Saturday, April 29, 2006

Dầu ông Thiên


Ông Thiên (đứng, trái) đang cho thử nghiệm qui trình sản xuất dầu BD - Ảnh: ĐỨC VỊNH
TT - Mỗi năm ĐBSCL thải ra hơn 30.000 tấn mỡ cá tra, cá ba sa. Tuy mỡ cá được tận dụng bán cho cơ sở sản xuất mỡ bôi trơn, thức ăn chăn nuôi nhưng đầu ra, giá cả còn khá bấp bênh nên lắm khi dư thừa gây ô nhiễm.

Nhưng từ mỡ cá, ông Hồ Xuân Thiên, Công ty Agifish (An Giang), đã nghiên cứu sản xuất thành công dầu biodiesel - một dạng dầu diesel sạch, giá thành chỉ 6.500đồng/lít.

Trên thế giới, từ lâu dầu thực vật đã được chế biến thành dầu chạy động cơ gọi là biodiesel (BD). Nó vẫn được pha vào nhiên liệu diesel sử dụng cho động cơ xe hơi. “Mỡ cá tra, ba sa cũng là dạng lipid có lẽ... cũng sản xuất ra dầu BD được!”, nghĩ vậy nên ông Thiên bắt tay vào nghiên cứu.

Nhưng thực tế muốn có sản phẩm BD đồng nhất đạt các chỉ tiêu lý hóa để sử dụng cho động cơ thì... không hề đơn giản, đòi hỏi một qui trình sản xuất với các công đoạn, phương pháp tinh luyện thích hợp. Ngày đêm ông miệt mài tìm tòi thử nghiệm.

Đứa con trai đang học tiến sĩ ở Đại học Oxford (Anh) cũng sưu tầm thêm tài liệu gửi về. “Nhờ đó mới biết sản phẩm sau phương pháp tinh luyện mỡ mà mình đang thực hiện là dầu BD và kèm theo những chất gì, hướng xử lý thế nào. Tôi bắt đầu le lói hi vọng...”- ông tâm sự.

Qua hàng loạt thử nghiệm, ông cũng tìm được những thông số về kỹ thuật, điều kiện, chất xúc tác cho từng phản ứng lý hóa ở mỗi công đoạn tinh luyện, rồi từ đó từng bước hoàn thiện qui trình.

Tuy thu được dầu BD nhưng loại dầu ấy chưa thể sử dụng bởi còn lẫn glycerin, một số thành phần như nước, nguyên liệu đưa vào, các muối tạo ra sau phản ứng hóa học và các thành phần chưa tham gia phản ứng. Làm thế nào để tách riêng chúng, để thu được glycerin nhằm giảm giá thành sản xuất trong khi điều kiện phương tiện, trang thiết bị hầu như không có ?

Sực nhớ đứa con của người bạn vốn là kỹ sư cơ khí chế tạo máy- tên Võ Trần Tấn Quốc. Ông tìm đến bộc bạch ý tưởng của mình rồi mời chàng thanh niên này hợp tác. Vốn thích tìm tòi nghiên cứu nên Quốc “OK” ngay và rủ thêm cô bạn Võ Thị Dao Chi đang công tác ở khoa nông nghiệp ĐH An Giang cùng nghiên cứu.

Cô kỹ sư trẻ Nguyễn Quỳnh Như cũng thế, mới ra trường đang làm ở Xí nghiệp Chế biến thực phẩm, mê công việc này quá cũng bèn xin tham gia. Ông Thiên đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị, hóa chất cần thiết. Nhóm được ông trang trải toàn bộ chi phí và trả lương hẳn hoi.

Nhờ Trường ĐH An Giang tạo điều kiện, Dao Chi được sử dụng phòng thí nghiệm của trường để phân tích. Qui trình sản xuất dần được hoàn thiện thêm và thay đổi vài chất xúc tác, chất tham gia phản ứng cho phù hợp. Mẫu dầu đem thử nghiệm ở Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng VN) cho kết quả: đạt 7/9 chỉ tiêu với nhiều chỉ tiêu đạt gần như tối ưu.

Riêng hai chỉ tiêu về độ nhớt động học ở 40OC và hàm lượng cặn carbon của 10% cặn chưng cất chỉ số vẫn còn cao. Ông Thiên cùng các kỹ sư trẻ lại lao vào nghiên cứu. Kết quả thử nghiệm sau đó đều đạt! Ông cho nâng công suất của qui trình từ 6 lít lên 350 lít, 1.000 lít rồi 1.500 lít. Cuối cùng tất cả đều cho sản phẩm dầu BD đạt các tiêu chuẩn qui định.

Sản phẩm đưa ra sử dụng, ai nấy đều khen dầu ông Thiên có màu vàng như... dầu ăn, không có mùi hôi và khi sử dụng máy nổ giòn tan, không khói. Anh Tống Thành Long, nuôi cá ở Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên, An Giang), cho biết trước đây hai máy bơm nước F8 mỗi ngày anh sử dụng 20 lít dầu diesel mất 150.000 đồng. Dùng dầu ông Thiên chỉ cần 14 lít, với giá 6.500đồng/lít, anh chỉ tốn 91.000 đồng.

Hiện đã có 60 khách hàng sử dụng thường xuyên, nhiều người đặt 2.000 lít/tháng. Ngoài dầu BD, qui trình sản xuất còn thu được glycerin (một chất sử dụng khá phổ biến trong công nghệ dệt nhuộm, hóa màu, hóa dược, dược phẩm, mỹ phẩm và có đầu ra khá mạnh) cùng hai chất khác vốn là dưỡng chất cho cây trồng, thường được sử dụng làm phân bón.

Đánh giá về thành công này, GSTS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, nói: “Trên thế giới hiện có khuynh hướng tìm nguồn nhiên liệu sinh học thay thế sản phẩm từ dầu mỏ vốn gây ô nhiễm và có khả năng sẽ thiếu hụt trong tương lai. Sản xuất dầu BD là hướng ưu tiên, nhiều nước đang nghiên cứu, sử dụng. Ngoài việc có loại nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường, giá rẻ thì việc sản xuất thành công, sử dụng dầu BD từ mỡ cá sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm, đặc biệt góp phần nâng giá trị cho con cá tra, ba sa”.

ĐỨC VỊNH

Vấn đề hạt nhân Iran: nóng trước “giờ G”


Tổng thống Iran Mahmud Ahmadinejad: "sẽ không khuất phục trước bất công và áp lực" - Ảnh: AFP

TTO - Hôm nay (28-4) là thời hạn cuối mà Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đưa ra cho Iran để nước này ngưng chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên tình hình có vẻ vẫn không có gì sáng sủa khi Tehran vẫn tỏ ra cương quyết đi theo con đường của họ, trong khi các cường quốc vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Mỹ cho rằng “đã đến lúc Liên hiệp quốc cần có hành động”, còn Nga và Trung Quốc tiếp tục kêu gọi các bên bình tĩnh.

Trong hôm nay, giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ báo cáo trước Hội đồng bảo an việc Iran có tuân theo yêu cầu ngưng làm giàu uranium hay không.

Mỹ thúc giục Liên hiệp quốc hành động nếu Iran không cho thấy sẽ tuân theo yêu cầu của Hội đồng bảo an. Nước này lo ngại Tehran chế tạo bom nguyên tử và đã không loại trừ khả năng tấn công quân sự Iran.

Phát biểu tại một cuộc họp với các ngoại trưởng NATO tại thủ đô Sofia của Bulgaria vào hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nói Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc "phải hành động" nhằm đáp trả việc Iran không làm giảm bớt những lo ngại của cộng đồng quốc tế xung quanh các kế hoạch hạt nhân của nước này.

Cũng theo bà, uy tín Hội đồng bảo an sẽ được thể hiện thông qua cách họ giải quyết vấn đề Iran: "Mỹ tin tưởng rằng để giữ uy tín, Hội đồng Bảo an tất yếu phải hành động". “Hội đồng bảo an là thể chế đầu tiên và quan trọng nhất trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh và tiếng nói của họ không thể bị lờ đi một cách dễ dàng chỉ vì một nước thành viên”, bà Rice nói.

Phát biểu của bà đã nhận được sự ủng hộ của ngoại trưởng Pháp Philippe Douste-Blazy. Ông nói thế giới phải cho thấy “sự kiên quyết và đoàn kết” đối với vấn đề Iran. “Tình hình đang nghiêm trọng và rất đáng lo. Không có dấu hiệu cho thấy Iran làm theo các yêu cầu của cộng đồng quốc tế”, ông nói.

Trong khi đó, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói nước này sẽ không mảy may chịu bất kỳ “sức ép” nào cả. Hôm qua (27-4), một ngày trước hạn chót để Iran ngừng chương trình hạt nhân theo yêu cầu của Hội đồng bảo an, ông Ahmadinejad vẫn tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo này "sẽ không khuất phục trước bất công và áp lực".

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Iran nói: "Chúng ta sẽ không cúi đầu trước bất công và áp lực. Nếu chúng muốn tấn công vào các quyền của người Iran, chúng ta sẽ đóng dấu sỉ nhục và hối tiếc lên trán của chúng. Nhờ Đấng toàn năng, chúng ta đã là một quốc gia hạt nhân. Chúng ta muốn hòa bình và an ninh và chúng ta không đe dọa ai. Chúng ta sẵn sàng đối thoại về việc giải giáp các cường quốc, để củng cố hòa bình và an ninh".

Nga và Trung Quốc vẫn phản đối việc trừng phạt Iran và kêu gọi tất cả các bên nên kiềm chế. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói IAEA nên tiếp tục giữ vai trò chủ yếu trong cuộc khủng hoảng này. “Chúng tôi tin IAEA vẫn giữ vai trò chính và không đặt gánh nặng này lên Hội đồng bảo an”, ông Putin nói.

Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang kêu gọi các bên bình tĩnh. “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể giữ bình tĩnh và hạ giọng để tránh làm tình hình thêm leo thang”, ông Qin nói. Theo ông, vấn đề vẫn có thể “được giải quyết thông qua đối thoại và các biện pháp ngoại giao, và đây là lựa chọn đúng đắn cho tất cả các bên liên quan”.

TƯỜNG VY (Theo AP, BBC, AFP)

Tin bài liên quan:
Sáu cựu ngoại trưởng yêu cầu Mỹ thảo luận trực tiếp với Iran
Iran dọa ngưng hợp tác với LHQ và không công khai chương trình hạt nhân
Tổng thống Iran dọa rút khỏi NPT
Nga: tấn công quân sự Iran là cực kỳ nguy hiểm
Nga: sẽ trừng phạt Iran, nhưng phải có bằng chứng
* Tất cả...

Buôn lậu xăng dầu qua biên giới

Buôn lậu xăng dầu qua biên giới (Kỳ 3)

Xin tự thua trên “sân nhà”!

Một trong các chi nhánh của Nhật Linh ở vùng biên giới - Ảnh: H.K.
TT - Vì sao chủ các cây xăng dầu ngang nhiên hoạt động sai trái bất chấp sự có mặt của các lực lượng chức năng? Tại sao lực lượng “canh cửa” biên giới và quản lý hoạt động kinh doanh ở vùng biên giới... đứng nhìn những “đoàn quân” mang lậu xăng dầu qua biên giới?

>> Kỳ 1: Những điểm “nóng”
>> Kỳ 2: Các cây xăng: “trùm” của đầu nậu

“Thương hiệu” Khánh Dương...

Khu vực biên giới Mộc Hóa có khoảng năm cây xăng lớn nhỏ, nhưng trong đó có đến ba cây xăng bề thế nhất cùng mang tên Khánh Dương, thuộc sở hữu của DNTN Dương Ngọc Trinh. Đây là những cây xăng mà chúng tôi đã đề cập rất cụ thể trong số báo trước. Bà chủ của DNTN này là bà Dương Ngọc Trinh (sinh 1956), vợ ông Võ Minh Khánh, đại tá chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh Long An (nhà ở đồng thời là trụ sở của DN).

Theo hồ sơ Tuổi Trẻ thu thập được, DNTN Dương Ngọc Trinh được UBND tỉnh Long An ký giấy phép thành lập ngày 25-11-1992 với số vốn ban đầu là 74 triệu đồng. Trước đó, ngày 16-9-1992, bà Trinh xin cấp phép thành lập đại lý xăng dầu Dương Ngọc Trinh tại 55 Đốc Binh Kiều, thị trấn Mộc Hóa. Mặc dù trên danh nghĩa là đại lý xăng dầu Dương Ngọc Trinh nhưng khi trương bảng hiệu làm ăn bà Trinh lấy tên là Khánh Dương.

Đối tác làm ăn của đại lý xăng dầu Dương Ngọc Trinh thời gian đầu là Công ty Thương mại tổng hợp Long An. Ngày 15-9-1992, đơn vị này đã ký hợp đồng cung cấp xăng dầu cho bà Trinh (với tư cách là đại lý). Nhờ nằm ở vị trí thuộc diện “đẹp nhất thị trấn” nên chỉ trong một thời gian ngắn thương hiệu Khánh Dương đã chiếm phần lớn thị phần xăng dầu của huyện biên giới Mộc Hóa...

Nhằm thâu tóm nguồn cung cấp xăng dầu khu vực biên giới huyện Mộc Hóa, ngày 4-3-1999, bà Dương Ngọc Trinh xin mở thêm một chi nhánh xăng dầu Khánh Vân tại ấp Ông Nhan Tây, xã Bình Hiệp, Hốc Môn (cách cửa khẩu khoảng 80m). Hai ngày sau, Sở KH-ĐT Long An cấp chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh xăng dầu Khánh Vân. Điều đáng lưu ý là mặc dù trên giấy tờ, hồ sơ pháp nhân đứng tên chi nhánh Khánh Vân nhưng khi trương bảng hiệu kinh doanh thì được “hợp thức hóa thương hiệu” Khánh Dương.

Trạm xăng dầu Khánh Dương (gọi theo bảng hiệu kinh doanh) ra đời đã đáp ứng gần như trọn vẹn nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của người dân khu vực biên giới Mộc Hóa và cả đội quân buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Cần nói thêm, khu vực trạm xăng dầu Khánh Dương không phải là khu dân cư đông đúc, cũng không phải là nơi tập trung sản xuất (diện tích đất ruộng rất ít) thì đối tượng phục vụ chắc chắn không phải là người dân bản địa với nhu cầu thiết thực của họ. Qua những lần giá xăng dầu thế giới tăng lên, lượng xăng dầu ào ạt qua biên giới Campuchia có thể minh chứng sự tồn tại cần thiết của nó.

Ngày 14-9-1999, Sở Kế hoạch - đầu tư chứng nhận cho DN bổ sung ngành nghề kinh doanh - đưa phương tiện vận chuyển xăng dầu vào hoạt động; đồng thời tăng vốn từ 74 triệu lên 285 triệu đồng.

Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, trước nhu cầu “cấp bách” của thị trường và để khẳng định sự lớn mạnh của thương hiệu Khánh Dương, ngày 3-4-2001, bà Trinh làm thủ tục đổi tên từ đại lý xăng dầu Dương Ngọc Trinh “nâng cấp” thành trạm xăng dầu Khánh Dương. Ngày 23-5-2001, bà Trinh làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, tăng vốn từ 285 triệu vọt lên 1 tỉ đồng.

Ngày 20-9-2001, bà Dương Ngọc Trinh xin thành lập thêm một chi nhánh ở KP2, Vàm Bà Kén, sông Vàm Cỏ Tây (thị trấn Mộc Hóa). Địa điểm đặt chiếc sà lan chi nhánh xăng dầu Khánh Dương nằm ngay ngã ba sông Vàm Cỏ Tây, một nhánh xuôi về Long An, một nhánh ngược lên xã Thơ May, huyện Công-Phôn-Rồ, tỉnh Svay Rieng, Campuchia.

Đây được xem là “điểm nóng” của tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới từ nhiều năm qua. Ngay trong ngày 20-9-2001, Sở KH-ĐT Long An cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh cho chi nhánh này, đồng thời cấp chứng nhận đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, tăng vốn từ 1 tỉ đồng lên 1,410 tỉ đồng.

Theo điều tra, sở dĩ Khánh Dương liên tục tăng vốn, đầu tư mở rộng cây xăng, bổ sung phương tiện vận chuyển (xe bồn) và mở các chi nhánh là vì vào thời điểm đó, tình hình xăng dầu ở khu vực biên giới và Campuchia biến động mạnh, nguồn xăng dầu không đủ cung cấp cho thị trường nội địa lẫn bên kia biên giới.

“Tổng đại lý” Nhật Linh

Sáng 27-4, trưởng phòng nghiệp vụ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An Võ Thiện Ngộ cho biết kết quả kiểm tra bước đầu của đội kiểm tra phối hợp liên ngành tại ba huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng từ ngày 21-4 đến nay đã lập biên bản ghi nhận ở bốn cây xăng: cây xăng Khánh Dương (thị trấn Mộc Hóa) nghỉ bán vì lý do nhân viên bỏ trốn, cây xăng Nhật Linh (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng) buổi sáng kiểm tra không thấy bán vì lý do nhân viên đi ăn sáng, cây xăng Thuận An 2 (xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa) cũng nghỉ bán vì lý do hết xăng và cây xăng Hồng Thủy (xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng) bị lập biên bản vì đang bơm xăng vào 116 can nhựa, mỗi can chứa 30 lít. Cây xăng Hồng Thủy đã bị đội kiểm tra lập biên bản tại chỗ và xử phạt hành chính 2 triệu đồng do vi phạm các qui định của UBND tỉnh Long An về chống xuất lậu xăng dầu qua biên giới, trong đó không cho phép các cây xăng bơm xăng vào các can nhựa với số lượng lớn.

THÚY AN

Ở Vĩnh Hưng có “tổng đại lý” Nhật Linh “ôm” toàn bộ hệ thống các trạm xăng dầu của khu vực biên giới hai huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Theo điều tra, chủ DNTN Nhật Linh do bà Phạm Thị Bé (1955) đứng tên chủ DN, được UBND tỉnh Long An cấp giấy phép ngày 4-1-1996, do phó chủ tịch Trần Tấn Triển ký.

Ngay ngày hôm sau, Sở KH-ĐT Long An cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cho bà Bé với số vốn ban đầu 146 triệu đồng. Bà Phạm Thị Bé chính là vợ của ông Nguyễn Minh Hạ (1957), hiện là phó giám đốc Sở Thương mại tỉnh Long An, nguyên chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng. Địa chỉ trụ sở DNTN Nhật Linh đặt tại mảnh đất rộng 510m2 ở ngã ba ấp Long Khốt, xã Vĩnh Bình, Vĩnh Hưng. Theo hồ sơ, mảnh đất này được phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng, ông Lê Chí Linh (lúc đó ông Nguyễn Minh Hạ đang là chủ tịch huyện) ký quyết định giao cho bà Bé sử dụng trong thời hạn 15 năm (từ 28-1-1995 đến 28-1-2010).

Sau một khoảng thời gian dài từ 1996-2000, bà Bé chỉ chú tâm kinh doanh một cây xăng duy nhất nằm gần biên giới. Theo hồ sơ, thời điểm này nhu cầu về xăng dầu tương đối ổn định, giá cả bình ổn nên thị trường cả trong nước lẫn bên kia biên giới không biến động. Năm 1998-2000, giá xăng dầu bắt đầu có dấu hiệu biến động mạnh.

Ngày 14-5-1999, Sở KH-ĐT đã cấp giấy chứng nhận cho DN Nhật Linh thành lập thêm hai chi nhánh là trạm xăng dầu Nhật Linh 2 (ấp Bàu Nâu, Vĩnh Trị, Vĩnh Hưng) và trạm xăng dầu Hoàng Minh (tại đường 831A, khóm 1, thị trấn Vĩnh Hưng - hiện là cây xăng Nhật Linh). Đồng thời tăng vốn thêm 531 triệu đồng. Ngày 14-6-2000, bà Bé làm hồ sơ thay đổi qui mô hoạt động, bổ sung ngành nghề kinh doanh (thêm nhớt, ga, hàng nông sản), đầu tư sà lan bán xăng dầu di động, đồng thời dời trụ sở chính về số 1A đường 831, thị trấn Vĩnh Hưng (nhà của vợ chồng bà Bé).

Ngày 23-10-2000, bà Bé làm thủ tục xin cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD cho DNTN Nhật Linh. Đến ngày 25-10-2000, Sở KH-ĐT đã thay đổi, cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD cho bốn chi nhánh xăng dầu của DN Nhật Linh gồm: Nhật Linh 1 (ngã ba Long Khốt, xã Vĩnh Bình, Vĩnh Hưng); Nhật Linh 2 (xã Vĩnh Trị, Vĩnh Hưng); Nhật Linh 3 (ấp Bình Tứ, Hưng Điền A, Vĩnh Hưng); Hoàng Minh (ấp Long Khốt, Thái Bình Trung). Đến ngày 5-12-2000, DNTN tiếp tục cho ra đời chi nhánh Hoàng Minh 2, tại Gò Châu Mai, xã Khánh Hưng, Vĩnh Hưng.

Sự xuất hiện của các chi nhánh này đã chi phối gần như toàn bộ hoạt động mua, bán xăng dầu tại khu vực biên giới.

Đến 16-2-2004, bà Bé “lấn sân” sang huyện Tân Hưng mở thêm chi nhánh Nhật Linh 4 (ấp Hà Hưng, xã Hưng Hà, Tân Hưng). Theo nguồn tin từ Đội QLTT số 2, Chi cục QLTT tỉnh Long An (thuộc Sở Thương mại Long An), chi nhánh Nhật Linh 4 hiện bà Bé “sang tay” cho một người em quản lý. Người này cũng đứng tên một chủ DNTN kinh doanh xăng dầu ở Tân Hưng.

Ngoài các “công ty con” trên, Nhật Linh còn là “tổng đại lý” của các cây xăng tư nhân, trạm xăng dầu do Nhà nước quản lý. Cụ thể, tại đại lý bán lẻ xăng dầu - Chi nhánh thương mại XNK Vĩnh Hưng (thị trấn Vĩnh Hưng) phải lấy xăng dầu của bà Bé. Một cán bộ phụ trách cây xăng cho biết: “Nguồn xăng dầu của đại lý được lấy từ đại lý chị Năm Hạ (tên thường gọi của bà Bé). Mỗi lần nhập 12.000-15.000 lít xăng, dầu. Chừng nào hết thì gọi điện cho chị Năm Hạ cho xe bồn chở tới”.

Tự thua trên “sân nhà”

Cây xăng này nhập từ Nhật Linh 12.000-15.000 lít/lần. Ảnh: H.K.

Mười trạm, chi nhánh xăng dầu của Khánh Dương và Nhật Linh chi phối toàn bộ hoạt động mua bán xăng dầu ở ba huyện biên giới Long An đã được xác định là của vợ hai “sếp” lớn của tỉnh - một của đại tá chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh và một là phó giám đốc Sở Thương mại tỉnh.

Trong những ngày theo chân giới buôn lậu tuồn xăng dầu qua biên giới, chúng tôi không ít lần chứng kiến cảnh đầu nậu đang... nói chuyện thân mật với lực lượng bộ đội biên phòng, trong khi đó đám cửu vạn chở xăng dầu phóng vù vù qua mặt như chỗ không người. Tại trạm kiểm soát liên hợp khu vực Mộc Hóa, cánh cửa nhỏ bên chốt gác mở cửa ngày đêm cho bọn cửu vạn chở xăng dầu tới điểm tập kết.

Một đầu nậu đã ngậm ngùi kể rằng chỉ vì không lấy xăng dầu ở trạm xăng Khánh Dương đành phải mất nguyên chiếc ghe chở dầu trên 300 lít vì bị biên phòng rượt đuổi. Trong khi đó, những đầu nậu là “mối ruột” của hai “đại lý” Khánh Dương và Nhật Linh ngang nhiên hoạt động bất chấp ngày đêm.

Trong những lần tiếp cận với đầu nậu và dân cửu vạn, chúng tôi hỏi: nếu các cây xăng kia không phải là của Khánh Dương, cũng không phải Nhật Linh thì có dám “hiên ngang” qua lại biên giới không? Câu trả lời nghe buồn đến nao lòng: “Nếu không phải của Khánh Dương, Nhật Linh thì tụi này... húp cháo”.

HOÀNG KHƯƠNG - MINH LUẬN

------------

Kỳ sau: Những người có trách nhiệm ở Long An nói gì?

Tin bài liên quan:
Từ 20g 27-4: giá xăng tăng thêm 1.500 đồng/lít
Các cây xăng: “trùm” của đầu nậu
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới: Những điểm “nóng”
ĐBSCL: “sốt” xăng dầu
Chưa tăng giá xăng dầu
* Tất cả...

Saturday, April 22, 2006

The future of nuclear energy

Climate Change & Global Warming

Want Clean? Go Atomic!

by Max Borders

Nuclear power has gotten a bad rap. If there were ever a realistic alternative to burning coal and other fossil fuels, it�s atomic. And that is why it is time for us to start de-clouding some of the myths surrounding a mature, viable energy source that already produces nearly twenty percent of US electricity*.

One of the first blows against nuclear's image occurred during the Cold War era. Indeed, since most US power plants were built during the 60s and 70s, people who built fallout shelters during the Cuban Missile Crisis were understandably suspicious of atomic power-sources. Then came Chernobyl. The Ukrainian city, then part of the Soviet Union, will forever be remembered for the meltdown that occurred there in 1986, harming (and killing) thousands, with incidents of radiation poisoning, birth defects, and other unpleasant aftereffects.

Safe Energy

So, when someone mentions nuclear power, people often think of disasters. But the real risks of meltdown are remote, especially as new technology develops. (Today's advanced power plant designs will negate �accidental overheating or escape of radioactivity.�) American and western European nuclear facilities are safe, clean, and reliable, particularly when compared with other resources like coal and fossil fuel.

The United States currently operates 103 nuclear power plants, which averaged 91.2 percent capacity in 2002. Not only do these plants achieve outstanding rates of energy production, but nuclear power is able to produce electricity reliably and cheaply. Recently, the American Society of Mechanical Engineers (ASME) endorsed nuclear power stating that, "Nuclear power has proven to be a safe, reliable, and reasonably priced source of electricity." With overwhelming evidence supporting nuclear power, we need to evaluate what is holding nuclear power back.

Expensive Investment, but Environmentally Friendly

While start-up costs present a major obstacle to nuclear facilities, perhaps the most contentious problem is safe, permanent disposal of nuclear waste. Environmentalists generally oppose the necessity of burying radioactive materials in underground storage facilities, since the substances can remain dangerous for thousands of years. However, when one compares the issue of nuclear waste storage against the pollution created by fossil fuels and the prospects of climate change, nuclear increasingly seems like a far superior alternative to carbon-based fuels.

As new technologies develop, we will be able to improve nuclear power production even more. For example, Pebble Bed Modular Reactors (PBMR) may offer a new alternative. PBMRs do not use water for coolants, but use helium. Instead of the disposal problem that the fuel rod presents, these reactors use �thousands of ceramic covered uranium �pebbles� encased in graphite spheres to feed the reactor.� This technology could reduce nuclear generated electricity costs by 50 percent, negate the need for massive water sources close to a plant, and ease any remaining tensions regarding potential plant malfunctions. (Read more about this new technology and others.)

Although there is some difficulty in mining uranium safely and cleanly, methods for mining uranium will improve as nuclear energy becomes a more popular alternative. Uranium extraction since the 70s has improved, as well, and some argue that dangers in mining uranium are small when compared with benefits associated with diminished use of fossil fuels, (especially as we wean ourselves from Middle Eastern oil).

Nuclear power releases no pollution (whether particulates or CO2) into the atmosphere. Furthermore, nuclear reactors do not damage surrounding wildlife, groundwater, or soil, unlike many other sustainable options. In short, nuclear is comparatively speaking very clean. And nuclear energy doesn�t deplete our natural resources, excluding small amounts of uranium.

Obstacles

Despite all of these benefits, no nuclear power plants have been built since 1973 in the US. Capital costs pose another problem. It takes a massive infusion of capital to build a nuclear facility�not least of which is due to regulations and government licensure for a new plant. However, as people begin to trust nuclear power again, federal and local governments will have to adjust to make it viable.

Nuclear power facilities are a costly and risky initial investment for many power companies, even though maintenance and operating costs are comparatively low. (The power just keeps flowing once a facility is built). Sterling Burnett of the National Center for Policy Analysis (NCPA) estimates that, �the price tag for a new light water reactor (LWR) power plant, like those currently in use in the US, would range anywhere from $2 to $6 billion.� Formidable capital costs have encouraged governments to back investments for nuclear plants in many countries. For now, it seems, fossil fuels may still be the cheapest way to start an energy company.

The Nuclear Solution

The US government is currently considering placing renewed emphasis on nuclear energy�both as a means to satisfy constituents� desires to become less dependent on foreign fuels, as well as to quell fears of global warming. Recent reports by the US Secretary of Energy Advisory Board detail some of the measures governments are reviewing to move back towards nuclear energy, including removing some of the regulatory costs and impediments to start-up. And recent technologies may bode well for the advent of smaller, cleaner facilities.

New technologies for nuclear power are making disposal and storage far less cost-prohibitive and a lot safer since the nuclear plant building boom of the 60s and 70s. Indeed, if nuclear can again become a popular energy alternative to fossil fuels, related technologies will become even better. Those who loudly decry our continued dependence on carbon-based resources must take a hard look at the nuclear energy option. Failure to do so will be a default vote for more coal-burning pollution, ineffectual solar and windpower, or greater dependency on filthy fossil fuels.

*Thanks to Steve Horwitz and his colleagues for this correction. The original version read "energy," but "electricity" is more accurate.


Max Borders is currently Managing Editor of TCS Daily.

Originally published on aBetterEarth.org, February 2005

Industry & Ecology

Exploring Our Nuclear Potential

Part II of our series on exploring a nuclear future. (View Part I.)

by Richard Wolff

With the 35th anniversary of Earth Day recently passed, memories of slogans and bumper stickers like �split wood, not atoms� come to mind. Yet as we face rising energy costs and growing concerns over global warming, we soon face major choices.

When I was a Berkeley student in the 1960s, I was interested in nuclear power and took a course in nuclear engineering. I was surprised to find that the field was no longer �cutting edge� -- and came away with the impression that all the really hard problems had been solved.

We fully understood the basics of nuclear physics. What remained were incremental improvements and some concerns about the long-term effects of radiation on strength and stability of certain materials. This did not sound very exciting to me, and as a consequence I chose not to pursue nuclear engineering as a career, but rather completed my Ph.D. in astrophysics.

This turned out to be a good career choice -- but not for the reasons that I expected. The nuclear industry, at least in the U.S., has had a difficult history. The growth anticipated in the 1960s did not materialize. In fact, no new nuclear power plants have been built in the U.S. for more than 25 years.

What I did not anticipate, however, were the problems that have surfaced and still confront us today: nuclear waste management, environmental contamination, safety, proliferation, and terrorism, among others. Although once of little concern, these dangers cast doubt on the future of nuclear energy.

These are challenging problems. But are these projects worth pursing? Or should we simply abandon the prospects of nuclear power and seek other alternatives to the looming energy crisis? Do we have this choice? While the U.S. has eschewed nuclear power and continues to rely on fossil fuels, other countries have taken the path I abandoned at Berkeley.

And let�s face it -- the genie is out of the bottle.

Nuclear power plants abound in Japan and northern Europe, and are sprouting up in China, India, and other Asian nations. Whether or not the US exploits nuclear energy, other countries are. The questions it raises concern all of us.

Many readers may suspect that I am an anti-environmental mad scientist with an insane passion for nuclear energy -- and perhaps a lobbyist for the nuclear power industry as well. No way. As a scientist with a Green streak, I view nuclear energy as an option that we cannot summarily dismiss. It�s one of many options that we should use to address the global demand for energy. The Economist recently reported that in Britian, "the introduction of carbon-trading schemes should make fossil fuel generation more expensive, since companies will be forced to internalise the cost of their waste, something the nuclear industry already does�at least in theory."

In the broadest terms, we are already inextricably reliant on nuclear power; but thanks to a few of nature�s basic physical principles, we appreciate the benefits at minimal risk. Our sun is by far the biggest nuclear power plant in the neighborhood. Factors such as distance (93 million miles), the earth�s magnetic field, and its atmosphere protect us from most harmful radiation. Our entire ecosystem depends on this energy supply, either directly or indirectly. The energy we derive from oil and other fossil fuels, as well as wind power and solar panels, all relates back to the sun.

I propose that we take a more open-minded view to all forms of energy and work on the hard, compelling problems. Science and technology are agnostic. They can not only help us to understand the implications of alternative actions, but help us make ethical choices.

While nuclear energy has daunting technical and policy dimensions, ignoring the potential for nuclear is not a responsible option. A forward-looking, realistic energy policy must balance the political, economic, environmental, and safety concerns that currently obscure an effective discourse and impede our progress towards greater environmental health.

On the 35th anniversary of Earth Day, I�ve recycled my interest in nuclear power. I urge you to join me in exploring the multiple dimensions of its potential.


Richard Wolff holds the Gilhousen Telecommunications Chair in the Department of Electrical and Computer Engineering at Montana State University. He will be a discussion leader at FREE�s June conference on Entrepreneurship, Telecommunications, and Social Change.

Originally published on aBetterEarth.org, April 2005

Eco-Innovators

Getting Clean while Getting Small

Part III of a series on the future of nuclear energy
(Check out Part I and II of this series.)

by H. Sterling Burnett

Nuclear power has not been dormant since the accident at Three Mile Island 26 years ago. In fact, the 103 operating reactors in the US generate approximately 20 percent of the nation�s electricity. A number of factors imply that nuclear power�s share of the nation�s energy mix will grow.

Nuclear plants have dramatically improved the efficiency of producing electricity. In the 1980s, plants averaged 58.5 percent of rated capacity, today plants function at an average of more than 90 percent capacity. Indeed, the increased electricity produced by nuclear plants since 1990 could power 26 cities the size of Boston or Seattle. Operating costs have fallen from 3.31 cents per kilowatt-hour in 1988 to 1.7 cents today -- lower than either coal or, at 3 to 5 cents per Kwh, natural gas-fired plants.

Of course, operating costs are only one part of an energy facility's total cost. Historically, nuclear power has been expensive because of numerous factors, such as redundant safety mechanisms, constantly changing safety requirements, and the massive containment facilities required for reactors.

Fortunately, technological innovation and improved risk assessments have made it possible to produce modular nuclear plants with fewer, standardized parts. The cost of building these plants has fallen from a range of $2 to $6 billion to an estimated $1.4 to $1.6 billion. Although this is still more expensive than most other types of electricity generating facilities, nuclear power has low fuel costs; it�s one of the cheapest supplies of electricity.

Nuclear power could become even cheaper if emerging technologies prove commercially feasible. For instance, China and South Africa are building the world�s first commercial Pebble Bed Reactors (PBR). PBRs use helium instead of water to cool nuclear fuel, increasing efficiency and safety.

In addition, rather than using uranium fuel rods, PBRs use thousands of hardened graphite balls each containing 10,000 or so micro-fuel �pebbles� coated with tough silicon carbide. The expensive containment facilities typical in other reactors are unnecessary because a meltdown is impossible. PBR�s also should be able to extract several times as much energy from a ton of fuel than conventional reactors � which means less spent fuel needing storage.

Cost aside, energy security and environmental impacts make nuclear plants a critical component of a diverse electric power system. America has become increasingly reliant on imported supplies of oil and natural gas, two of the three fossil fuels used to generate electricity. Oil and natural gas prices fluctuate wildly, and supplies of these fuels may often depend upon instable regimes. By comparison, at current levels of use, accessible reserves of uranium can provide an estimated 300-year worldwide supply of fuel, according to the International Atomic Energy Agency.

One kilogram of natural uranium contains as much energy as 38.5 tons of coal, but only about 3 percent of that energy is utilized in conventional reactors. If the United States joined France and Japan in recycling used fuel, existing and future spent fuel rods would provide additional supplies of nuclear fuel. Even greater supplies of nuclear fuel can be made available from the more-than-15,000 plutonium pits removed from dismantled U.S. nuclear weapons.

Nuclear power has many environmental benefits. For instance, numerous studies indicate that various air pollutants contribute to thousands of premature deaths and illnesses annually. A significant portion of this pollution comes from fossil-fuel power plants. By comparison, nuclear plants produce virtually no air pollution. For instance, for every mega-watt hour (MWh) of electricity produced, nuclear power plants produce no sulfur-dioxide or nitrogen oxide emissions, while coal fired plants produce 13 pounds of sulfur-dioxide and 6 pounds of nitrogen oxides, oil fired generators produce 12 pounds of sulfur-dioxide and 4 pounds of nitrogen-oxides and natural gas fired plants produce 0.1 pound of sulfur-dioxide and 1.7 pounds of nitrogen-oxides.

In addition, if one believes that human-caused CO2 emissions from energy use are contributing to global warming, nuclear power is a CO2-free energy option. By comparison, for every MWh of energy produced, coal fired power plants produce 2,249 pounds of CO2, oil fired power plants produce 1,672 pounds, and gas fired power plants produce 1,135 pounds. This is why a number of prominent environmentalists have recently argued for increasing the role of nuclear power in the world's energy mix.

Nuclear power is not the solution to all of the world�s energy needs, but it is could be part of the solution. Nuclear power plants produce cost competitive, reliable flows of emission-free electricity. These factors make nuclear power worthy of serious consideration when shaping a thoughtful, comprehensive energy policy.


H. Sterling Burnett, Ph.D. is a senior fellow with the National Center for Policy Analysis, this paper is based on papers that he co-authored with Larry Foulke, immediate past president of the American Nuclear Society and is an NCPA E-Team adjunct scholar.

Originally published on aBetterEarth.org, March 2005


http://www.abetterearth.org/article.php/1055.html

Tuesday, April 18, 2006

Khởi công Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả


TT (Quảng Ninh) - Ngày 16-4, Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả giai đoạn 1 có công suất 300MW, sản lượng điện hằng năm 1,8 tỉ kWh.

Công trình do nhà thầu Công ty công trình điện Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) thi công với giá trị thực hiện là 265 triệu USD.

Theo thiết kế, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả có cấu hình gồm hai lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB), sử dụng nguyên liệu theo công nghệ mới đầu tiên áp dụng tại VN là than cám 6b và than bùn. Tại lễ khởi công, Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đã ký hợp đồng mua điện của Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả sau khi đưa vào vận hành với thời gian 25 năm.

ĐỖ HỮU LỰC

Sẽ không còn bóng đèn tròn?


TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa phát minh ra một nguồn ánh sáng mới có thể làm cho những bóng đèn tròn truyền thống có thể bị chìm vào quên lãng. Chất liệu này có thể in trên những tờ giấy rất mỏng có khả năng biến đổi những bức tường, trần nhà hoặc ngay cả đồ dùng bằng gỗ thành ánh sáng.

Chất liệu hữu cơ này không làm nóng như bóng đèn hiện đang được sử dụng do đó có năng lực và tuổi thọ dài hơn các bóng đèn này.

Chúng cung cấp một thứ ánh sáng rất giống ánh sáng mặt trời.

Bóng đèn truyền thống được phát minh cách nay hơn 130 năm. Kể từ đó, dù được cải tiến nhưng chúng vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản về ánh sáng. Một dòng điện chạy qua sợi dây tungsten đốt nóng nó lên và tỏa ra ánh sáng trắng. Ngày nay 20% điện năng tiêu thụ trong các tòa cao ốc ở Mỹ từ nguồn ánh sáng truyền thống này.

Vì thế, tìm kiếm một nguồn ánh sáng khác là mục tiêu dài hạn của các nhà khoa học. Người ta đã sử dụng chất polymer từ carbon để phát ra ánh sáng trắng trong điện thoại di động và máy nghe nhạc MP3. Nhưng cho đến bây giờ, chất liệu đó chưa cung cấp đủ ánh sáng chiếu sáng cho một căn phòng.

Để cấu tạo một chất liệu mới, các nhà khoa học sử dụng một lớp plastic siêu mỏng, được phủ bởi thuốc nhuộm màu xanh lá cây, màu đỏ và màu xanh da trời. Khi một dòng điện đi qua những mầu này, chúng phối hợp lại cho ra ánh sáng trắng.

Trước đây nỗ lực này thất bại vì thuốc nhuộm màu xanh làm từ phosphorescent có tuổi thọ rất ngắn.

Trong chất liệu polymer mới, các nhà nghiên cứu dùng fluorescent xanh da trời có tuổi thọ dài hơn và tiêu thụ rất ít năng lượng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chất liệu mới này sẽ hiệu quả 100% trong việc chuyển điện năng thành ánh sáng.

KHANG LINH (Theo BBC NEWS)

Hàn Quốc chuẩn bị đối phó với giá dầu tăng


Lượng xe hơi lưu thông trên đường phố Hàn Quốc sẽ buộc phải giảm xuống khi giá dầu tăng (cns-snc.com)
TTO - Chính quyền Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch tiết kiệm nhiên liệu theo ba cấp độ trong trường hợp LHQ cấm vận xuất khẩu dầu từ Iran, có thể khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Theo đó, ở cấp độ 1, chính quyền sẽ kêu gọi người dân tự nguyện giảm tiêu thụ năng lượng. Khi tình hình Trung Đông trở nên tồi tệ hơn, cấp độ 2 sẽ được thiết lập. Điều hòa nhiệt độ trong các tòa cao ốc sẽ bị hạn chế sử dụng, và người dân sẽ phải ngưng chạy xe hơi ít nhất một ngày trong tuần.

Ở cấp độ ba, người dân sẽ chỉ được sử dụng xe hơi hai ngày một lần, và chính quyền sẽ kiểm soát việc phân phối nhiên liệu. Tiêu thụ điện cũng sẽ bị hạn chế theo khu vực. Tuy nhiên, chính quyền Hàn Quốc khẳng định sẽ không tăng thuế nhập khẩu dầu trong tương lai gần.

HIẾU TRUNG (Theo Korea Times)

Lạm bàn về tăng giá điện

Lạm bàn về tăng giá điện
9:07, 08/04/2006
PGS-TS Nguyễn Duy Hạnh
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

Chỉ khoảng trên 20% công suất là các nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than, tuy phải mua, nhưng than cũng khai thác trong nước, cho nên chi phí chạy máy không đắt hơn nhiệt điện các nước. Vậy mà giá điện ở nước ta cũng chẳng kém một số nước khác, kể cả nước không có thủy điện, không có khí đốt, có nước còn nhập khẩu than, dầu(!).

Năm 2005, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (tên gọi tắt là EVN) thông báo trên truyền hình rằng, việc tăng giá điện là nhằm mục đích bù lỗ trên 600 tỉ đồng.

Ngày 15/3, đại diện EVN nói trên truyền hình rằng lãi 2.000 tỉ đồng trong năm 2005, vậy mà yêu cầu tăng giá điện vẫn được nêu tiếp.

Lúc kêu lỗ lớn nói tăng giá điện xem ra còn có lý, nhưng lúc lãi mà vẫn yêu cầu tăng giá như vậy, thì lý giải vấn đề này thế nào đây? Xin được điểm lại về tình hình phát triển và tiêu thụ điện ở ta như sau:

Tính đến nay, công suất điện tiêu thụ trên toàn quốc khoảng trên 9.000 MW, thì riêng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã phát được 1.920 MW. Thông thường một công trình, trong thời gian khai thác ban đầu phải dành khoản tiền lãi thu được để trả nợ dần vào vốn đầu tư, cho đến hết thời hạn hoàn vốn (thường khoảng 10 năm đến 13 năm). Đối với Thủy điện Hòa Bình, hoàn thành và chạy toàn bộ các tổ máy từ năm 1993, nếu nhà máy xây dựng trong thời kỳ mà Nhà nước hoàn toàn bao cấp, không có hạch toán như dạng này, vẫn phải dành lãi để hoàn vốn, thì thời hạn hoàn vốn cũng đã hết. Hằng năm chỉ còn phải chi phí cho việc vận hành, sửa chữa, thuế... chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tiền lãi thu được do bán điện.

Công trình thuỷ điện Đại Ninh, công suất 300 MW đang thi công đường hầm dài 11km đường kính 5,2m do Công ty cổ phần Cavico thực hiện bằng máy TBM không phải nổ mìn.

Một loạt nhà máy thủy điện khác, có tổng công suất khoảng 1.000 MW cũng đã hết thời hạn hoàn vốn. Những nhà máy nói trên, do đặc điểm chi phí cho vận hành của thủy điện là rất thấp, lãi ròng thu được hàng năm khá lớn.

Ngoài ra còn những nhà máy thủy điện khác xây dựng từ sau 1994 đến nay, với tổng công suất khoảng 2.000 MW.

Như vậy, tổng công suất của riêng thủy điện đã chiếm trên 50% mạng điện toàn quốc.

Lại còn những nhà máy điện chạy tuốcbin khí, chiếm khoảng 30% công suất toàn bộ, chạy với khí đồng hành, cũng không phải mua nhiên liệu và vì vậy chi phí chạy máy còn thấp hơn cả thủy điện. Chi phí đầu tư để xây dựng nhà máy cũng thấp hơn thủy điện rất nhiều, vì không phải xây dựng những công trình thủy lớn như đập, hồ,...

Rút cục chỉ còn khoảng trên 20% công suất là các nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than, tuy phải mua, nhưng than cũng khai thác trong nước, cho nên chi phí chạy máy không đắt hơn nhiệt điện các nước.

Với tình hình như vậy, đáng lẽ giá điện ở nước ta phải rẻ lắm. Thế mà giá hiện nay, có nhiều người đã so sánh với một số nước khác, kể cả nước không có thủy điện, không có khí đốt, có nước còn nhập khẩu than, dầu thì thấy giá điện ở nước ta cũng chẳng kém.

Thế thì chắc chắn là lãi rồi, mà lãi phải rất nhiều, vậy mà lại có năm lỗ, năm lãi như ngành điện công bố. Có phải do trình độ quản lý kém? Đúng là kém thật: Hãy chỉ lấy một ví dụ: Thủy điện Hòa Bình mấy năm nay khi mùa mưa đến hơi muộn, một hồ chứa thừa khả năng điều tiết năm, phải để cho mực nước hồ xuống dưới mực nước chết sâu đến hàng mét như vậy, gây ra sự lúng túng và thiệt hại về kinh tế, đời sống.

Vì hồ Hòa Bình cứ thêm độ cao 1 mét nước trong hồ, thì với lưu lượng thiết kế, sẽ phát thêm được khoảng 15 triệu số (KWh) điện trong một tháng. Như vậy, riêng để dành nước hợp lý, duy trì cho mực nước cao trong hồ, đã tăng được công suất và điện lượng lên nhiều. Cho nên chỉ tính riêng việc điều hành hợp lý, các chuyên gia đã tính ra rằng có thể lợi dụng được cả trăm tỉ đồng mỗi năm.

Còn nhiều ví dụ khác về quản lý kém như hệ thống đường dây điện hiện nay gây tổn thất điện năng khá lớn. Nhưng dù kém đến mấy thì như đã nêu trên, không thể có lỗ, mà chỉ là lỗ giả. Nghĩa là tiền lãi bị xâu xé đi, đến mức không còn đủ để trang trải vào chi phí, dù nó nhỏ đến mấy so với lãi.

Đáng lẽ cái lãi lớn đó nếu được quản lý chặt chẽ, thì thừa đủ để phát triển các nguồn điện, nhất là điều kiện xây dựng thủy điện thuận lợi ở nước ta, tu sửa và hoàn chỉnh mạng điện và còn có thể hỗ trợ kinh phí cho các ngành kinh tế khác.

Đã như vậy thì còn lý gì để tăng giá điện?

Chỉ khoảng trên 20% công suất là các nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than, tuy phải mua, nhưng than cũng khai thác trong nước, cho nên chi phí chạy máy không đắt hơn nhiệt điện các nước. Vậy mà giá điện ở nước ta cũng chẳng kém một số nước khác, kể cả nước không có thủy điện, không có khí đốt, có nước còn nhập khẩu than, dầu(!).

(Tiếp theo trang 1)

Thế nhưng dựa vào tính độc quyền, ngành Điện có những cách tăng giá khác nhau.

Công khai cũng có: Như cách tính giá điện lũy tiến như hiện nay là một cách tăng giá tài chính, làm cho giá điện thực tế tăng vọt lên ít nhất gấp đôi và lại vẫn còn để ngỏ phía tăng. Nhưng người dân lại không kêu được, mà ngành Điện còn được tiếng là có chính sách vận động tiết kiệm điện.

Chưa công khai cũng có: Như cách thay côngtơ vừa qua. Ngay tại TP HCM, Công ty Điện lực cho thay đến 260.000 côngtơ điện mới. Người dân tuy không được quyền biết, quyền bàn đến việc thay côngtơ, nhưng lại phải có trách nhiệm trả tiền điện, mà lại gấp đôi, gấp ba so với trước nên mới bắt buộc phải khiếu nại lên trên.

Hóa ra lại không phải chỉ có TP HCM, mà dần dần phát hiện ra rất nhiều tỉnh khác cũng thay côngtơ: Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Gia Lai... Mà cũng giống hệt ở chỗ giá điện tăng vọt, có nơi đến 4-5 lần, đến mức nhiều hộ không có khả năng thanh toán.

Thế là lại theo cách như vẫn thường làm: lập ban thanh tra, lập hội đồng đo lường kiểm định, phát cả lên tivi cho cả nước cùng mục kích cái sự nghiêm minh của ngành Điện: lần nào các con số đỏ của máy móc hiện đại cũng nhấp nháy chỉ sai số nhỏ hơn 1%. Báo Nhân Dân đăng tin ở Đà Nẵng, sai số lại còn âm đến 2,39%, nghĩa là chỉ số điện ở côngtơ mới còn thấp hơn số điện thực dùng.

Nhưng dù huy động đến kỹ thuật hiện đại, các thứ ban bệ và đủ cách giải thích thì cũng khó mà ém nhẹm được việc móc túi của người dân đến mức ấy.

Cực chẳng đã, TP HCM đã phải bàn đến việc hoàn trả lại cho dân khoản lạm thu tiền điện.

Lại còn nhiều hình thức tiêu cực khác.

Nguyên một phó giám đốc Công ty Điện lực TP HCM cùng với mấy người con ruột của mình, mà chỉ riêng việc bán hộp nhựa đựng điện kế điện tử cho chính những côngtơ đặt trong TP, trong 4 năm qua đã thu được 172 tỉ đồng.

Hay chỉ một chi tiết nhỏ như ở TP Hà Nội: lúc mới lắp các hộp đồng hồ điện thì mỗi đồng hồ có 1 áptômát đi kèm. Chỉ sau một thời gian, các áptômát lại bị chính những người đã lắp tháo lấy đi hết.

Vậy thì việc cần làm đối với ngành Điện hiện nay là:

Bỏ độc quyền vì với độc quyền thì không thể có hạch toán kinh tế trung thực, mà luôn mất cân bằng thu chi và đưa đến giá tăng để bù lỗ. Kinh nghiệm đã cho thấy như ngành truyền thông mấy năm gần đây, sau khi bỏ độc quyền là chuyển luôn từ tăng giá sang giảm giá.

Thay đổi cách và người quản lý: Vì quản lý quá yếu kém cho nên thất thoát rất lớn cả điện năng và tiền của. Hiện nay việc xây dựng thủy điện đang phát triển rất mạnh, vì đang là ngành thu lãi nhanh. Có những tỉnh đang xây dựng đến hàng chục nhà máy, công suất từ 30 đến 200 MW như Quảng Nam, Lào Cai... Trong đó, phần nhiều là các công ty tư doanh bỏ vốn đầu tư. Ngành Điện nếu có hướng hợp lý sẽ tháo gỡ nhanh được khó khăn về sản lượng điện. Nhưng vì độc quyền mà chỉ lo đến thu nhập cho riêng ngành, nên dù thiên nhiên thủy năng của nước ta thuận lợi đến thế vẫn không phát triển nhanh được. Ví dụ, nếu đừng gây khó khăn cho việc phát triển trạm thủy điện thì việc nhập 40 MW (năm trước) đến trên 100 MW (nay năm) từ Trung Quốc đáng lẽ không phải đặt ra.

Như vậy để thấy việc tăng giá điện không phải là biện pháp đúng đắn phục vụ kinh tế, xã hội hiện nay

Sunday, April 09, 2006

Mô thức an ninh hạt nhân thế giới đang phá sản?


TTCT - Không chỉ Bắc Triều Tiên, Iran ngày hôm nay, rồi sẽ còn nhiều nước cũng đòi phát triển vũ khí hạt nhân (VKHN) để tự vệ trong thế giới bất trắc hiện nay. Liệu TNP (Hiệp ước không phổ biến VKHN) còn đứng vững như một công cụ điều giải khi bản thân chứa đựng nhiều bất hợp lý, bất bình đẳng?

Sau hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945 (giết chết ngay 80.000 người và 70.000 người sau vụ nổ), thế giới đã bước vào kỷ nguyên nguyên tử. Cho đến nay gần 61 năm, loài người vẫn không biết làm sao thoát khỏi nó. Và may thay, cho đến giờ một nền hòa bình hạt nhân đã đạt được, cho dù từ 1945 đến nay, từ chỗ chỉ có một số quốc gia với 2-3 quả bom nguyên tử thì đến giờ đã có 10 quốc gia với 11.000 VKHN các loại, chi phí mỗi năm đến hàng chục tỉ USD.

Thật ra, trong thành quả duy trì hòa bình hạt nhân đó, phải nói đến vai trò của Liên Xô (cũ), quốc gia thứ hai có bom hạt nhân sau Mỹ (1949), tạo được đối trọng trong cuộc chạy đua vũ trang ráo riết ngay sau Thế chiến thứ hai, chính Liên Xô đã tạo được thế “cầm chân mã” cần thiết.

Chỉ sau hơn 10 năm vụ nổ ở Hiroshima, đã có năm nước có bom hạt nhân: Mỹ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc. Thế “cầm chân mã” giữa hai siêu cường đứng đầu hai khối không còn đủ an toàn cho nền hòa bình hạt nhân, và một mô thức mới ra đời: “Hiệp ước không phổ biến VKHN” gọi tắt là “Hiệp ước chống phổ biến” (Traité de non - prolifération, TNP) ký năm 1968 và có hiệu lực năm 1970. Hiệp ước được ký giữa một bên là năm nước được coi về mặt pháp lý có quyền có VKHN (Mỹ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc) và bên kia là 183 nước cam kết không tìm cách có nó, và đánh đổi lại họ được những nước trên giúp đỡ phát triển các ứng dụng dân sự của hạt nhân.

Còn có nhóm nước thứ ba: những nước không ký vào hiệp ước (Ân Độ, Pakistan, Israel) là các nước cũng đã có được VKHN. Họ không vì thế mà bị coi là ngoài vòng pháp luật vì họ không có cam kết gì với cộng đồng quốc tế cả.

Nhưng trên thực tế, hiệp ước trên không mấy được tôn trọng và thực hiện. “Không phổ biến” có thể bị hiểu như không nhất thiết đòi hỏi tài giảm (désarmement) mà chỉ có nghĩa không phổ biến những hiểu biết chế tạo hạt nhân cùng những trang bị nguyên liệu phức tạp trong lĩnh vực này. Nên dù có những cam kết song phương giữa Liên Xô - và sau này là Nga - số lượng VKHN cắt giảm vẫn không đáng kể so với mức họ nắm giữ.

Năm 2003, Mỹ và Nga cam kết sẽ đưa kho VKHN của họ xuống còn 1.700 (Mỹ) và 2.200 (Nga) đơn vị, đến 31-12-2012. (Matxcơva khẳng định cuối 2001 họ chỉ còn 1.136 bệ phóng và 5.518 đầu đạn hạt nhân. Washington thì chỉ nói cắt giảm được “hai phần ba” trong số 10.315 đầu đạn hạt nhân, và rằng Bush muốn có được nhiều bom mini có khả năng hủy diệt các căn cứ ngầm dưới đất hơn và có thể sử dụng trên chiến trường. Người Anh thì bám giữ vào bốn chiếc tàu ngầm nguyên tử Trident, được trang bị mỗi tàu 48 đầu đạn. Trung Quốc đã có đến 400 bom hoạt động và hầu như không cắt giảm chút gì. Còn Pháp, mức cắt giảm không đáng kể, tuyên bố “cần bảo toàn quyền lợi sống còn”).

Cho đến nay, năm cường quốc hạt nhân còn giữ 18.500 đầu đạn hạt nhân trong tay họ (theo Libération, 6 và 7-8-2005). Không những thế họ còn có xu hướng giúp ngầm cho một số nước khối 2 và 3 hợp pháp hóa việc có VKHN. Năm rồi Mỹ đã thỏa thuận hợp tác với Ân Độ về hạt nhân dân sự, mặc nhiên thừa nhận quyền có VKHN của nước ở khối không ký TNP này. Việc Nga muốn hợp tác với Iran hiện nay cũng nằm trong xu hướng đó?

Còn sự vi phạm trong số đông đảo các nước ký kết TNP, cam kết không tìm cách có được bom hạt nhân và chịu sự kiểm soát của IAEA (Cơ quan quốc tế về năng lượng, thành lập năm 1957 thuộc Liên Hiệp Quốc)?

Ở đây, cần thừa nhận một sự thật là việc phổ biến khó lòng được chặn đứng khi mà VKHN được xem như một bảo đảm sống còn cho các dân tộc tin rằng sự tồn tại của họ bị đe dọa. Vậy là sự vi phạm ở khối nước nhóm 2 đã xảy ra dựa trên chính điều được hứa có quyền thụ hưởng là được phát triển “hạt nhân dân sự”. Nhưng đường ranh “dân sự” - “quân sự” thật dễ dàng vượt qua, khó được kiểm soát hữu hiệu. Ngoài ra ở đây còn có vấn đề bình đẳng trong quan hệ pháp lý quốc tế và vấn đề đạo lý.

Khi TNP ra đời, các nước ký kết, dù thuộc nhóm nào, đều có lý do hài lòng: năm “ông lớn” hạt nhân - những người tán thành giải trừ quân bị - thì thấy TNP là một thành công lớn, do nó tạo được một hàng rào chính trị và pháp lý cho việc không phổ biến VKHN. Đối với các cường quốc tầm vóc nhỏ hơn, TNP cũng là một công cụ tốt: các nước lớn hạt nhân cam kết một mặt giảm rồi thủ tiêu hẳn có kỳ hạn kho VKHN, đồng thời giúp đỡ các nước không có VKHN tiếp cận với những ứng dụng hạt nhân hòa bình.

Khối các nước này coi quyền được sử dụng hạt nhân vào mục đích hòa bình là hòn đá tảng của TNP. Nhưng nay, sau 35 năm TNP có hiệu lực, Mỹ là nước hơn ai hết muốn sửa đổi TNP theo hướng có lợi cho Mỹ.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm TNP đi vào hiệu lực (1970-2005), ông Bush kêu gọi các nước ký kết hãy lấp đi các khiếm khuyết đã cho phép một số quốc gia sản xuất ra những thiết bị có khả năng chế tạo những quả bom dưới vỏ bọc chương trình hạt nhân dân sự; bên cạnh hai loại nước trong TNP - có bom và không có bom nhưng được phát triển hạt nhân dân sự, cần ấn định một loại mới gồm các nước không có bom nhưng cũng không được phát triển chương trình hạt nhân dân sự (có vẻ muốn nhắm đến trường hợp Iran).

Hội nghị “xét lại” TNP đã được diễn ra vào tháng 5-2005. Những nước không có VKHN than phiền mạnh mẽ các đại gia hạt nhân - trước tiên là Mỹ - chỉ làm chiếu lệ việc giải trừ VKHN. Trong khi đó, điều mà Mỹ mưu cầu ở hội nghị này (áp đặt được việc tạo ra loại nước mới nêu trên) đã không thành, do không được sự đồng tình của IAEA. Một số nước đã phát biểu là việc Mỹ xâm lược Iraq càng thúc đẩy nhiều nước tìm cách có được khả năng phòng vệ hạt nhân bằng mọi giá và TNP không đáp ứng cho điều lo sợ trên. Cũng có ý kiến cho rằng không khéo việc xem xét lại TNP lại đẩy nhanh cái chết của nó.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran có vẻ không dễ dàn xếp, vì đằng sau đó là tham vọng chính trị lớn của Mỹ ở Trung Đông mà sự tồn tại của Iran như hiện nay là một trở lực lớn. Xét rộng hơn, vấn đề an ninh hạt nhân thế giới đang trở nên cực nóng tại khu vực vốn thường xuyên nóng bỏng này của thế giới, được gắn chặt với chuyển động địa - chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Cho đến nay, với hai điểm nóng an ninh hạt nhân là Bắc Triều Tiên và Iran, cộng đồng thế giới còn phải dựa vào công cụ điều giải hình thành từ thời điểm chiến tranh lạnh là TNP. Nhưng rồi những chuyển động của bức tranh địa chính trị thế giới - với những điểm nóng mới không chỉ ở Trung Đông và Bắc Á - TNP khó lòng tránh khỏi phá sản trước nhu cầu về một mô thức an ninh hạt nhân thế giới mới hữu hiệu.

Trong khi số nước mưu cầu để có VKHN có giảm (Iraq của Saddam Hussein sau chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Libya sau ký kết với Mỹ 12-2003, Nam Phi sau sụp đổ của apartheid đã tháo dỡ sáu VKHN, Ukraine tự nguyện phi hạt nhân hóa) thì xu thế chung vẫn là ngày một thêm nhiều nước đang muốn “phá cửa xông vào” câu lạc bộ những nước thủ đắc thứ vũ khí phòng vệ lợi hại này. Ngoài Bắc Triều Tiên và Iran, có thể sẽ có Hàn Quốc trong trường hợp Bắc Triều Tiên và Nhật Bản cũng có VKHN, Đài Loan, Ai Cập, Algerie, Saudi Arabia, Brazil...

Trong hội nghị xét lại TNP giữa năm rồi đã dấy lên cuộc tranh luận quanh một luận điểm được một vị giáo sư khoa học chính trị ở Đại học Colombia (Mỹ) đưa ra: nên chăng khuyến khích việc phổ biến VKHN? Nghe như điều thật nghịch lý, nhưng nghĩ kỹ cũng có logic của nó: với nước yếu, đối phó với sự đe dọa của kẻ mạnh thì không gì lợi hại hơn là sự dọa đáp trả hạt nhân.

Và khi VKHN có được trong tầm tay của mọi nước thì cuối cùng mối đe dọa hạt nhân cũng triệt tiêu. Ngay những ý kiến phản bác quan điểm trên cũng chỉ đưa ra được những lý do rất phụ, như nguy cơ chủ nghĩa khủng bố... Phải chăng chính việc hạt nhân hóa hành tinh lại là mô thức mới đang cần có cho an ninh hạt nhân ở thế kỷ 21 này?

Một nhân tố mới, tuy không liên quan trực tiếp vấn đề an ninh hạt nhân, mà từ một vấn nạn khác là cuộc khủng hoảng năng lượng trong năm 2005 (và có thể cả sau này) có khả năng làm phức tạp thêm tình hình an ninh hạt nhân: sự phục hồi của các chương trình phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình trên khắp thế giới. Các chương trình đó từng có ở nhiều nước, nhưng rồi bị xếp lại do có khó khăn trong sự thuyết phục cộng đồng dân cư.

LÊ KHẮC THÀNH

Friday, April 07, 2006

Ethanol - Nhiên liệu của ngày mai

Ethanol - Nhiên liệu của ngày mai
(4/6/2006 1:40:58 PM)

Than đá, xăng dầu đang có nguy cơ cạn kiệt và không thể tái tạo, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm nguồn thay thế. Trong số này, ethanol đang được cho là phù hợp hơn cả. Các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều có thể sản xuất được ethanol do công nghệ điều chế không đòi hỏi ở mức cao siêu.

Nguồn nhiên liệu vô tận

Ethanol là nhiên liệu dạng cồn, được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột có thể chuyển hóa thành đường đơn như ngô, lúa mạch, lúa mì, củ cải đường, củ sắn... Ethanol còn được sản xuất từ các loại cây cỏ có chứa cellulose. Nhiên liệu này có thể làm giảm lượng khí phát thải của xăng và là chất phụ gia để tăng trị số ốc-tan, loại trị số đo khả năng kích nổ.

Theo các nhà khoa học, về mặt nhiệt lượng thì 1,5 lít ethanol có thể thay cho 1 lít xăng. Nếu pha ethanol vào xăng, tùy theo độ tinh khiết của chúng có thể giảm lượng xăng khoảng 10 - 15% mà công suất, hiệu suất và độ mài mòn động cơ hầu như không đổi. Do có nguồn gốc từ cây trồng nên ethanol mang lại rất nhiều lợi ích: an toàn năng lượng, giá nhiên liệu thấp, giảm khí CO2, tái sinh nền nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân và bảo vệ lớp đất bề mặt. Việc sản xuất ethanol từ nguyên liệu sinh khối như: rơm, cành cây nhỏ, củi tre... đang có dấu hiệu rất khả quan, báo hiệu thời điểm đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu vô tận đang đến.

Bra-xin đang là nước đi tiên phong trong sản xuất ethanol do đã đi sâu nghiên cứu công nghệ điều chế từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Là nước cung cấp đường hàng đầu thế giới, hiện Bra-xin sản xuất được 14 tỷ lít ethanol mỗi năm từ cây mía. Luật pháp của Bra-xin quy định tất cả các loại phương tiện giao thông phải sử dụng xăng pha với 22% cồn ethanol, trong khi đó cũng có 20% các loại xe chỉ chạy bằng ethanol tinh khiết. Đặc biệt, giá ethanol rất thấp, chỉ khoảng 25 USD/thùng với dung tích bằng một thùng xăng. Chương trình sản xuất ethanol của Chính phủ Bra-xin đã tạo ra gần 1 triệu chỗ làm và tiết kiệm được khoảng 60 tỷ USD tiền nhập dầu trong 30 năm vừa qua. Số tiền này lớn gấp 10 lần tổng số tiền đầu tư cho chương trình này. Từ nay đến năm 2012, Bra-xin dự định sẽ đưa vào hoạt động trên 70 nhà máy mới chuyên sản xuất ethanol.

Từ kinh nghiệm của Bra-xin, gần đây, các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản... cũng đặc biệt quan tâm đến ethanol và các loại nhiên liệu sinh học khác. Mới đây, một ủy ban của Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết đòi hỏi các nhà máy lọc dầu nước này phải tăng lên hơn gấp 2 lần việc sử dụng ethanol và các loại nhiên liệu có thể tái tạo được trước năm 2012. Điều này có thể hạn chế việc nhập tới 2 tỷ thùng dầu thô trong khoảng từ năm 2006 đến 2012... Tất nhiên, trong cuộc chạy đua này, các hãng sản xuất ô tô hàng đầu như Ford, Mercedes, General Motor, Daimler Chrysler, Toyota, Nissan... cũng đã có kế hoạch dài hơi để sản xuất những chiếc xe dùng nhiên liệu ethanol.

Cơ hội nào cho Việt Nam ?

Về nguồn nguyên liệu sản xuất ethanol, nước ta không gặp bất lợi khi có vùng trồng mía, lương thực và các cây lấy dầu khá lớn. Hiện các nhà máy đường trong nước đều có phân xưởng sản xuất ethanol và CO2 từ rỉ đường. Vấn đề lúc này là làm sao nâng cao độ tinh khiết trước khi có thể dùng chúng làm nhiên liệu.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của PGS Trần Khắc Chương, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã công bố nghiên cứu thành công quy trình công nghệ có thể sản xuất ra loại hóa chất phục vụ điều chế xăng sinh học từ những nguồn nguyên liệu trong nước. Để sản xuất được xăng sinh học đủ tiêu chuẩn thì nhất thiết phải có loại cồn 100% (cồn tuyệt đối), tức ethanol. Hiện tại, nhóm đã hoàn chỉnh quy trình công nghệ và thiết kế, chế tạo mô hình thử nghiệm sản xuất cồn tuyệt đối đạt công suất khoảng 100 kg/ngày và sử dụng loại hóa chất do chính nhóm chế tạo. Ông Chương cho biết, một khi đã giải quyết được vấn đề sản xuất cồn tinh khiết 100% bằng công nghệ trong nước với quy mô công nghiệp thì việc điều chế ra xăng sinh học là việc nằm trong tầm tay của giới khoa học.

Ông Nguyễn Ngọc Diệp, trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu nhiên liệu thay thế cho rằng, về lâu dài, Nhà nước cần có chiến lược ứng dụng năng lượng sinh học. Đó là sớm có các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước để nghiên cứu sản xuất đại trà ethanol sinh học với giá thành rẻ và nghiên cứu việc dùng nó làm nhiên liệu cho ô tô, mô tô và lò đốt công nghiệp. Ngoài ra, giá thành sản xuất cồn trong nước hiện là khoảng 6000 đồng/lít, đắt gấp đôi so với giá nhập khẩu chưa tính thuế từ Bra-xin. Do đó, có thể chuyển một phần từ mua xăng dầu sang ethanol và có chính sách miễn thuế nhập khẩu cho loại nhiên liệu này...

Với một nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn xăng dầu nhập khẩu như Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu nhằm sử dụng và sản xuất ethanol là việc làm rất đáng lưu tâm.

HNM

Ký hợp đồng dầu khí lô 124 ngoài khơi Việt Nam 06/04/2006

Ký hợp đồng dầu khí lô 124 ngoài khơi Việt Nam 06/04/2006
Ngày 5/4, tại Hà Nội, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và các Công ty Pogo Producing Company (Mỹ), Keeper Resources Inc (Canada) đã ký hợp đồng dầu khí lô 124 ngoài khơi Việt Nam. Đây là hợp đồng dầu khí thứ 51 được ký giữa PetroVietnam và các đối tác nước ngoài kể từ năm 1988 đến nay. Lô 124 thuộc bể trầm tích Phú Khánh, có diện tích khoảng 6.007 km2 nằm dọc bờ biển miền Trung (cách thành phố Nha Trang khoảng 50 km về phía Bắc...
Vụ tai nạn sập hầm lò tại Công ty Mông Dương - hậu quả của nạn khai thác than “thổ phỉ”
Trung Quốc: Phát hiện một mỏ khí đốt lớn chưa từng thấy

Châu Á ưu tiên năng lượng sạch


TT - Chương trình môi trường LHQ (UNEP) đã đánh giá cao định hướng đa dạng hóa năng lượng đang nổi lên ở nhiều nước châu Á thông qua việc phát triển và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh.

Trung Quốc đang dẫn đầu châu Á và thế giới về đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái sinh với mục tiêu đưa năng lượng tái sinh chiếm 10% tổng nguồn cung cấp năng lượng của nước này vào năm 2010.

Hơn 30 triệu người Trung Quốc hiện nay đang sử dụng nước nóng từ năng lượng mặt trời. Ấn Độ đang dẫn đầu châu Á về năng lượng gió. Các nước Thái Lan, Malaysia và Philippines cũng đã có những chương trình phát triển chiến lược về năng lượng tái sinh, các nguồn thực vật địa phương như cây cọ, mía...

UNEP nhấn mạnh các nguồn năng lượng tái sinh và năng lượng sạch đang giúp châu Á giải quyết mức độ ô nhiễm nặng về không khí, đồng thời tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn các nguồn đầu tư quốc tế phát triển năng lượng tới châu Á.

TÚ ANH (Theo UNEP)

Tuesday, April 04, 2006

Năng lượng gió của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng


http://www.tiasang.com.vn/newspage?id=389

Đàm Quang Minh – Vũ Thành Tự Anh

Bài viết này phân tích một cách ngắn gọn tình hình cung - cầu điện năng ở Việt Nam, từ đó bàn đến một số lựa chọn của Việt Nam trong việc giải quyết bài toán thiếu hụt điện năng, bằng cách cùng với việc khai thác các nguồn năng lượng truyền thống, chúng ta phải chuyển dần sang các dạng năng lượng mới, đặc biệt chú trọng tới các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường– đó là năng lượng gió.

Tình hình cung - cầu điện năng ở Việt Nam


Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Và theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và 208.000 GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một cách nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm. Nếu dự báo này của Tổng Công ty Điện lực trở thành hiện thực thì hoặc là chúng ta phải nhập khẩu điện với giá đắt gấp 2-3 lần so với giá sản xuất trong nước, hoặc là hoạt động sản xuất của nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, còn đời sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số lựa chọn chính sách của Việt Nam
Đứng trước thách thức thiếu hụt điện (không nằm ngoài xu thế chung của toàn cầu), chúng ta cần cân nhắc những biện pháp ứng xử thích hợp. Trong ngắn hạn, việc tiết kiệm điện trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét phương án tăng giá điện như đề xuất hiện nay của Bộ Công nghiệp. Việc tăng giá điện một mặt có tác dụng điều chỉnh mức cầu về điện năng, mặt khác giúp tăng tích lũy để mở rộng đầu tư cho ngành điện. Tuy nhiên, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của quảng đại nhân dân và của hoạt động sản xuất kinh doanh nên giải pháp tăng giá điện cần được cân nhắc một cách thận trọng. Phương án tăng giá điện phải tính đến tính công bằng giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau, trong đó cần hạn chế đến mức độ tối đa tác động tiêu cực đối với các nhóm dân cư có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý rằng điện là một yếu tố đầu vào thiết yếu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc tăng giá điện sẽ có thể ảnh hưởng tới mức lạm phát vốn đã xấp xỉ ngưỡng 2 con số. Không những thế, nếu nhìn sang các nước xung quanh thì thấy ngay với mức giá hiện tại, giá điện của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, và Malaysia. Như vậy, việc tăng thêm giá điện 10-15% trong năm nay và những năm kế tiếp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vốn đã bị giảm liên tục trong mấy năm trở lại đây.
Trong trung hạn và dài hạn, Việt Nam cần có chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng bằng cách một mặt mở rộng khai thác những nguồn năng lượng truyền thống; mặt khác, thậm chí còn quan trọng hơn phát triển các nguồn năng lượng mới, đặc biệt là các nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái tạo. Khả năng này phụ thuộc rất nhiều vào những phát triển của công nghệ trong tương lai cũng như vào mức giá tương đối của các nguồn năng lượng khác nhau. Cho đến thời điểm này, chúng ta mới chú trọng đến phương án thứ nhất, tức là tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng truyền thống, chủ yếu là thủy điện. Về kế hoạch phát triển nguồn năng lượng mới, ngày 3/1/2006 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ''Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình tới năm 2020''. Theo dự báo của Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia thì vào năm 2020, nếu theo đúng tiến độ thì công suất điện hạt nhân sẽ đạt mức 2000 MW, bằng 7% tổng công suất. Cũng theo dự báo này, khi ấy nhiệt điện khí sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38%), sau đó là đến thủy điện (29%), nhiệt điện than (17%) và nhập khẩu (9%).

Một điều đáng lưu ý là trong hàng loạt giải pháp phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế (như nhập khẩu điện, phát triển thủy điện, hay điện hạt nhân), dường như Việt Nam còn bỏ quên điện gió, một nguồn điện mà trong mấy năm trở lại đây có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện thế giới, hơn nữa giá thành ngày càng rẻ và rất thân thiện với môi trường.

Giá thành của điện gió, liệu có đắt như định kiến?


Cho đến tận những năm 1990, nhiều người vẫn cho rằng giá thành (bao gồm giá lắp đặt và vận hành) của các trạm điện gió khá cao. Nhưng ngày nay, định kiến này đang được nhìn nhận và đánh giá lại, đặc biệt khi quan niệm giá thành không chỉ bao gồm chi phí kinh tế mà còn gồm cả những chi phí ngoài (external cost – như chi phí về xã hội do phải tái định cư, hay về môi trường do ô nhiễm).

Thử lấy một ví dụ cụ thể để so sánh giá thành của điện gió và thủy điện. Nhà máy thủy điện Sơn La với 6 tổ máy, tổng công suất thiết kế là 2400 MW, được dự kiến xây dựng trong 7 năm với tổng mức đầu tư là 2,4 tỷ USD. Giá thành khi phát điện (chưa tính đến chi phí môi trường) là 70 USD/MWh. Như vậy để có được 1 KW công suất cần đầu tư 1.000 USD trong 7 năm. Trong khi đó theo thời giá năm 2003 đầu tư cho 1 KW điện gió ở nhiều nước Châu Âu cũng vào khoảng 1.000 USD. Đáng lưu ý là giá thành này giảm đều hàng năm do cải tiến công nghệ. Nếu thời gian sử dụng trung bình của mỗi trạm điện gió là 20 năm thì chi phí khấu hao cho một KWh điện gió là sẽ 14 USD. Cộng thêm chi phí thường xuyên thì tổng chi phí quản lý và vận hành sẽ nằm trong khoảng 48 – 60 USD/MWh - tương đương với thủy điện, vốn được coi là nguồn năng lượng rẻ và hiệu quả. Theo dự đoán, đến năm 2020 giá thành điện gió sẽ giảm đáng kể, chỉ khoảng 600 USD/KW, khi ấy chi phí quản lý và vận hành sẽ giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 30 USD/MWh.


Khi tính đầy đủ cả các chi phí ngoài – là những chi phí phát sinh bên cạnh những chi phí sản xuất truyền thống, thì lợi ích của việc sử dụng năng lượng gió càng trở nên rõ rệt. So với các nguồn năng lượng gây ô nhiễm (ví dụ như ở nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) hay phải di dời quy mô lớn (các nhà máy thủy điện lớn), khi sử dụng năng lượng gió, người dân không phải chịu thiệt hại do thất thu hoa màu hay tái định cư, và họ cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm.

Ngoài ra với đặc trưng phân tán và nằm sát khu dân cư, năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải. Hơn nữa, việc phát triển năng lượng gió ở cần một lực lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật vận hành và giám sát lớn hơn các loại hình khác, vì vậy giúp tạo thêm nhiều việc làm với kỹ năng cao.

Tại các nước Châu Âu, các nhà máy điện gió không cần đầu tư vào đất đai để xây dựng các trạm tourbin mà thuê ngay đất của nông dân. Giá thuê đất (khoảng 20% giá thành vận hành thường xuyên) giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, trong khi diện tích canh tác bị ảnh hưởng không nhiều.

Tiềm năng điện gió của Việt Nam


Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa.

Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất với tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Tất nhiên, để chuyển từ tiềm năng lý thuyết thành tiềm năng có thể khai thác, đến tiềm năng kỹ thuật, và cuối cùng, thành tiềm năng kinh tế là cả một câu chuyện dài; nhưng điều đó không ngăn cản việc chúng ta xem xét một cách thấu đáo tiềm năng to lớn về năng lượng gió ở Việt Nam.

Đề xuất một khu vực xây dựng điện gió cho Việt Nam


Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía Nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió Tây Nam, và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.

Theo nghiên cứu của NHTG, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này không những có vận tốc trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi khác, đó là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7m/s, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 MW. Thực tế là người dân khu vực Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo một số máy phát điện gió cỡ nhỏ nhằm mục đích thắp sáng. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn của Việt Nam.

Mặc dù có nhiều thuận lợi như đã nêu trên, nhưng chúng ta cần phải lưu ý một số điểm đặc thù của năng lượng gió để có thể phát triển nó một cách có hiệu quả nhất. Nhược điểm lớn nhất của năng lượng gió là sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ gió. Vì vậy khi thiết kế, cần nghiên cứu hết sức chi tiết về chế độ gió, địa hình cũng như loại gió không có các dòng rối (có ảnh hưởng không tốt đến máy phát). Cũng vì những lý do có tính phụ thuộc vào điều kiện môi trường như trên, năng lượng gió tuy ngày càng phổ biến và quan trọng nhưng không thể là nguồn năng lượng chủ lực. Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện gió và thủy điện tích năng lại mở ra cơ hội cho Việt Nam, một mặt đa dạng hóa được nguồn năng lượng trong đó kết hợp những nguồn năng truyền thống với những nguồn lượng tái tạo sạch với chi phí hợp lý; mặt khác khai thác được thế mạnh, đồng thời hạn chế của mỗi nguồn năng lượng, và tận dụng các nguồn năng lượng này trong mối quan hệ bổ sung lẫn nhau. Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng các trạm điện gió sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn trong khi vận hành, cũng như có thể phá vỡ cảnh quan tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của các sóng vô tuyến nếu các yếu tố về kỹ thuật không được quan tâm đúng mức. Do vậy, khi xây dựng các khu điện gió cần tính toán khoảng cách hợp lý đến các khu dân cư, khu du lịch để không gây những tác động tiêu cực.

Thay cho lời kết
Nếu nhìn ra thế giới thì việc phát triển điện gió đang là một xu thế lớn, thể hiện ở mức tăng trưởng cao nhất so với các nguồn năng lượng khác. Khác với điện hạt nhân vốn cần một quy trình kỹ thuật và giám sát hết sức nghiêm ngặt, việc xây lắp điện gió không đòi hỏi quy trình khắt khe đó. Với kinh nghiệm phát triển điện gió thành công của Ấn Độ, Trung Quốc và Philippin, và với những lợi thế về mặt địa lý của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển năng lượng điện gió để đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Liệu Việt Nam có thể "đi tắt, đón đầu" trong phát triển nguồn năng lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào các quyết sách ngày hôm nay.
--------
* TS. Vũ Thành Tự Anh – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đàm Quang Minh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

Đàm Quang Minh – Vũ Thành Tự An