Khoahoc.net
Trần Tiễn Lang Nguyên giáo sư trường SUPELEC Pháp ,và trường kỹ sư Điện Cơ ESME Paris 07 tháng 07 năm 2005
|
1 . Nhà máy lộc dầu Dung Quất
Vừa qua trong 2 ngày làm việc tại hội trường Quốc -hội ,báo chí trong nước đã tường thuật chi tiếc những phiên chất vấn và trả lời của các ông bộ trưởng .Những buổi làm việc rất sôi động trong một tinh thần thẳng thắn và mạnh dạn (báo Tuổi Trẻ ngày 11/6/2005).Và Nguyên Thủ Tướng Vỏ Văn Kiệt đã nhận định : '...đây là một bước của quá trình thảo luận công khaivà minh bạch trước cử tri và nhân dân cả nước,công khai và minh bạch thực thi quyền dân chủ thảo luận trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng về những vấn đề lớn của đất nước mà nhân dân ta đang chăm chú theo dõi với ý thức trách nhiệm công dân và tình cảm thiết tha đối với công việc của đất nước ..'(thư ngỏ của nguyên thủ tướng Vỏ Văn Kiệt gửi cho Quốc hội họp lần thứ 7 khóa XI).
Chuyên đề được thảo luận sôi nổi nhất có lẽ là dự án nhà máy lộc dầu Dung Quất.
Xin nhắc lại sơ lược :đây là dự án nhà máy lộc dầu đầu tiên của Việt Nam được nghiên cứu và quyết định dưới thời của thủ tướng Vỏ Văn Kiệt. Ban đầu có 5 phương án :Long sơn (Vũng Tàu),Nghi Sơn (Thanh Hóa),Dung Quất (Quảng Ngãi), Hòn La (Quảng Bình) và Vân Phong (Khánh Hòa).Sau khi cân nhắc kỹ mọi mặt ,vịnh Dung Quất có nhiều lợi thế đã được chọn vì có cảng nước sâu ở bên ngoài để dẫn dầu thô vào,có cảng trong vịnh để làm cảng phân phối ,gần những phương tiện giao thông ( quốc lộ 1A,đường sắt thống nhất ,sân bay Chu Lai ).
Đối tác đầu tiên là tập đoàn Total của Pháp muốn đặt địa điểm tại Vũng Tàu vì kinh tế nhất cho nhà đầu tư ,nhưng ở đây đã có chương trình phát triển một khu công nghiệp lớn nối liền với khu công nghiệp Đồng Nai ,hình thành một khu khí điện đạm Phú Mỹ .Sự tập trung quá lớn những công trình trọng điểm quốc gia vào một khu vực là điều không hợp lý
Đối tác thứ hai là hảng Petronas (Malaysia),hảng này yêu cầu sau khi nhận được phần dầu được chia ,xin tạo điều kiện cho họ phân phối ngay tại thị trường Việt Nam để tránh khỏi chi phí vận chuyển về Malaysia để rồi mới xuất đi .Yêu cầu này không được chấp thuận .Cuối cùng Chính phủ quyết định tự mình làm lấy , với ước chi ban đầu là 2,58 tỷ USD (nên nhớ rằng ngân sách hàng năm cả nước là 50 tỷ USD ,có nghĩa là ước chi của dự án bằng 1/20 của tổng thu nhập quốc dân).
Ngày 8/6 bộ trưởng Công Nghiệp Hoàng Trung Hải đọc báo cáo về tình hình triển khai dự án trước Quốc Hội.Tiếp đó chủ nhiệm uy ban công nghệ và môi trường Hồ Đức Việt đọc báo cáo của ủy ban thường vụ Quốc Hội.Hai vấn đề đã làm cho nhiều đại biểu bức xúc chất vấn bộ trưởng Hoàng Trung Hải ( vnexpress.net ,ngày 8/6/2005) :
dự án Dung Quất chậm 7 năm, lãng phí hàng triệu USD
tổng đầu tư dự án phải tăng 1 tỷ USD
Đại biểu Nguyễn Viết Chức cho biết đã điều tra tại chổ và nhận định rằng :'..dự án không được chuẩn bị kỹ lưỡng ,...,điều tra cơ bản không xong khiến đang thi công vấp phải túi bùn đá ngầm , nhiều chuyên gia cho biết nếu tiếp tục dư án thì không chỉ lỗ ít mà lỗ tới hàng trăm triệu USD ..'
Báo cáo giám sát của Quốc Hội cũng đề cập tỷ lệ lãi không phải 15% như dự án ban đầu mà xuống 6% thôi.
Nhiều đại biểu bức xúc về chi phí vận chuyển chênh lệch quá lớn so với phương án đặt nhà máy tại Vũng Tàu (khoảng 30 triệu USD mổi năm ).Người ta nghỉ rằng lúc trước nếu giao cho Total thì không đến nổi như thế này.
Đại biểu Vũ Minh Mão nêu lên '..trách nhiệm của Tổng công ty dầu khí trong việc chuẩn bị dự án ,ký hợp đồng ra sao mà một số gói thầu như 5A ,5B tăng đến mấy chục triệu USD so với dự kiến '
Đại biểu Đổ Trong Ngoạn đề nghị làm rõ trách nhiệm của chính phủ trong chỉ đạo thực hiện dự án ,trách nhiệm giám sát của Quốc Hội và số tiền thất thoat trong 13 năm qua.
Theo đại biểu Nguyễn đình Lộc ( nguyên bộ trưởng Tư Pháp) thì muốn có thực quyền giám sát thì 'Quốc Hội phải có chuyên môn.Mà muốn như vậy thì Quốc Hội phải có bộ máy ,có đội ngũ chuyên gia tư vấn ...'
Kết thúc buổi chất vấn ,chủ tịch Nguyễn Văn An thẳng thắn nhìn nhận '..việc chậm trễ triển khai dự án lộc dầu Dung Quất mà nhiều đại biểu phân tích có những khía cạnh xác đáng.' ông cũng nhìn nhận ' ,..việc kéo dài thời gian là một khuyết kiểm lớn của chính phủ ,..từ thực tế này Quốc Hội cũng cần rút ra những kinh nghiệm trong quá trình triển khai giám sát dự án ..' và ông yêu cầu ' chính phủ chỉ đạo,kiểm điểm sâu sắc đối với chủ đầu tư và bộ ngành liên quan ,khắc phục những tồn tại, yếu kém nhằm chỉ đạo triển khai xây dựng nhà máy lộc dầu Dung Quất theo đúng kế hoạch..' ( phải xong năm 2009 ).
***
Tổ chức những phiên chất vấn tại diễn đàn Quốc Hội là một sư đổi mới quan trong mà nguyên Thủ Tương Vỏ Văn Kiệt chào mừng và tin tưởng ,ông nói nó 'tạo nên một không khí mới trong sinh hoạt dân chủ của đời sống xã hội, động viên tinh thần hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng đất nước của mọi tầng lớp nhân dân trong nước cũng như ngoài nước...'
Đây là bài học vô cùng bổ ích.
Liệu những sai sót của dư án này có thể tái diễn trong những dự án sắp tới hay không ?
Vì muốn ngừa bệnh hơn là chữa bệnh cho nên tôi xin nêu vấn đề sau dây :đó là một dự án tương lai hết sức quan trọng ,quan trọng hơn dư án Dung Quất :
2 .Nhà máy điện hạt nhân
Cách đây gần một năm ,một triển lãm Công Nghệ điện hạt nhân đươc tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các nước Ân Độ,Hàn Quốc,Nhật Bản ,Nga và Pháp nhằm tạo cơ hội cho Việt Nam tìm hiểu thêm và cân nhắc việc lựa chọn loại lò phản ứng và đối tác phù hợp với hoàn cảnh của mình trong trường hợp sau này nếu chủ trương đưa điện hạt nhân vào sử dụng ơ xứ ta được chấp thuận.
Sau một thời gian nghiên cứu ,dự án tiền khả thi nhà máy điện hạt nhân đã được làm xong và trình cho Chính phủ (vnexpress.net ,ngày 16/6/2005).Thôn Vĩnh Tường,xã Phước Dinh ,Ninh Thuận được chọn để xây dựng nhà máy .Nguồn điện của nhà máy sẽ được nối vào đường dây 500KV Bắc Nam.Dự án đề nghị 2 phương án : 2 lò phản ứng với công xuất 2000 MW ,hoặc 4 lò với công xuất 4000 MW (gắp 2 lần nhà máy thủy điện Hòa Bình).
Vì nó là công trình trọng điểm quốc gia cho nên nó sẽ lập lại lộ trình hành chánh của dự án Dung Quất ,nghĩa là người ta sẽ thấy thao diễn vai trò của chủ đầu tư , ngành điện , bộ công nghiệp , chính phủ và Quốc Hội .Mổi cấp có chức năng và trách nhiệm của mình .
Trong tư duy bao cấp người ta không phân biệt rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể .Vì không phân minh ,người trách nhiệm có lổi xin nhận khuyết điểm một cách thoải mái ,rồi đâu vào đó .Sự chất vấn sẽ không còn ý nghĩa nữa .
Trong những dự án công trình lớn ,cấp ngành và bộ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm từ nghiên cứu cho đến thi công . Sự phê duyệt của Thủ Tướng và Quốc Hội chỉ nhằm lợi ích chung kinh tế và xã hội tổng hợp ở mức vĩ mô thôi.Thủ Tướng và Quốc Hội không thể làm bình phong che chở những sai sót của ngành và bộ.
Cũng như công trình Dung Quất ,rồi một ngày gần đây dự án nhà máy điện hạt nhân sẽ đươc đưa ra Quốc Hội phê duyệt.
Thường lệ ,ở các nước,trong mổi nhiệm kỳ ,chính phủ công bố và thông qua Quốc Hội một chương trình năng lượng dài hạn (10 đến 20 năm) chung cả nước mà trong đó người ta giải trình những nét chính như :
-yêu cầu tăng năng lượng ( thí dụ ở Việt Nam ,để phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa )
-phân bố các loại năng lượng (thủy điện ,dầu khí ,than đá ,gió ,mặt trời,hạt nhân ..) và độ tăng trưởng của mổi loại.
-phân bố theo địa dư
-phương án đầu tư
vân vân ..
Đặc biệt ngày nay chủ trương đưa điện hạt nhân vào nước ta cũng phải là một chuyên đề cần được thảo luận minh bạch và công khai trên diễn đàn Quốc Hội( trước khi trình dự án xây dựng nhà máy để xin Quốc Hội biểu quyết).
Vai trò giám sát của Quốc Hội không phải chỉ đơn thuần biểu quyết để chọn một trong những đề án của bộ đưa ra (thí dụ :chọn 2 lò hay 4 lò ).
Để có một thảo luận nghiêm túc và bổ ích ,Quốc Hội cần biệt rõ :yêu cầu ,mục đích ,nguồn đầu tư và đặc biệt trong trương hợp điện hạt nhân, phương án tiến hành để bảo đảm an toàn.
Quốc Hội không thể đơn thuần thảo luận và phê chuẩn một dự án trọng điểm quốc gia 'không đầu không đuôi ' như đã làm cho Dung Quất, có nghĩa là dự án nhà máy điện hạt nhân phải nằm trong bối cảnh chung của kế hoạch năng lượng điện đã được Quốc Hội chấp thuận trước rồi.
Việc lựa chọn công xuất ,cũng như phương án tiến hành lệ thuộc vào nhiều tham số mà trong đó mục đích của chủ trương điện hạt nhân không thể bỏ qua được.Chính nó quyết định phương án xây dựng .Trong khuôn khổ của bài này tôi chỉ xin đơn cử 4 thí dụ thôi :
-1. mục đích phát triển công nghiệp. Muốn xây dựng một công nghiệp hạt nhân vì nó là một động lực phát triển quan trọng .Nó là động cơ thúc đẩy vươn lên về mọi mặt :đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật lành nghề,phát triển các ngành công nghệ cơ khí ,kỹ thuật điện ,điện tử ,xây dựng ..dẫn tới khả năng xuất khẩu công nghệ này trong tương lai.Đó là trường hợp của Pháp ,Hàn Quốc ,Nhật Bản.. và có lẽ của Trung Quốc trong tương lai Những nước đó tich cực phát triển điện hạt nhân .Tỷ lệ điện hạt nhân rất lớn (thí du Phap 78%, với 63000MW).Kế hoạch điện hạt nhân của Trung Quốc đến năm 2020( theo tin tức giờ chót,có lẽ sẽ sớm hơn) sẽ đạt từ 30000 đến 50000MW .Tôi nghỉ rằng nước ta không có tham vọng trở thành một cường quốc hạt nhân như Trung Quốc
-2. mục đích kinh tế .Giá dầu khí tăng cao và bất thường ,những tiến bộ cải tiến nhà máy làm giảm gia thành xây dựng (1000-1500USD/KW so với 2000-2500USD/KW những năm trước đây), năng suất nhà máy được nâng cao và thời gian vận hành cũng tăng lên đáng kể .Đó là những lý do làm cho điện hạt nhân kinh tế và có khả năng cạnh tranh vời những năng lượng điện khác .Điển hình là trường hợp của các nước không có dầu khí ,như Pháp ;nước này xuất khẩu điện qua các nước láng giềng ,đó là nguồn kinh tế lớn.
-3.mục đích giảm phát thải CO2 thể theo Nghị Định Thư Kyoto.Đó là trường hợp các nước có công nghiệp lớn ,xe cộ nhiều ,tỷ lệ nhà máy đốt than lớn(Trung Quốc 75%).Mức thải khí CO2 ở Việt Nam chưa đến mức phải lo âu.
-4.mục đích đa dạng hóa nguồn năng lượng , dự phòng những tình huống bất trắc trong tương lại (thí dụ : giá dầu khí lên quá cao vì trữ lượng giảm dần) và đồng thời tăng độ bảo đảm an ninh năng lượng (thí dụ nhà máy thủy điện không đủ nước trong mùa khô cạn ,mùa khô năm nay thiếu gần 1 tỷ KWH điện ở Việt Nam).Điện hạt nhân ở đây không phải là nguồn điện chủ lực ,nó chỉ là nguồn điện phụ .Nhưng nó là cơ hội để đào tạo một đội ngũ cán bộ cho một ngành khoa hoc kỹ thuật mủi nhọn ,hiện nay bị lắng xuống vì phong trào chống đối ở vài nước Âu châu ,nhưng có một triển vọng rất lớn trong những thập niên sắp tới với sự ra đời của những lò phản ứng 'chu trình khép kín ' (1)an tòan của thế hệ 4 (thế hệ điện hạt nhân sạch và bền vững), chất phế thải phóng xạ gần như không còn nữa.Sự công nghiệp hóa của các loại lò này được dự trù kể từ năm 2025 cho lò nơ tron nhanh(réacteur à neutrons rapides) ,năm 2030 cho lò muối nóng chảy (réacteur à sel fondu)..
***
Có lẽ mục đich thứ 4 phù hợp với hoàn cảnh nước ta , vì chúng ta còn nhiều khả năng cho năng lượng tái tạo ,thêm vào đó ta có dầu ,khí thiên nhiên ,than đá và cũng không nên quên rằng nhà máy diện hạt nhân đòi hỏi một đầu tư rất lớn . Trước mắt nước ta không thể triển khai nhiều .
Ngành điện và bộ Công nghiệp khi trình dự án khả thi nên ưu tiên giải trình :
-loại lò cần phải chọn (lò nươc sôi ,lò nước áp lực,lò nước nặng áp lực ..)thay vì quyết định công xuất trước(2000MW hay 4000MW)
-đối tác thích hợp với hoàn cảnh của mình .Yêu cầu an toàn phải là ưu tiên của dự án .Do đó cần đánh giá kỹ độ tin cậy đối với đối tác (đối chiếu những kinh nghiệm và thành tích của họ)
-phương án đầu tư và tiến hành công trình . ở đây không những phải rút kinh nghiệm của những công trình trước (thi dụ nhà máy lộc dầu Dung Quất) tránh trì trệ và thất thoát mà còn bảo đảm sự an toàn để làm cho lòng dân tin tưởng ,vì đây là nhà máy diện hạt nhân đầu tiên của ta.
Ngành điện ViệtNam đã có nhiều cố gắng để đạt đọ tăng trưởng cao ( bình quân 12,7%/năm , với đầu tư 2 tỷ USD/năm) nhưng nước ta vẫn còn thiếu điện rất nhiều (trung bình 600KWgiờ,chỉ bằng 1/3 Thái Lan).Trong những năm sắp tới ,thủy điện và khí thiên nhiên vẫn là nguồn năng lượng chủ lực.
***
Theo thông tin báo chí trong nước ,để chuẩn bị tiến hành công trình nhà máy điện hạt nhân ,' bộ Công nghiệp đã họp với một số nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước về công tác chế tạo thiết bị cơ khí cho các dự án điện.Dự kiến sẽ thành lập một nhà máy sản xuất thí điểm '.
Hai điều làm tôi lo âu suy nghỉ :
1/Người ta có thể làm thí điểm ở đâu cũng được ,nhưng không nên làm thí điểm trên công trình nhà máy điện hạt nhân .Thí điểm trên nhà máy Dung Quất chỉ làm mất công mất của, nhưng trên nhà máy điện hạt nhân ,sư mất mát sẽ không lường được .Lúc đó dù có chịu nhận khuyết điểm cũngkhông sữa sai được . ở đây ,bộ Công nghiệp cần bảo đảm một sự thành công một trăm phần trăm và một an toàn tuyệt đối.
2/Tôi liên tưởng đến những gói thầu ở Dung Quất.Chính nó đã làm trì trệ 7 năm và thất thoát hơn 1tỷ USD .Các đại biểu đã chất vấn cơ quan chức năng rất gây gắt . Bài học còn nóng hổi . Biết rằng khi tự mình làm lấy thì mới vươn lên được . Nhưng khi mình chưa đủ khả năng mà chủ quan giử lấy mà làm ,đó là sự liều lĩnh .Khả năng ở đây là khả năng kỹ thuất (công nghệ cơ khí ,điện tử ,kỹ thuật điện còn quá thô sơ ),và khả năng giam sát nhà thầu còn lổng lẻo yếu kém .Ai cũng biết rằng nhà thầu luôn luôn phải trích ra 1% tổng số tiền của công trình vào việc xã giao từ tổng giám đốc đến giám thị công trường mà không luật pháp nào có thể bắt bẽ ngăn cản được vì đó là sự ân huệ của nhà thầu đối với những người cộng sự với họ .Một tập quán có tư thời Phap thuộc ,khó mà bỏ được.Bài viết 'chưa có thuốc chữa chỉ định thầu ' (2) báo vnexpress ngày29/6/2005 nói lên tình trạng đáng lo âu mà Quốc Hội đang thảo luận tìm phương sách chống lại tệ nạn móc ngoặc giữa nhà thần và chủ đầu tư
.Việc Xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung quốc cũng đã là đề tài tranh luận giữa hai quan điểm ,tự làm hay giao cho một đối tác kinh nghiệm nước ngoài.Quan điểm yêu cầu an toàn đã thắng : Trung quốc đã giao cho Sở điện EDF của Phap thực hiện với những thiết bị mua của nước này , mặc dù Trung Quốc có đủ khả năng kỹ thuật .Chính trong quá trình xây dựng này chuyên gia người Pháp đã đào tạo tốt công nhân và cán bộ Trung quốc để họ có đủ khả năng tự làm lấy nhà máy Ling Ao.
Rút kinh nghiệm từ bài học Dung Quất ,Chủ tich Quốc Hội Nguyễn văn An nói :' Công tác điều hành tổ chức ,thực hiện dự án của Chính Phủ phải được phân công rõ ràng ,đề cao trách nhiệm cá nhân..Cơ quan chức năng cần thẩm định kỹ dự án trước khi trình Quốc Hội ..'
Tôi mong rằng Bộ Công Nghiệp thận trọng và sáng suốt trong phương án tiến hành dự án đặc biệt này.
-Về mặt đối tác , hiện nay không có nước nào giàu kinh nghiệm hơn nước Pháp ,tập đoàn AREVA được sự tin cậy khắp nơi .Công việc làm trong sáng (không lì xì,không phong bì) ,chất lượng cao ,an toàn bảo đãm ,biết đào tạo cán bộ nghiêm túc thật tình.
-Về đầu tư ,nước ta nên chọn phương thức BOT ( Built Operate and Transfer ) vì dự án đòi hỏi đầu tư lớn trong lúc chúng ta còn nhiều công trình cần thiết khác.Hơn thế nữa ,nó giảm bớt gánh nặng giám sát kỹ thuật của Chinh Phủ và Quốc Hội.Dù muốn dù không Quốc Hội cũng không thể giám sát được ,dù có 10 ông viện sỉ tiến sỉ hạt nhân cố vấn đi nữa cũng vô hiệu quả ví nó đòi hỏi nhiều kỹ thuật như kiến trúc ,xây dựng,cơ khí,kỹ thuật điện ,điện tử ,nhiệt động học vân vân , thậm chí nhiều đoàn chuyên gia của AREVA không có một tiến sỉ hạt nhân nào cả (nước ta có nhiều tiến sỉ hạt nhân nhưng không có vị nào có quá trình công tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân) .Tôi được biết AREVA có thể chấp nhận phương thức BOT ( họ đã làm ở Trung Quốc).
-Về loại lò ,ngoài yêu cầu an toàn ,ta cũng nên quan tâm chọn những lò có ích lợi cho loại lò thế hệ 4 trong tương lai ,nghĩa là những lò sản xuất được uranium 233 (cần thiết cho lò muối nóng chảy), hoặc plutonium 239 (cần thiết cho lò nơ tron nhanh).Lò EPR (European Pressurized Water Reactor) là loại lò nước áp lực cải tiến hiện nay được đánh giá an toàn nhât ,Pháp đang tiến hành xây dựng một nhà máy với lò EPR tại bờ biển Manche .Nó sản xuất được uranium 233 và plutonium.
Các chuyên gia năng lượng (3) dự đoán rằng từ nay đến năm 2050 ,các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ không thay đổi nhiều ,thủy điện sẽ tăng gắp đôi , nguồn năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ tăng rất nhanh và đạt mức 5,2 Gtep (4) (hiện nay còn thấp :0,2 Gtep) và sau 2030 điện hạt nhân(hiện nay :0,6 Gtep) cũng sẽ tăng nhanh để đạt mức của điện tái tạo . Trong thế kỹ 21 ,nguồn năng lượng tái tạo và hạt nhân trở thành nguồn năng lượng chủ lực thay thế dần các nguồn năng lượng chính ngày nay.
Chính viễn ảnh đó ,một mặt để hạn chế hiệu ứng nhà kính ,măt khác vì trữ lượng các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ cạn đi nhiều ,cho nên nhìn xa tích cực chuẩn bị để đón đầu sự ra đời của điện hạt nhân 'sạch và bền vững ' là việc làm sáng suốt khôn ngoan .
3 .Kết luận
Chất vấn các bộ trưởng và thaỏ luận công khai,Quốc Hội đã thực thi quyền dân chủ ,không bao che tránh né . Những sai sót trong việc tiên hành dự án nhà máy lộc dầu Dung Quất đã được thẳng thắn chỉ trích và quy rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng .Hy vọng rằng bài học này được ghi nhớ cho những công trình trong tương lai và đặc biệt cho dự án nhà máy điện hạt nhân mà các bộ và cơ quan chức năng đang tiến hành xây dựng.
Chúng ta đang nổ lực phấn đấu để hội nhập quốc tế về mọi mặt kinh tế ,thương mải ,khoa học kỹ thuật , chúng ta chấp nhận sân chơi cạnh tranh quốc tế .Nó sẽ ác liệt , kẻ khôn thì sống vinh quang ,kẻ dại thì chết .Những phiên chất vấn tại diễn đàn Quốc Hội trước báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò tích cực giúp ta kịp thời sữa sai và khắc phục những yếu kém để vươn mạnh lên , có như thế mới đuổi kịp các nước đi trước ta.
Trần Tiễn Lang(5)
-Chú thích
(1)loại lò ngày nay sử dụng uranium 235 có rất ít (0,72%)trong uranium thiên nhiên,những lò tái sinh (reacteurs regenerateurs)tạo ạư tái sinh những hạt nhân phân hạch (noyaux fissiles)từ những hạt nhân sản sinh (noyaux fertiles).Nhờ đó mà nhiên liệu tiêu thụ rất ít và chỉ có uranium và thorium mới tạo được sự tái sinh này .
(2)Người ta phân biệt 3 loại gọi thầu :rộng rãi,hạn chế và chỉ định .Hạn chế và chỉ định dể thông đồng với nhà thầu.Trong năm 2004 ,ở nước ta có 18500 gói thầu ,mà chỉ có 4200 gói thầu rộng rãi
(3)tham khảo từ các tài liệu của Hội Thảo đề tài 'Điện Hạt Nhân bền vững 'do X-environnement tổ chức ngày 17/3/2004 tại trường Polytechnique (Palaiseau)
(4)tep :tonne equivalent petrole ,đơn vị năng lượng tương đương với 1 tấn dầu .Gtep : 1 tỷ tep.
Những nhà sản xuất dầu thường dùng đơn vị thùng (baril).Một tep tương đương với 7,3 thùng
(5)Nguyên giáo sư trường SUPELEC Pháp ,và trường kỹ sư Điện Cơ ESME Paris