêu, thưa ông?

- Có nhiều yếu tố làm nên giá thành của mưa nhân tạo nhưng nhìn chung là rất rẻ. Theo tính toán của chúng tôi, để làm mưa nhân tạo ở VN chi phí khoảng 20-30 đồng/m3 nước, bao gồm cả chi phí đầu tư ban đầu. Ở Mỹ hiện nay, giá thành vào khoảng 50-60 đồng/m3 nước.

. Các hóa chất để làm mưa nhân tạo có gây hại cho môi trường và sức khỏe con người không?


- Tôi khẳng định là với công nghệ phun đốt tráng nước sẽ không ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Còn theo công nghệ trước đây dùng một số chất như iodide bạc nhưng với hàm lượng rất nhỏ nên không đủ gây hại môi trường. Còn các chất độc khác như băng khô (carbonic khô), băng lỏng (carbonic lỏng) và ni tơ lỏng thì khi rơi xuống đất sẽ bay hơi hết, không có khả năng gây hại.

. Khi nào VN có thể làm mưa nhân tạo một cách phổ biến để chống hạn?

- Hiện nay chúng tôi mới chỉ thực hiện đề tài khoa học của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đang trong quá trình chuẩn bị. Dự kiến, đến cuối năm 2005, sẽ có báo cáo khả thi và đầu năm 2006 sẽ báo cáo đề tài. Đến năm 2008, sẽ tiến hành thử nghiệm làm mưa nhân tạo, kết hợp phục vụ đời sống. Từ năm 2010, sẽ tiến hành sử dụng làm mưa nhân tạo phổ biến đáp ứng theo yêu cầu. Ở miền Trung sẽ khó khăn hơn về điều kiện tự nhiên, nhưng ở Tây Nguyên và ĐBSCL có thể làm mưa nhân tạo và thuận lợi nhất vẫn là đồng bằng trung du Bắc Bộ.

  • Theo Người Lao Động

Vận hành Nhà máy nhiệt điện Na Dương:

Ứng cứu ngành điện

Tổ máy số 2 Nhà máy nhiệt điện Na Dương đang vận hành với công suất 55,6 MW (ảnh chụp chiều 27-5-2005) - Ảnh: T.T.D.
TT - Trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng tại các tỉnh miền Bắc, từ chiều 25-5, mặc dù đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, hiệu chỉnh thông số và chưa được nhà thầu Marubeni (Nhật Bản) bàn giao nhưng Tổng công ty Than VN (TVN) đã quyết định đưa Nhà máy điện Na Dương vào hoạt động để ứng cứu ngành điện.

Theo kế hoạch, các nhà máy điện Na Dương, Cao Ngạn (Thái Nguyên) thuộc TVN và Uông Bí (Quảng Ninh) thuộc Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đều đã phải đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do tiến độ xây dựng chậm nên cả ba nhà máy này đều không vận hành đúng kế hoạch. Cao Ngạn dự kiến tới quí 3 này sẽ vận hành, còn Uông Bí phải chờ đến 2006.

Chiều 27-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Pha - phó giám đốc Công ty nhiệt điện Na Dương - cho biết Nhà máy nhiệt điện Na Dương đang vận hành tổ máy số 2, cung cấp cho EVN khoảng 1,2 triệu kWh điện mỗi ngày. Na Dương có hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 55,6 MW. Dự kiến tổ máy số 1 sẽ vận hành vào chiều 31-5. Sau khi đi vào hoạt động, hai tổ máy của Na Dương sẽ cung cấp cho EVN 2,4 triệu kWh điện mỗi ngày, tức là có khả năng đáp ứng cho ba tỉnh có nhu cầu điện tương đương như Lạng Sơn.

Tính từ khi chạy thử nghiệm đến nay, Na Dương đã bán cho EVN 145 triệu kWh điện. Sau khi vận hành chính thức, nhà máy này sẽ đáp ứng cho EVN mỗi năm khoảng 600 - 650 triệu kWh điện. Hiện tại, giá bán điện của Na Dương cho EVN là 620 đồng/kWh. Đây là giá bán được xây dựng từ năm 2001. Theo ông Pha, nếu tính theo giá hiện tại, giá bán 1 kWh điện sẽ phải là 660 đồng. Như vậy, nếu bán theo giá cũ, Na Dương mỗi năm thiệt khoảng 24 tỉ đồng.

Na Dương hiện là nhà máy điện duy nhất của ngành than đang ứng cứu cho ngành điện. Mỗi ngày, ước tính Na Dương tiêu thụ khoảng 1.600 - 1.800 tấn than. Khác với các nhà máy nhiệt điện than khác sử dụng công nghệ đốt than phun, Na Dương áp dụng công nghệ lò đốt than tầng sôi tuần hoàn nên có thể đốt được nhiên liệu là các loại than kém chất lượng nhất tại mỏ than Na Dương. Một ưu điểm khác của công nghệ lò đốt than tầng sôi tuần hoàn là việc thải khí độc thấp nên không gây ô nhiễm môi trường.

KHIẾT HƯNG



Làm sao đủ điện? Nhập khẩu!


15:00' 25/05/2005 (GMT+7)

Suốt tuần qua, mất điện luôn là đề tài nóng nhất của các báo, nóng hơn cả ... kỳ họp Quốc hội. Ngay khi bài viết của chuyên gia Bùi Văn (Chương trình kinh tế Fulbright Việt Nam) đến với chúng tôi, VietNamNet cũng đang trong tình trạng mất điện nên bài viết đã không thể xuất hiện sớm như mong muốn. Và vì thế, chúng tôi càng tâm đắc với ý kiến của tác giả: giải pháp để có điện nhanh và hợp lý nhất trong thời buổi hội nhập là: nhập khẩu (thay vì chờ đợi các phản ứng khác của nền kinh tế theo kiểu tự cung, tự cấp).


Điện, công nghệ, và hội nhập

Việc mất điện có lẽ đã trở thành ký ức xa xưa của người Hà Nội. Dường như đã xa lắm rồi, khi đèn điện phụt tắt thì mọi người thản nhiên đi thắp ngọn đèn dầu. Và khi nghe một tiếng reo “A a a...” kéo dài ngoài phố, tự nhiên mọi người hiểu là điện đã có trở lại.

Nhưng câu chuyện đã quay trở lại từ tuần qua. Có hai điều làm cho việc cắt điện được đặc biệt chú ý hơn so với trước đây. Thứ nhất, lịch cắt điện được công khai minh bạch. Lý do cắt điện được giải thích rõ ràng. Biện pháp giải quyết cũng được công bố: tăng cường tải điện từ miền Nam, đàm phán mua điện của Trung Quốc, và chờ... mưa lũ. Thứ hai, cuộc sống người dân ngày nay đã gắn quá chặt với điện, từ ngọn đèn chiếu sáng đến chiếc máy bơm nước lên tầng cao, từ cái nồi cơm điện đến chiếc điện thoại “mẹ bồng con” mà mất điện trở nên vô dụng, từ chiếc ti-vi để xem bóng đá quốc tế đến dàn máy lạnh để được ngủ đắp chăn giữa mùa hè. Quan trọng hơn nữa là công việc kinh doanh và việc làm của bao người đang gắn chặt vào điện.

Bản chất của công nghệ

Công nghệ và kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về điện càng tăng. Ước tính năm 2003 bình quân mỗi người dân Việt Nam sử dụng 500 kWh. Con số này ở Trung Quốc là 1250 kWh, và ở Thái Lan là 1650 kWh. Có lẽ chẳng cần bàn đến các con số của Singapore, Nhật Bản hay ở Âu – Mỹ, cũng đủ thấy nhu cầu của ta còn tăng nhiều nữa.

Thiếu điện cũng thể hiện bản chất của công nghệ. Thứ nhất, lương thực hay sắt thép có thể dự trữ trong kho được, nhưng điện thì không thể. Thứ hai, để bổ sung cho công suất điện thiếu hụt thì phải mất hàng năm trời xây dựng (tất nhiên có cách nhanh hơn là ra chợ mua ngay một chiếc máy phát mi-ni, nhưng rõ ràng đây không phải là cách giải quyết hệ thống). Thứ ba, nhiệt điện thì điều hòa quanh năm nhưng phải đốt dầu hay than đắt đỏ, thuỷ điện chỉ dùng nước trời cho nhưng phải lệ thuộc vào thời vụ và tính tình của ông trời. Không may là mùa nước cạn của ta lại chính là mùa nóng bức nhất và nhu cầu dùng điện lên cao nhất.

Ngành điện đã hết sức nỗ lực trong việc tăng phạm vi bao phủ của mạng lưới cấp điện, trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong sản xuất và tiêu dùng. Đây là một bài toán rất khó với nhiều biến số: huy động vốn, cân đối năng lực sản xuất điện và truyền tải điện, dự báo nhu cầu, và cả dự báo... thời tiết.

Hiện nay thủy điện chiếm 46% sản lượng điện của Việt Nam. Nghĩa là, gần một nửa sản lượng điện của ta phải tùy thuộc vào tính nết của ông trời. Nếu xét đến các biện pháp điều hòa lượng nước dự trữ cho thủy điện, tính đến mùa khô vẫn còn khoảng một phần tư đến một phần ba nhu cầu điện của ta phải chịu rủi ro thời tiết.

Nếu đầu tư nhiệt điện để cung cấp bù cho thuỷ điện khi nước cạn, chúng ta sẽ mất một phần tư công suất phát điện (tương đương hàng tỉ đô la đầu tư) chỉ để hoạt động trong một tháng khô hạn và nằm chơi không trong những tháng còn lại. Một tháng hoạt động nhưng phải chịu khấu hao mười hai tháng sẽ đẩy giá thành lên quá mức có thể chấp nhận được.

Tác động của hội nhập

Một yếu tố nữa nên được sớm đưa vào bài toán. Đó là yếu tố hội nhập.

Theo thống kê chưa đầy đủ, thế giới này có 85 nước đang xuất khẩu điện, 99 nước đang nhập khẩu điện, trong đó có 75 nước vừa xuất vừa nhập. Ngay cạnh chúng ta, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu 11 tỉ kWh điện và nhập khẩu 2,5 tỉ kWh, Thái Lan hàng năm xuất khẩu 200 triệu kWh và nhập khẩu 600 triệu kWh. Người ta đã sử dụng hội nhập để giải bài toán mất cân đối cung cầu theo không gian và theo thời gian. Đối với ta, việc nhập khẩu điện đã được đề ra trong chiến lược phát triển điện, nhưng đến nay vẫn ở mức đang... thương lượng. Dù cho giá nhập khẩu có thể cao, vẫn không thể cao hơn giá thành của một nhà máy mà mỗi năm chỉ vận hành một tháng.

Mở rộng ra, nhiều vấn đề kinh tế nên được xem lại trên quan điểm hội nhập. Đến nay tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 140% tổng thu nhập quốc dân. Xét theo con số này, chúng ta thuộc hàng hội nhập cao trên thế giới. Nhưng dường như ở vài lĩnh vực đâu đó vẫn còn quan điểm tự cung tự cấp. Nếu nước nào cũng tự chủ về điện, Trung Quốc xuất khẩu điện cho ai? Nếu ai cũng nhất định t chủ về lương thực, Việt Nam chẳng thể nào xuất khẩu gạo nhiều như hiện nay. Tự cung tự cấp để bảo đảm an ninh cũng là một lập luận, nhưng nên xét tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý. Cái giá phải trả cho tự cấp 100% thường là rất cao.

  • Bùi Văn



Năm 2008, sẽ không còn lo thiếu điện?
12:17' 25/05/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Với tốc độ xây dựng có năm tới 8-10 nhà máy điện, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng nghĩ rằng đến năm 2008-2010 có thể đáp ứng được nhu cầu điện.

Ông Đào Văn Hưng.
Ông Hưng đã có cuộc trao đổi với báo giới bên lề hành lang Quốc hội sáng 24/5.

- Ông có cho rằng, để xẩy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay có phần trách nhiệm của ngành điện ở chỗ lệ thuộc quá nhiều vào thuỷ điện và xây dựng các nhà máy phát điện mới chậm tiến độ?

- Trước hết phải nói như thế này! Năm 2001, EVN đã nhận định được tình hình và đã đề xuất với Chính phủ xin một cơ chế đặc biệt để làm đường dây 500kV mạch 2. Có như vậy bây giờ ta mới có thêm 4 triệu KWh/ngày. Thời gian vừa rồi làm rất cấp bách, hầu như công nhân phải leo trên cột 3 ca, kể cả ban đêm.

Lý giải việc cắt điện không đúng như lịch công bố, ông Đào Văn Hưng nói: ''Hiện nay ở miền Bắc sa thải 9-10% lượng điện năng hàng ngày, riêng Hà Nội thì khoảng 4-5%. Đã ra lịch (cắt điện) như thế rồi thì thực hiện theo lệnh đó. Tuy vậy, trong quá trình thao tác cũng có những đường dây bị quá tải. Những nhánh phụ tải nào không quan trọng buộc phải sa thải để kịp cứu chứ không máy vượt tần số cho phép thì cũng tự cắt. Cũng giống như 10 người cùng khiêng vật gì đó, một ông buông ra thì những ông khác không thể nào gánh nổi cứ thế phải buông ra''.

Thứ hai, ngành điện đầu năm 2004 đã chủ động đàm phán với Trung Quốc để mua điện vì đã nhận định trước tình hình.

Việc thứ ba, chúng ta phải nhìn nhận chung việc hồ thủy điện Hoà Bình hoặc một hồ thủy điện nào đó trên thế giới cạn nước đều dẫn đến nguy cơ thiếu điện. Nhưng để khắc phục được tình trạng này thì không thể đầu tư một nhà máy điện để ''chờ'' xẩy ra sự cố. Không thể bỏ 2,5-3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy cứu được công suất thủy điện Hoà Bình trong 5-10 ngày như hiện nay. Không có nhà nước, không có doanh nghiệp nào đứng ra làm việc như vậy.

Na Uy, Phần Lan, New Zealand... đầu tư đến 80-90% là thuỷ điện, như Na Uy là 100%. Người ta cũng đưa ra một nguyên tắc điều hành: Nếu như tần suất nước về từ 70% trở lên thì hầu sẽ phải cắt điện. Đó là việc phải xẩy ra và thiệt hại do cắt điện so với việc đầu tư nhà máy đảm bảo 100% công suất để cứu những ngày hạn thì không ai làm cả. Vì như vậy rất thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư quá lớn mà nhà máy nằm chờ.

Bây giờ mình đặt câu hỏi tương tự, tại sao nhà ở Việt Nam hay các nước có động đất không tính đến động đất cấp 8, cấp 9 mà phải để cho nó sập. Có thời điểm dẫn đến chết người nhưng không thể đầu tư một vốn quá lớn chống động đất hoặc hiện tượng sóng thần. Những cái thuộc về thiên tai, chúng ta chỉ phòng và chống ở mức độ nào đó cho phép.

- Nhưng việc thiếu điện không giống như thiên tai, trường hợp này có lỗi nào do quy hoạch điện chưa được đảm bảo?

- Tổng sơ đồ điện chúng tôi đã điều chỉnh lần thứ 2. Với tốc độ xây dựng như thế này thì tôi nghĩ vào vào năm 2008-2010 có thể đáp ứng được nhu cầu điện. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận thế giới xung quanh, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan... hiện đang thiếu năng lượng như chúng ta. Bởi vì với một tốc độ phát triển kinh tế như thế này, thì việc xây dựng các nhà máy điện để đuổi theo kịp là một việc khó.

Ví dụ bây giờ trời nắng nóng thì mỗi người bỏ tiền ra mua một cái điều hoà thì tự nhiên phụ tải tăng 50%, Nhưng ngành điện không thể bỏ tiền xây ngay một nhà máy điện chỉ trong thời điểm 2-3 ngày được mà phải mất 4-5 năm. Ví dụ, việc cung cấp điện cho tỉnh Bình Dương cho thấy một bài học rất lớn. Bình Dương hiện nay tăng 40% phụ tải nhưng ngành điện không thể lao theo kịp tốc độ đó được. Bởi vì nhà máy xây 1-2 xong thì sử dụng điện. Nhưng nhà máy điện thì không thể như thế, thường chậm một nhịp 1-2 năm. Những quy hoạch vừa rồi đều đã đưa một tốc độ xây dựng rất cao, có năm khởi công đến 8 -10 nhà máy điện. Chưa có giai đoạn nào làm như thế này cả! Nhưng phải có thời gian thì mới đuổi theo kịp nhu cầu sử dụng điện.

- Thủy điện Sơn La thì sau khi hoàn thành có giải quyết vấn đề này không, thưa ông?

- Đã có nhà máy thuỷ điện Sơn La thì không xẩy ra tình trạng này. Bởi vì thuỷ điện Sơn La tích được 9 tỷ m3 nước ở trên đó. Nó sẽ phát điện sau đó nước đưa về thủy điện Hoà Bình phát lại một lần nữa rất là tốt.

- Có ý kiến làm nhà máy điện hạt nhân...?

- Nhà máy điện hạt nhân cũng nằm trong quy hoạch nhưng hiện nay thì ngành điện đang làm báo cáo tiền khả thi.

  • Văn Tiến ghi

Thiếu điện nghiêm trọng năm 2005
07:16' 27/05/2005 (GMT+7)

Hồ Hòa Bình quằn quại dưới mực nước chết
(VietNamNet) - Tính đến 13h chiều nay (26/5) mực nước hồ Hòa Bình ở mức 78,03m thấp hơn mực nước chết 1,97m.

Chùm ảnh: Mắc kẹt ở những ngã tư... không đèn
(VietNamNet) - Nhiều đèn tín hiệu giao thông ở Hà Nội được cúp điện để tiết kiệm. Còi inh ỏi, xe máy đan xen, ôtô chết dí là cảnh thường xuyên diễn ra.

Hà Nội: Diện cắt điện hẹp dần
(VietNamNet) - Do Nhiệt điện Phả Lại tăng công suất và miền Bắc đã nhận 4 triệu KWh điện từ miền Nam, ít khu vực bị cắt điện hơn từ hôm nay.

Thị trường tiêu dùng quay lại thời thiếu điện?
(VietNamNet) - Chị Hương bán hàng tạp phẩm tại khu A tập thể Nghĩa Tân cho biết, mặt hàng bán chạy nhất là nến, đặc biệt là nến to để dùng thắp sáng.

Miền Bắc sẽ phải tiết kiệm 30% điện sinh hoạt
Miền Bắc sẽ phải tiết kiệm tối thiểu 30% điện sinh hoạt, chiếu sáng để dành cho sản xuất, kinh doanh.

Nháo nhác như công sở… mất điện
(VietNamNet) - Từ bệnh viện, Bộ giáo dục đào tạo đến tòa soạn báo, cảnh nhốn nháo bắt đầu diễn ra trong mấy ngày qua mỗi khi bị cúp điện.

Hà Nội: "Cúp" điện có cắt nước sinh hoạt?
(VietNamNet) - Vào hè, nước sinh hoạt luôn là vấn đề nóng bỏng tại Hà Nội. Mấy ngày qua Hà Nội bị cắt điện luân phiên, nước sinh hoạt sẽ thiếu?

HN: Được "ứng cứu", cắt điện diện rộng hơn
(VietNamNet) - Dù điện đã tải từ Nam ra Bắc, việc cắt điện luân phiên vẫn được thực hiện với Thủ đô, trên nhiều khu vực hơn cả những ngày trước.

Chiều nay, bắt đầu tải điện từ Nam ra Bắc
(VietNamNet) - Ông Đào Văn Hưng, Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực VN cho biết như vậy tại hành lang Quốc hội sáng nay.

Tường thuật từ... dưới mực nước chết
(VietNamNet) - Hồ Hoà Bình đã xuống dưới mực nước chết. Không mưa, mực nước càng giảm, sự lo âu trên gương mặt người thợ điện càng tăng...

Giữa tháng 6, hồ Hòa Bình mới đủ nước
(VietNamNet) - Phó GĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ cho biết, mưa lũ đầu mùa về khoảng 10 - 15/6 mới đủ sức nâng mực nước hồ.

Hồ Hòa Bình xuống dưới mực nước chết
(VietNamNet) - 7h sáng nay, mực nước hồ chỉ còn 79,35 m, thấp hơn mức chết 65 cm. Lượng nước vào rất thấp chỉ đạt 165 m3/s.

Thiếu điện: Hà Nội ngột ngạt
Đường tắc do đèn giao thông mất, công sở thắp nến làm việc, gia đình ra tiệm ăn cơm tối, "cò" xăng cũng tranh thủ nâng giá.

Đổ xô mua máy phát điện
(VietNamNet) - Bỏ ra tiền triệu để mua một chiếc máy phát điện cho hộ gia đình, cơ quan, văn phòng... đang là một thực tế diễn ra tại Hà Nội.

Ngày 24/5: Miền Bắc sẽ có điện “giải nguy”
Tối 22/5, Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đã đóng điện vận hành đường dây 500kV mạch 2 Đà Nẵng - Hà Tĩnh (dài 392,8km) với công suất 850 MW.

Ký túc xá những đêm mất điện
(VietNamNet) - “Mất điện rồi.. ồi…!” Đám sinh viên Kí túc xá Mễ Trì, ĐHKHXH&NV Hà Nội ùa ra hành lang hò reo ầm ĩ. Cả khu nội trú tối đen như mực.

Tiết kiệm - giải pháp sống còn đối phó thiếu điện
(VietNamNet) - Sau khi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam họp báo gấp, thông báo các biện pháp tiết kiệm điện.

Hà Nội bắt đầu cắt điện một số khu vực
(VietNamNet) - Dù cố gắng đảm bảo tối đa việc cấp điện nhưng Hà Nội vẫn công bố lịch cấp điện không ổn định cho một số khu vực.


Iran và EU đàm phán về hạt nhân

10:13:35, 26/05/2005

Iran đang đe doạ tái tục chương trình làm giàu uranium của họ

Các cuộc đàm phán ở Geneva nhằm phá vỡ bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran đã kết thúc với cả hai phía nói rằng họ tin là có thể đạt được thỏa thuận.
Liên Hiệp châu Âu và Iran đã cam kết sẽ tiếp tục đàm phán.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Liên Hiệp châu Âu và Iran đã ký hiệp định tại Paris, theo đó Iran ngưng làm giàu uranium vốn có thể dẫn đến phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên trong thời gian gần đây Iran muốn bắt đầu lại quá trình làm giàu uranium vì mục đích hòa bình.

Đàm phán tại Geneva được xem là những cố gắng cuối cùng nhằm thuyết phục Iran xem xét lại. Nếu Iran cứ tiếp tục làm giàu uranium, họ sẽ bị đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và có thể bị trừng phạt kinh tế.

Khi đàm phán kết thúc muộn hơn dự kiến hai giờ đồng hồ, Ngoại trưởng Anh Jack Straw bước ra khỏi phòng họp nói rằng đó là cuộc đàm phán kỹ càng nhưng phức tạp. Ông nói Liên Hiệp châu Âu đã đồng ý sẽ trao cho Iran đề nghị cụ thể về chuyện họ phải thực thi Hiệp định Paris như thế nào vào cuối tháng 7. "Hiệp định Paris nói rõ rằng quá trình làm giàu và chuyển hóa uranium sẽ ngưng lại cho tới khi đạt được một hiệp định dài hạn trong khuôn khổ hiệp định Paris".

Trong khi đó người đứng đầu đoàn đàm phán của Iran, ông Hassan Rohani kiên quyết rằng Iran có quyền phát triển chương trình hạt nhân vì mục tiêu hòa bình. Nhưng điều quan trọng là ông đã không nhắc lại đe dọa của Iran về bắt đầu lại quá trình làm giàu uranium.

Ông Rohani phát biểu sau khi đàm phán kết thúc tại Geneva: ''Các đối tác đối thoại châu Âu đề nghị rằng vào cuối tháng 7 họ sẽ đưa cho chúng tôi đề nghị cụ thể để thực hiện toàn bộ hiệp định Paris''. ''Điều này rất quan trọng đối với chúng tôi vì trong suốt qúa trình đàm phán chúng tôi luôn lo ngại về chuyện đàm phán sẽ kéo dài một cách không cần thiết".

Nhưng trước khi đàm phán bắt đầu cả hai phía nói rằng họ không muốn hiệp định Paris bị đổ vỡ và ít nhất vào thời điểm hiện nay, hai bên đã đạt được điều họ muốn.

(Theo BBC)

Hà Nội bị cắt điện, sao đến nông nỗi này, giải pháp ở đâu?


Châu Âu với cuộc cách mạng năng lượng sạch


Trước mối đe dọa thay đổi khí hậu toàn cầu và nguy cơ không bảo đảm an toàn năng lượng, Liên hiệp châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lược mới về phát triển năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, năng lượng sinh học, địa nhiệt điện, quang điện...

EU đã đầu tư hơn 800 triệu euro để nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo với mục tiêu năng lượng sạch chiếm 12% tổng sản lượng điện của châu Âu vào năm 2010. Chiến lược này của EU được coi là cuộc cách mạng về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất điện.

Hiện nay, các nguồn năng lượng sạch chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng điện của châu Âu. Công nghiệp điện của EU chủ yếu dựa vào dầu mỏ, khí đốt, than, hạt nhân... Nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất điện từ các nguồn địa nhiệt, gió và thủy triều được triển khai tại châu Âu, thu hút sự tham gia của Pháp, Ðức, Anh, Italy, Thụy Sĩ... Năm 2004, Chương trình môi trường LHQ (UNEP) công bố Sáng kiến tài chính năng lượng bền vững nhằm thu hút các khu vực và tổ chức tài chính đầu tư vào lĩnh vực năng lượng gió và pin mặt trời. Năng lượng gió ngày càng được nhiều nước khai thác vì chi phí sản xuất điện từ sức gió đang giảm mạnh. Các nhà máy khai thác năng lượng gió góp phần hạn chế đáng kể lượng khí thải các-bô-níc so với sản xuất điện từ năng lượng hóa thạch và tạo thêm nhiều việc làm. Ðức và Anh hiện là những nước dẫn đầu châu Âu trong việc nghiên cứu và triển khai nguồn năng lượng từ sức gió.

Hiệp hội Năng lượng gió của Anh cho biết, trong năm 2004, tiến độ xây dựng các nhà máy phát điện chạy bằng sức gió của Anh đạt mức kỷ lục với tổng công suất các nhà máy được xây dựng là 253 MW, tăng gấp hai lần năm 2003. Chính phủ Anh đặt mục tiêu tăng gấp hai lần tỷ trọng điện tái sinh từ 10% lên 20% vào năm 2020. Ðể đạt mục tiêu này, Anh phải lắp đặt thêm 3.000 tua-bin điện gió, bổ sung cho 1.000 tua-bin đang vận hành. Dự kiến nguồn năng lượng từ sức gió sẽ chiếm hai phần ba tổng sản lượng điện tái sinh ở Anh vào năm 2010. Chính phủ Anh đã công bố dự án xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió lớn nhất thế giới trên Biển Bắc với khoảng 200 tua-bin và tổng công suất lên tới 1.000 MW. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, năng lượng gió ở Anh sẽ là nguồn năng lượng rẻ nhất vào năm 2020.

Ðức là nước sản xuất hơn một phần ba năng lượng gió trên toàn thế giới, tiếp theo là Mỹ và Tây Ban Nha. Cuộc cách mạng năng lượng gió ở Ðức bắt đầu năm 1991. Chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo được Chính phủ Ðức thông qua và chính thức có hiệu lực từ tháng 4-2000. Hiện nay, ở Ðức có hàng chục công ty khai thác năng lượng từ sức gió, đứng đầu là Công ty Enercon. Hiệp hội Năng lượng gió của Ðức cho biết, tới năm 2010, năng lượng gió sẽ bảo đảm cung cấp khoảng 10% nhu cầu điện của nước này. Cơ quan Năng lượng Ðức đề ra mục tiêu đến năm 2015 sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo chiếm 20% tổng sản lượng điện quốc gia, trong đó 35 nghìn MW điện được sản xuất từ sức gió. Bộ Môi trường Ðức vừa công bố kế hoạch đầu tư 45 tỷ euro từ nay tới năm 2030 để phát triển ngành khai thác năng lượng từ sức gió. Ðức có kế hoạch xuất khẩu thiết bị tua-bin gió và năng lượng từ sức gió, xây dựng các nhà máy năng lượng gió ngoài khơi. Theo Chiến lược về khai thác nguồn năng lượng gió trên biển của Chính phủ Ðức, tới năm 2030 nước này sẽ xây dựng các nhà máy khai thác năng lượng gió trên biển ở khu vực giữa Biển Bắc và biển Ban-tích.

Tổ chức môi trường Hòa bình xanh hoan nghênh nhiều nước châu Âu tham gia giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thực hiện Nghị định thư Kyoto về môi trường. Các chuyên gia kinh tế hy vọng, trong tương lai, năng lượng sạch, đặc biệt là từ sức gió và mặt trời sẽ được nhiều nước trên thế giới sử dụng vì tính ưu việt của nó.


Báo Nhân Dân - BH

Dầu khí, Than và Năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam


Dầu khí

Dầu khí đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm 1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, ngày càng góp nhiều vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa. Đến nay, đã có 37 Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa Petro Vietnam và các đối tác nước ngoài nhằm thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Tổng diện tích các lô đã được ký hợp đồng thăm dò vào khoảng 250.000 km2, chiếm 50% tổng diện tích thềm lục địa Việt Nam. Qua kết quả thăm dò cho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí. Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu. Hai bể còn lại là Nam Côn Sơn và Malay- Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí. Bể Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất.

Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao. Trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m3. Trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4.000 tỷ m3.

Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu và khí đều tăng cao, năm 1999 đã khai thác 15,2 triệu tấn dầu và 1.439 triệu m3 khí. Tính đến cuối năm 1999 đã khai thác được 82 triệu tấn dầu và 3.900 triệu m3 khí. 100% số dầu khai thác được dùng để xuất khẩu.

Tháng 6 năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi. Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài cũng được thông qua vào thời gian trên và với những điều kiện địa chất thuận lợi, Việt Nam bắt đầu có vị trí xứng đáng thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế giới để cùng hợp tác phát triển và mở rộng hoạt động của mình.

Than.

Than Việt Nam được hình thành ở 8 thời kỳ khác nhau: Devon giữa và muộn; Carbon sớm và giữa; Permi muộn; Trias giữa; Trias muộn; Jura sớm; Neogen và Đệ tứ. Chỉ có than được hình thành ở Trias muộn và Neogen là có giá trị kinh tế cao nhất.

Than có giá trị kinh tế được tập trung ở Triasic muộn và được tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai, Uông Bí, Bảo Đài chiếm 90% trữ lượng, bể than Sông Đà ở miền Bắc và bể than Nông Sơn ở miền Trung Việt Nam. Tổng trữ lượng ước tính của than Triasic muộn là 6,6 tỷ tấn.

Nguồn tài nguyên than nâu ở vùng châu thổ Bắc Bộ với trữ lượng dự báo gần 200 tỷ tấn, nhưng rất khó khăn cho thăm dò và khai thác vì ở dưới độ sâu từ 200 đến hơn 4.000m dưới đồng bằng.

Hiện nay, sản lượng than khai thác đạt khoảng 15 triệu tấn. Than đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Năng lượng địa nhiệt.

Hàng trăm điểm nước khoáng nóng đã được phát hiện ở Việt Nam. Hơn một nửa là những suối nước nóng. Chúng được tập trung ở Tây Bắc Bộ và Nam Trung Bộ với hơn 72 nguồn có nhiệt độ tương đối cao (41-600 C), 36 nguồn có nhiệt độ rất cao (61-1000C) và 64 nguồn nước ấm (30-400 C).


Tin ngày: Thứ Bảy, 03/04/2004 18:19 GMT+7


Công nghiệp Việt Nam