Bình Thuận: Đánh thức tiềm năng dầu khí (13/01/2006)
Bình Thuận: Đánh thức tiềm năng dầu khí (13/01/2006) | |
Quảng Ninh: Ra quân lập lại trật tự khai thác than (10/01/2006) | |
Năm 2006, sẽ khai thác 36,4 triệu tấn than nguyên khai (05/01/2006) |
Energy news, discussion
Bình Thuận: Đánh thức tiềm năng dầu khí (13/01/2006) | |
Quảng Ninh: Ra quân lập lại trật tự khai thác than (10/01/2006) | |
Năm 2006, sẽ khai thác 36,4 triệu tấn than nguyên khai (05/01/2006) |
"> Đang nấu cơm mà hết gas thì chỉ cần gọi điện, mấy phút sau dịch vụ sẽ chờ một bình gas mới đến tận nhà. Quá thuận tiện. Nhưng 42 năm nữa thì đào cả quả đất lên cũng không còn chút gas nào nữa. Cuộc đụng độ về khí đốt giữa Ukraina và Nga một lần nữa khiến người ta phải báo động về sự hạn hữu của nguồn nhiên liệu này. Khổng Tử đã biết dùng gas Tất nhiên là hồi đó chưa có những bếp gas thuận tiện như hôm nay. Nhưng theo ghi chép của Khổng Tử thì có lẽ người Trung Hoa là dân tộc đầu tiên biết tận dụng khí đốt tỏa ra từ các kẽ nứt trong đất. Dần dần họ còn đào sâu vào đất để khai thác các bọng khí đốt, chế tạo các ống dẫn bằng tre. Những vùng có gas gần biển còn biết dùng gas đun bay hơi nước biển để lấy muối. Hôm nay thì hậu bối của người Trung Hoa nhanh trí này ấy đã đạt con số 1,3 tỷ và bị coi là nguyên nhân chính cho tình trạng tăng giá gas toàn cầu. Còn nhớ khái niệm "khủng hoảng dầu mỏ" ra đời cách đây ba thập niên, lần đầu tiên thế giới học cách rùng mình khi nhận ra rằng cuộc sống hôm nay bị phụ thuộc vào năng lượng đến mức nào. Nhưng nguyên nhân cho sự xung đột bên giếng dầu ngày đó mang tính chính trị, nghĩa là còn có phương cứu chữa. "Khủng hoảng khí đốt" có lẽ còn là một cụm từ quá mới. Người ta mới chú ý đến nó khi Nga dọa cắt cung cấp khí đốt cho Cầu Chúa xin “trời ấm lên” Cuộc khủng hoảng gas của Mỹ khác hẳn về tính chất so với xung đột giữa Nga và người hàng xóm hoặc chính sách kích giá nhân tạo của mấy quốc gia OPEC. Khí đốt, một loại tài nguyên thiên nhiên cần hàng triệu năm trong điều kiện đặc biệt để hình thành, đang cạn dần! Chưa bao giờ công nghiệp năng lượng của Mỹ bỏ ra nhiều tiền của và công sức như ngày nay để khai thác gas trong đất liền cũng như ngoài biển - đó mới là khối lượng gas cần thiết cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hiện tại chứ chưa nói đến phát triển. Cho đến hôm nay, nước láng giềng miền Bắc đất rộng người thưa song vô cùng giàu có khoáng sản là Canada vẫn được xem là hậu phương vững mạnh, nhưng ngay cả Canada cũng đã cảm thấy mối lo ngại đang dâng cao như mây đen phía chân trời năng lượng: năm 2003 là năm đầu lên Canada tiêu thụ nhiều gas hơn lượng mới tìm ra, đã thế trữ lượng của những nguồn khí đốt đang khai thác xem chừng đã được đánh giá cao hơn thực tế, nói một cách khác, người Canada đã gặm đến lương khô. Mùa đông năm nay vừa bắt đầu đã được dự đoán là cơn rét lớn cho lục địa Bắc Mỹ. Đã và sẽ có nhiều gia đình không đủ năng lượng chạy lò sưởi, và nhiều công ty thà sa thải công nhân còn hơn sản xuất vạ vật qua mùa đông. Đất Mỹ vốn có nhiều người sùng đạo, và trong bài cầu kinh của họ đã được thêm câu "Cầu Chúa cho trời ấm lên", như bà Diana Munns ở Phòng thương nghiệp lowa nói với tạp chí "US News”. Thị trường khí đốt Từ 1983 lượng khí đốt tiêu thụ trên quả đất tăng thêm 75%, một phần cũng vì được "mang tiếng" là loại năng lượng (tương đối) sạch vì không sinh ra lưu huỳnh gây mưa axít. Trong thời đại mà ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng phát triển, từ những năm 70 trở lại đây nhiều kỹ thuật dùng than và dầu được đổi sang gas. Thị trường gas khác với thị trường dầu hỏa, tập trung ở ba khu vực là Mỹ, châu Âu và châu Á/ Thái Bình Dương. Nguyên nhân đơn giản là gas chỉ được chuyên chở một cách kinh tế qua ống dẫn, và cũng vì vậy mà các nước khai thác dầu ở vùng Vịnh đốt hết gas đi cùng với dầu hỏa chứ không nghĩ đến chuyện kinh doanh nó. Tương lai Khác với dầu, lượng gas bị dùng chưa chiếm chỗ bao nhiêu trong tổng số được khai thác. Nhưng cảnh giác qua cơn ác mộng dầu hỏa, nhân loại làm phép tính xem với đà tiêu thụ hôm nay, còn bao lâu nữa thì dùng hết khí đốt. Con số dự đoán là 67 năm không được phép làm chúng ta bớt sốt ruột, vì kinh nghiệm cho thấy các mô hình tính toán kiểu ấy đều sai bét vì thực tế phát triển năng động hơn các phỏng đoán, chưa kể là thói quen dùng gas ngay càng tăng. Để ý đến cả sự năng động ấy, trữ lượng gas sẽ bị con người làm cạn kiệt trong 42 năm tới. Dầu mỏ còn nhanh cạn gấp đôi. Thực trạng không thể khác được là trong những năm tới khách hàng sẽ ngày càng trả giá gas cao hơn. Chưa có nguồn năng lượng nào khả dĩ thế chân cho dầu và khí, kể cả năng lượng hạt nhân. Trong khi người Trung Quốc trước đây 2.500 năm đã biết dùng khí đốt thì ở cái nôi văn minh khác như Hy Lạp hay Ba Tư hồi đó con người vẫn hoảng sợ sụp lạy ngọn lửa "vĩnh cửu” do sét tạo ra từ luồng khí tuôn ra trên mặt đất. Hôm nay ta biết rằng ngọn lửa ấy không thể cháy "vĩnh cửu”, nhưng khi nó tắt ngấm sau 42 năm nữa thì cái gì sẽ xảy ra - chưa ai biết được... Theo báo Thể thao và văn hóa |
Hầm biogas dạng vòm đang được xây dựng, chưa lấp đất |
Tại các hộ chăn nuôi được xây hầm biogas, mùi hôi đã giảm rõ rệt; việc sử dụng khí sản sinh ra để đun nấu và thắp sáng sinh hoạt khá thoải mái. Giá thành 1m2 xây dựng là 400.000 đồng cho dạng vòm, 460.000 đồng cho dạng hộp và tuổi thọ của hầm có thể đạt 30-40 năm.
NGUYỄN TÁM (Sở Khoa học - công nghệ Khánh Hòa)
Nhưng thế kỷ XXI có thể sẽ chứng kiến sự lên ngôi của vàng xanh trong bối cảnh các nguồn cung cấp dầu mỏ - còn gọi là vàng đen – ngày càng teo lại trong khi nhu cầu tăng lên không ngừng
Trong nhiều thập kỷ qua, vàng đen là một thứ vũ khí chính trị đáng gờm trong tay các nước sở hữu những mỏ dầu khổng lồ. Nó còn là nguyên nhân gây ra những cuộc xung đột quốc tế bởi tầm chiến lược của nó trong lĩnh vực năng lượng. Bước sang thế kỷ XXI này, với những hạn chế như gây ô nhiễm, giá cả ngày càng cao - trong đó có một phần nguyên nhân là yếu tố đầu cơ – vàng đen đặt ra nhiều vấn đề bức xúc về mặt an ninh năng lượng và môi trường. Bài toán tìm năng lượng thay thế ít ô nhiễm hơn và dồi dào hơn hiện giờ vẫn đang được giải đáp. Và một trong những đáp số khả thi trên thực tế chính là vàng xanh.
Tương lai xán lạn
So với vàng đen, vàng xanh có nhiều ưu thế. Nó ít ô nhiễm hơn do đó đáp ứng được những hạn chế do Nghị định thư Kyoto áp đặt như cắt giảm khí thải CO2 và các loại khí khác tạo ra hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên. Nó cũng dồi dào hơn dầu mỏ. Với nhịp độ và trình độ kỹ thuật khai thác như hiện nay, các chuyên gia tiên lượng rằng các mỏ khí đốt bảo đảm nguồn cung đầy đủ trong vòng 66 năm nữa so với 40 năm đối với dầu mỏ.
Theo ông Jean-Marie Chevalier, Giám đốc Trung tâm Địa chính trị về năng lượng và nguyên liệu Pháp, trước nay, người ta chưa đánh giá hết giá trị của vàng xanh vì cứ chăm bẵm vào vàng đen. Điển hình là không thiếu những giàn khoan dầu mỏ đốt bỏ khí đồng hành từ năm này sang năm nọ.
Tương lai của vàng xanh rất xán lạn. Trong báo cáo “Tổng quan năng lượng thế giới 2004”, ông Fatih Birol, trưởng nhóm kinh tế gia của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), cho biết: “Từ nay đến năm 2030 mức tiêu thụ khí đốt sẽ gia tăng với tỉ lệ hằng năm là 2,3%. Mức gia tăng này sẽ nhanh hơn thủy điện (1,8%), dầu mỏ (1,6%), than đá (1,5%) và năng lượng hạt nhân (0,4%). Nhưng muốn thỏa mãn nhu cầu vừa kể, cần phải đầu tư rất lớn, khoảng 100 tỉ USD/năm, trong đó phần thăm dò và khai thác chiếm một nửa.
Ý thức được tầm quan trọng của vàng xanh, các đại gia trong làng dầu khí như ExxonMobil, Shell, BP, Total, Chevron và ENI... đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các dự án khai thác đồng thời dầu và khí đốt. Trong lĩnh vực này họ không muốn thua kém các công ty quốc doanh của Nga, Iran, Qatar, Algeria hoặc Libya.
Chạy đua quyết liệt
Total hiện đang lên 7 dự án lớn từ năm 2010 đến 2030, trong đó có đến 3 dự án khai thác khí đốt tại Iran, Yemen và Qatar. Tập đoàn của Pháp này cũng đang cạnh tranh quyết liệt với các tập đoàn quốc tế khác để giành quyền khai thác các mỏ vàng xanh khổng lồ dưới biển Barents. Trong khi đó, tập đoàn Mỹ Chevron nhanh tay bỏ ra 14 tỉ USD mua lại Công ty Unocal vì công ty này nắm nhiều trữ lượng khí đốt lớn ở Trung Á. Tập đoàn đa quốc gia Shell (hiệu con sò) đã đầu tư 20 tỉ USD khai thác dầu và khí đốt ở vùng Sakhalin – một siêu dự án ở vùng Viễn Đông Nga. Nhiều công ty khác đầu tư vào sản xuất khí hóa lỏng. Đây là sản phẩm chủ yếu sẽ làm tăng gấp 3 doanh số mua bán khí đốt vào năm 2030.
Khách hàng tiêu dùng vàng xanh không chỉ có các hộ gia đình. Nhu cầu tăng nhanh nhất trong lĩnh vực sản xuất điện. Theo IEA, vào năm 2030 điện sản xuất bằng vàng xanh trên thế giới sẽ chiếm 35% tổng sản lượng điện, so với hiện nay là 15%. Tất cả những tập đoàn điện lớn châu Âu như EDF và Suez của Pháp, E.ON-Ruhrgas và RWE của Đức, Enel của Ý và Endesa của Tây Ban Nha đều đầu tư mạnh vào các nhà máy điện chạy bằng khí. Lợi điểm của loại nhà máy này là xây dựng nhanh và ít tốn kém hơn các loại nhà máy điện khác. Xây nhà máy điện chạy bằng khí còn có ưu điểm lớn nhất là không bị dư luận phản đối dữ dội như xây nhà máy điện chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Xung đột vì vàng xanh Từ ngày 1 đến 3-1 vừa qua, Công ty Dầu khí Gazprom của Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine vì nước này không chịu trả tiền mua khí đốt mới cao hơn giá cũ gấp nhiều lần. Không chỉ Ukraine bị thiệt hại mà nhiều nước châu Âu cũng bị ảnh hưởng. Các vòng đàm phán Nga-Ukraine cuối cùng cũng đạt được một thỏa thuận về giá mới. Nga mở lại van cung cấp khí đốt, nhưng Chính phủ Ukraine bị quốc hội bãi nhiệm trong một phiên họp đầy sóng gió. Chính phủ Ukraine bị chỉ trích mua khí đốt với giá mới cao gấp 5 lần giá cũ. Cuộc chiến 3 ngày nói trên cho thấy – cũng giống như dầu mỏ - vàng xanh đang trở thành một vũ khí chính trị đáng gờm trong tay các nước có nhiều khí đốt như Nga và Iran. Trước thềm Hội nghị Cấp cao G8 (các nước phát triển nhất thế giới) sẽ diễn ra tại St. Petersburg vào tháng 7 năm nay, mà Nga là nước đăng cai với tư cách là chủ tịch luân phiên nhóm G8, Tổng thống Putin muốn nhắc nhở các nước châu Âu và phương Tây rằng Nga vẫn là một cường quốc về mặt năng lượng. Ông cũng muốn chứng tỏ rằng Nga là một đối tác đáng tin cậy cần thiết cho châu Âu về mặt an ninh năng lượng. Tuy chưa xảy ra những cuộc chiến lớn vì vàng xanh, thập niên 80 đã từng chứng kiến xung đột giữa Mỹ và châu Âu, khi châu lục này mua khí đốt của Liên Xô. Bản thân Nga cũng gặp rắc rối khi quyết định xây dựng đường ống dẫn dầu và khí từ Nga đến Đức đặt dưới biển Baltic. Các nước Baltic và Ba Lan phản đối dữ dội, bởi mất nguồn thu trung chuyển khí đốt qua đất mình. Ở phía Đông, Nhật Bản và Trung Quốc cũng hục hặc với nhau trong việc giành quyền ưu tiên hưởng nguồn cung cấp khí đốt qua các đường ống dẫn mới đến từ Siberia. Ở châu Mỹ La tinh, cũng vì Bolivia phản ứng quyết liệt, đường ống dẫn dầu khí từ Venezuela đến Argentina trước đây định thông qua Brazil đã phải thiết kế lại. |
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được triển khai xây dựng vào năm 2015 và đi vào vận hành năm 2020 theo phương thức chìa khoá trao tay. Đây là nội dung của Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử VN, vừa được Chính phủ phê duyệt.
Cũng theo bản "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020", Việt Nam đặt mục tiêu nâng tỷ lệ điện hạt nhân lên khoảng 11% tổng lượng điện quốc gia vào 2025 và 25-30% vào năm 2040-2050.
Điện hạt nhân đang cung cấp trên 16% tổng sản lượng điện toàn thế giới. Trong khi đó, lợi nhuận thu được từ ứng dụng năng lượng bức xạ lớn gấp 7 lần vốn đầu tư cho nó, có những lĩnh vực tới 40 lần. |
Bên cạnh điện hạt nhân, năng lượng nguyên tử còn được ứng dụng rộng rãi trong những lĩnh vực khác của đời sống như y tế, nông nghiệp, địa chất, thăm dò khoáng sản... (ở dạng này nó được gọi là năng lượng bức xạ). Ở Việt Nam, ngành y tế sử dụng gần 90% các cơ sở bức xạ, còn lại là công nghiệp và các ngành khác.
Chính vì thế, bản Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2010, VN sẽ tự sản xuất được một nửa nhu cầu về đồng vị và dược chất phóng xạ, một nửa số tỉnh có cơ sở y học hạt nhân và xạ trị, và đến 2020, mục tiêu cho hai loại này đều là 100%.
T. An
TTO - Công ty dầu khí hải ngoại Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố đã đồng ý mua 45% khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi của Nigeria với tổng trị giá gần 2,3 tỷ USD.
CNOOC đã thoả thuận với công ty dầu khí Nam Atlantic, sẽ nắm giữ cổ phần lô mỏ OLM 130 ở khu vực châu thổ Niger.
Chủ tịch CNOOC, Fu Chengyu, phát biểu: Việc nắm giữ cổ phần lô mỏ OML 130, một trong những bể dầu khí lớn nhất thế giới, sẽ giúp cho CNOOC tăng thêm tiềm năng khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên cũng như sẽ mang lại lợi nhuận lớn..
Lô dầu mỏ này có diện tích khoảng 500 dặm vuông ( 1300km2), khu vực nước sâu từ khoảng 1.100 đến 1.800 mét. Nó được bắt đầu khai thác bởi tập đoàn dầu mỏ Total - Pháp.
Đây là một trong những thương vụ lớn mà CNOOC thực hiện nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường dầu mỏ Trung Quốc.
M.PHÚC
TT - Theo ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM), năm 2006 VN sẽ có giải thưởng năng lượng quốc gia.
Đây là hoạt động phối hợp giữa UBND TP.HCM, Bộ Công nghiệp và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng là đơn vị tổ chức thực hiện. Giải thưởng giúp tìm kiếm những mô hình hay, cách làm hiệu quả nhằm tiết kiệm năng lượng.
Các công trình đoạt giải sẽ được VN cử tham gia giải thưởng năng lượng ASEAN (ASEAN Energy Award) do Ủy ban ASEAN về năng lượng tổ chức hằng năm. Theo kế hoạch, dự kiến quí 1-2006 sẽ tổ chức thí điểm cuộc thi “Các tòa nhà hiệu quả năng lượng”.
ĐẶNG TƯƠI
Hàn Quốc sẽ sử dụng rác thải để chế tạo điện. Khi phân hủy rác, một lượng lớn khí mê-tan (CH4) sẽ thóat ra. Khí này có thể dùng chạy xe hơi và xe buýt. Ông Kim Nak-bin (Bộ Môi trường Hàn Quốc) cho biết, dự tính khi các nhà máy ở Incheon và Chuncheon bắt đầu hoạt động, Hàn Quốc có thể tiết kiệm mỗi năm 41 tỷ won. Mỗi ngày, các thành phố Seoul, Incheon và Gyeonggi thải ra khoảng 20.000 tấn rác. Ba thành phố Seoul, Chuncheon và Incheon đã lập các cơ sở sản xuất năng lượng thay thế. Theo Bộ Môi trường Hàn Quốc, rác ở Seoul có thể dùng để tạo ra điện đủ cho 180.000 hộ gia đình. Trong khi đó, một nhà máy ở Chuncheon sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Từ một bãi rác 165.000 m2, Chuncheon có thể tạo nhiên liệu đủ để 80 xe tải chở rác chạy trong 10 năm. PV |
Những máy phát điện dưới nước hoạt động tương tự turbine gió có thể sẽ được xây dựng và vận hành vào năm 2010, trước khi cấp điện cho nước Anh với tiềm năng tương đương một nhà máy điện hạt nhân.
Hệ thống TidalStream được thiết kế để khai thác nguồn năng lượng dồi dào của dòng thủy triều mạnh mẽ ở dưới sâu. Tác giả của nó là John Armstrong, cựu giám đốc kỹ thuật của Wind Energy Group tại công ty xây dựng Taylor Woodrow, và Mike Todman, cựu kỹ sư trưởng của Rolls Royce Marine.
"Nếu nước Anh tận thu được tất cả năng lượng thủy triều sẵn có, nó có thể đáp ứng khoảng 20-40% tổng nhu cầu về điện năng", kỹ sư hải dương Julian Wolfram, người sắp trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Edinburgh, nhận xét.
Hệ thống phát điện TidalStream, với chiếc phao hình ống gắn 4 turbine phát điện. Phao chạy xung quanh một cái đế cố định dưới đáy biển để lựa chỗ có dòng chảy mạnh nhất. |
Theo Wolfram, một vài nhóm nghiên cứu cũng đang tìm hiểu khả năng của điện thủy triều với hy vọng có thể đóng góp vào chỉ tiêu 20% năng lượng quốc gia được cung cấp từ năng lượng tái tạo vào năm 2002. Tuy nhiên, việc lắp đặt và duy trì một hệ thống các turbine dưới nước trong điều kiện biển động và nước sâu là cả một thách thức về kỹ thuật và kinh tế.
Các thiết kế truyền thống thường phải được neo chặt vào đáy biển bằng những đế lớn, vững chắc, ngăn cho dòng chảy mạnh làm đổ hệ thống. Cách này vừa tốn kém lại khó khăn khi lắp đặt.
Armstrong và Todman đã phát triển một hệ thống mới có thể đặt được ở những vị trí sâu nhất nơi có dòng chảy mạnh nhất, di chuyển theo dòng chảy để thu nạp được nhiều năng lượng nhất, và có thể được lắp đặt hoặc bảo dưỡng an toàn và kinh tế mà không cần đến các cần cẩu, xà lan hoặc thợ lặn.
Mỗi cấu trúc gồm 4 turbine được gắn vào một cái phao hình ống. Nước được đổ đầy vào phao để cho nó chìm xuống, chỉ để đỉnh đầu phao nhô lên, kéo các turbine vào vị trí hoạt động.
Một cánh tay dài nối phao với một đế nặng nằm trên đáy biển. Cánh tay này được thiết kế để có thể di chuyển lên xuống, trái phải, cho phép các turbine dạt tới vị trí dòng thủy triều chảy mạnh nhất.
Khi cần bảo dưỡng, người ta sẽ bơm nước ra khỏi phao, khiến các turbine nổi lên bề mặt, nơi chúng được lấy lên để sửa chữa.
Theo Armstrong, 300 bộ TidalStream có thể được lắp đặt trên diện tích 14 km2 của một dòng hải lưu mạnh, chẳng hạn dòng Pentland Firth, phân tách đất liền Scotland với quần đảo Orkney. Chúng có thể tạo ra 1.200 megawatt điện, đủ để cấp cho nhu cầu sinh hoạt của hàng triệu gia đình.
Một turbine nhỏ như vậy đã được thử nghiệm trên sông Thames. "Thách thức lớn nhất hiện nay có thể là sự ảnh hưởng tới hoạt động của tàu bè", Armstrong nói.
T. An (theo Discovery)
Theo VnExpress
Copyright (C) 2005 KhoaHoc.com.vn. All rights reserved
Hiện cả nước có trên 250.000 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản. Nguồn năng lượng có thể tận dụng được từ các phụ phẩm trong nông nghiệp lại rất phong phú nhưng chưa tận dụng hợp lý. Hàng năm ngành lâm nghiệp nước ta khai thác, chế biến 1,4 triệu m3 gỗ, 250.000 tấn tre, trúc, song, mây với khối lượng mùn cưa, vỏ dăm bào... khoảng 150.000 tấn.
Viện cơ điện nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã thực hiện dự án "Sử dụng năng lượng từ chất phế thải sinh khối" nhằm biến nguồn phế thải thành điện năng và nguồn nhiệt sạch phục vụ cuộc sống.
Viện đã tiến hành xây dựng dây chuyền công nghệ phát điện và nhiệt kết hợp theo phương pháp đốt tầng sôi dùng trấu và phụ phẩm nông nghiệp tại Xí nghiệp chế biến lương thực số 2, Công ty lương thực Long An. GS Phạm Văn Lang khẳng định: công nghệ sấy tầng sôi áp dụng với chất thải sinh khối (vỏ trấu, mùn cưa, vỏ cà phê...) dùng để phát nhiệt-điện mang lại hiệu quả cao. Với khả năng tiên thụ 600-700 kg chất thải sinh khối có thể tạo ra được 50 kWh điện và sấy khô 20-25 tấn thóc. Công nghệ phát điện này cũng thích hợp với việc tái sử dụng bã thải của nhà máy đường (bã mía), chế biến cà phê (vỏ cà phê sau khi xay xát) hoặc những vùng nhiều nguyên liệu thuộc vùng sâu, vùng xa đang cần năng lượng cho sinh hoạt và có yêu cầu sấy nông sản.
Sau dự án thí điểm tại Công ty lương thực Long An, Viện cơ điện nông nghiệp đã triển khai thêm 6 hệ thống tương tự tại Sơn La (dùng để sấy gỗ), Đắc Lắc (sấy cà phê) và Thanh Hóa (áp dụng trong dây chuyền sản xuất phân bón), Hà Tây (sấy lúa). Ngoài ra, 3 lò đốt tầng sôi sấy xi măng tại Cát Lái (Tp.HCM), Kiên Giang, tro đốt từ các lò sấy này có tỷ lệ SiO2 lên tới 91% và là một dạng tro vô định hình rất tốt cho việc dùng làm chất phụ gia để sản xuất vật liệu xây dựng (gạch chịu lửa, xi măng, tấm cách âm, vật liệu composit ...), giá loại tro này lên đến 15-20 USD/tấn. Theo TBKTVN |