Thursday, June 30, 2005

Việt Nam sẽ có luật hạt nhân vào năm 2007


04:04' 30/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet)-Việt Nam hiện có một số văn bản pháp luật liên quan tới năng lượng hạt nhân (NLHN) song chỉ điều chỉnh đến an toàn bức xạ trong hoạt động hạt nhân, chưa phù hợp và đáp ứng với chương trình phát triển NLHN trong tương lai. Chính vì lý do này mà Bộ KH&CN đang tiến hành soạn thảo luật năng lượng hạt nhân.

Soạn: AM 463161 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hội thảo về pháp luật năng lượng hạt nhân tại Hà Nội.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Pháp luật năng lượng hạt nhân diễn ra trong hai ngày 28 và 29/6 tại Hà Nội. Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu của Pháp đã trao đổi với phía Việt Nam nhiều kinh nghiệm liên quan tới vấn đề này nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, điều chỉnh mọi hoạt động hạt nhân ở Việt Nam. Sau khi kết thúc hội thảo, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện NLNT Việt Nam.

Xin ông cho biết hiện quá trình soạn thảo đang ở giai đoạn nào và dự kiến khi nào Việt Nam sẽ có luật hạt nhân?

TS Vương Hữu Tấn: Luật có vai trò rất quan trọng, là cơ sở để phát triển NLHN. Năm 2003, Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo Luật NLHN và Bộ KH&CN đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập. Hiện Viện NLNTVN đang chủ trì soạn thảo luật cùng với Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân, Vụ pháp chế (Bộ KH&CN). Hiện chúng tôi đã hoàn thành dự thảo luật số 1 và đã tổ chức ba hội thảo tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Lạt để lấy ý kiến các chuyên gia, sau đó tiếp tục hoàn thiện.

Theo kế hoạch của Quốc hội thì năm 2007 sẽ thông qua Luật NLHN. Do vậy, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng xong dự thảo trong năm 2006 để trình Chính phủ.

Được biết Việt Nam hiện có nơi quản lý chung về chất thải phóng xạ từ các cơ sở y tế, công nghiệp và hạt nhân. Vậy dự luật có quy định về vấn đề này?

-Hiện nay Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ (ban hành 1997) đã quy định, điều chỉnh các cơ sở bức xạ nhưng chưa có về cơ sở hạt nhân. Luật NLHN sẽ đáp ứng yêu cầu chung hơn khi Việt Nam phát triển điện hạt nhân và luật có thể điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân.

Về mặt quốc gia thì chưa có một địa điểm chung trong toàn quốc để chôn lấp, quản lý chất thải phóng xạ. Kinh nghiệm các nước phát triển hạt nhân cho thấy quản lý chất thải phóng xạ ở một địa điểm chung thì sẽ thuận tiện và an toàn hơn. Trong tương lai, khi Việt Nam phát triển điện hạt nhân thì chắc chắn phải làm điều đó. Tất nhiên là luật NLHN sẽ có một chương riêng về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Về quản lý chất thải phóng xạ thì hiện thải ở đơn vị nào đơn vị đó tự quản lý. Nguồn chất thải phóng xạ lớn nhất hiện nay là từ lò phản ứng ở Đà Lạt, nơi có cơ sở lưu giữ và xử lý riêng. Còn các cơ sở y tế, chẳng hạn như trong y học hạt nhân, thì chất thải thường sống ngắn nên được lưu giữ trong các bể. Sau một thời gian, chất thải đó phân rã và nếu ở mức chấp nhận được thì có thể được thải ra môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Còn các nguồn phóng xạ dùng trong công nghiệp, đã hết hạn sử dụng hoặc cường độ không đủ để bảo yêu cầu công việc, thì sẽ được lưu giữ trong kho, che chắn cẩn thận. Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân quản lý hồ sơ và hàng năm tới từng cơ sở để kiểm tra.

Việt Nam mới chỉ có ba trạm quan trắc phóng xạ thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và hai phòng thí nghiệm an toàn bức xạ. Số lượng này có đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay?

-Hiện năng lực của hai phòng thí nghiệm an toàn bức xạ và một phóng chuẩn liều bức xạ quốc gia có thể đủ để theo dõi mọi nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực bức xạ ở Việt Nam, khoảng một vài ngàn người.

Còn về quan trắc phóng xạ môi trường thì ba trạm hiện nay thì tất nhiên là chưa đủ để theo dõi cảnh báo tức thì về tình trạng phóng xạ, đặc biệt là những đột biến phóng xạ từ các nước khác lan tới Việt Nam. Hiện chúng tôi đang xây dựng đề án để trình Chính phủ về việc xây dựng mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia. Trong tháng sau, chúng tôi sẽ tổ chức một hội thảo về vấn đề này.

Xin cảm ơn ông!

  • Minh Sơn (thực hiện)

Xe của các lãnh đạo G8 dùng nhiên liệu từ rơm


Xe sử dụng hỗn hợp xăng và ethanol

TT - Khi các lãnh đạo của những nước công nghiệp lớn nhất thế giới (G8) gặp nhau vào tuần tới ở Scotland, họ sẽ đi trên những chiếc xe chạy bằng nhiên liệu ethanol làm từ rơm như bằng chứng cho quyết tâm chống lại sự thay đổi của khí hậu trái đất.

Những chiếc xe này sẽ được tiếp nhiên liệu hỗn hợp gồm 95% xăng và 5% ethanol, một tỉ lệ giúp giảm 5 gram CO2/km.

Công ty Iogen đặt tại Ottawa (Canada) sử dụng các enzyme để sản xuất ethanol từ rơm và các loại rác thải nông nghiệp khác (ethanol thông thường được làm từ bắp hay mía và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Canada và Brazil).

Công ty này cho biết ethanol giúp giảm 90% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với xăng và là biện pháp tốt để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu.

Ý tưởng sử dụng nhiên liệu hỗn hợp cho xe hơi này đã gây sự chú ý đối với các công ty dầu khí lớn. Hãng Shell đã đầu tư 49 triệu USD vào Công ty Iogen trong khi Petro-Canada chi thêm 20 triệu USD.

Hiện công ty tư nhân này đang tìm nguồn đầu tư 325 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất ethanol qui mô lớn tiêu thụ 700.000 tấn rơm và rác thải nông nghiệp mỗi năm để cho ra 220 triệu lít ethanol.

Các nghiên cứu của Chính phủ Mỹ cho biết nhiên liệu từ cỏ và rác thải nông nghiệp một ngày nào đó sẽ có thể thay thế 30-50% xăng dầu tại Mỹ.

S.N. (Theo Reuters)

Làm nhiên liệu từ... vỏ chuối


TT - Các nhà nghiên cứu Úc khám phá vỏ chuối có thể dùng để tạo ra thứ thay thế nhiên liệu. Tony Heidrich, người phát ngôn của Hội Những người trồng chuối Úc, cho biết các nhà nghiên cứu đã tìm được cách ủ cho chất thải của chuối lên men để thu khí từ đó phát sinh ra.

Ông nói cứ ba trái chuối thì một trái không đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường và do đó có thể được dùng cung cấp cho một nhà máy sản xuất nhiên liệu dự kiến xây dựng tại phía bắc Queensland, một khu vực sản xuất chuối quan trọng tại Úc.

Theo cuộc nghiên cứu, một nhà máy có khả năng chế biến 6.000 tấn chất thải/năm có thể tạo ra năng lượng tương đương 222.000 lít dầu diesel.

Q.HƯƠNG (Theo Xinhuanet)

2004: Tiêu thụ năng lượng đạt kỷ lục


Dầu lửa vẫn là nguồn năng lượng quan trọng số 1 của thế giới

TTO - Một báo cáo thống kê được BP công bố cho thấy mức độ tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu trong năm 2004 đã đạt đến mức kỷ lục cao nhất kể từ năm 1976.

Với dầu lửa, mức tiêu thụ này nằm ở con số 2.5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Con số này tăng gấp hai lần so với mức độ trung bình hàng năm trong 10 năm qua.

Mức tiêu thụ tại tất cả các khu vực trên toàn thế giới đều tăng mạnh. Nguyên nhân chính là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, lần đầu tiên sản lượng cung cấp dầu cũng vượt 80 triệu thùng/ngày. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đã tăng sản lượng khai thác đến 32.9 triệu thùng/ngày.

Năm ngoái, sản lượng khai thác của Ả Rập đạt đến 10.6 triệu thùng/ngày - đây là một mức kỷ lục trong khi lần lượt Mỹ và Anh đều giảm từ 230.000-160.000thùng/ngày.

Báo cáo này cũng cho biết, năm 2004 mức độ tiêu thụ khí gas tự nhiên cũng tăng 3.3% so với mức độ tăng trung bình hàng năm là 2.3% trong 10 năm qua. Trong đó, Nga, Trung Quốc, Trung Đông là những khu vực tiêu thụ khí gas tự nhiên tăng nhanh nhất.

Ngoài ra, mức độ tiêu thụ than trên toàn cầu cũng tăng 6.3%. Riêng châu Á, tỉ lệ tăng đạt ở mức 7.4%. Năng lượng hạt nhân tăng 4,4%, năng lượng khí hydro cũng tăng 5%.

Đ.TÂM (Theo Xinhua)

Gas cũng muốn đua giá theo dầu


Giá dầu thô thế giới tiếp tục đứng ở mức cao khiến áp lực tăng giá các mặt hàng thiết yếu trong nước như xăng, dầu, gas... càng thêm căng thẳng. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều công ty gas nhận định, do có sự chuẩn bị lượng hàng từ trước nên giá sẽ tăng nhẹ ở mức 800-1.000 đồng/bình 12kg.

fjuhgkhjl
Tháng 7, giá gas sẽ tăng nhẹ.

Theo ông Hoàng Anh, Giám đốc Petrolimex, hiện giá gas thế giới đang ở mức 394,5 USD/tấn, giảm 27 USD so với tháng 5. "Tuy nhiên theo nguồn tin mới nhất mà công ty nhận được thì tháng 7 tới, giá các mặt hàng này có thể sẽ tăng khoảng 5 USD, ở mức gần 400 USD/tấn. Do vậy, khả năng tăng giá gas trong một vài ngày tới là có thể tính đến", ông cho biết.

Nhiều công ty nhập khẩu đầu mối cũng nhận định kể từ ngày 1/7 tới, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ tăng nhẹ vào khoảng 800-1.000 đồng/bình. Cụ thể, gas Total dự kiến sẽ ở mức 162.000-164.000 đồng bình, gas Petrolimex là 160.000-170.000 đồng/bình. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh khác như Hồng Hà Gas, Vạn Lộc Gas... cũng dự kiến giá bán ở mức 148.000-150.000 đồng/bình (tùy loại).

Theo ông Hoàng Anh, việc các công ty phải tăng giá là "bất khả kháng" vì giá cả mặt hàng này phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới. Hiện mỗi tháng Petrolimex tiêu thụ được khoảng 10.000 tấn gas, trong số đó có tới 6.500 tấn là nguồn nhập khẩu. Do vậy, dù rất cố gắng cân đối nguồn hàng, song đơn vị này vẫn phải điều chỉnh giá bán lẻ theo sự lên xuống thất thường của giá thế giới.

Ông Lê Xuân Trình, Phó giám đốc Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí cho rằng, nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng mạnh trong khi nguồn hàng thế giới khan hiếm, nhà máy trong nước lại hoạt động hết công suất, thị trường gas đã nóng càng thêm nóng. Năm nay, công ty này chỉ nhập khẩu khoảng 12.000 tấn, số còn lại 300.000 tấn là nguồn nội địa. Do vậy, công ty sẽ tính toán cẩn thận và ấn định giá bán lẻ ở mức hợp lý nhất cho khách hàng của mình.

Ông Trình nhận định, do nguồn khí đốt thế giới vẫn hết sức căng thẳng, từ nay đến cuối năm, giá gas có thể sẽ tăng nhiều lần với mức khó lường.

Hồng Anh



Giá dầu hạ nhiệt

Các nhà phân tích cho rằng giá dầu chỉ hạ xuống trong một thời gian ngắn và sẽ sớm tăng trở lại
TTO - Sau khi đạt giá "đỉnh" vào thứ hai, hôm qua thứ ba 28-6, giá dầu đã giảm 2,34 USD/thùng còn 58,2 USD/thùng (trên thị trường Mỹ).

Trong khi đó, giá dầu tại thị trường Brent cũng giảm 2,02 USD, còn 57,28 USD/thùng. Các chuyên gia cho rằng đây chỉ là tình hình tạm thời bởi vì giá dầu sẽ sớm tăng trở lại một khi nhu cầu tăng cao.

Nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao là vì nhu cầu sử dụng vẫn tăng cao và tình hình bầu cử tại Iran. Các nhà phân tích cho biết dù giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng hơn 60% trong vòng 12 tháng qua nhưng nhu cầu sử dụng vẫn không có dấu hiệu giảm xuống.

Trong khi đó Tổng thống mới của Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad cho biết vẫn sẽ tiếp tục các chương trình hạt nhân của Iran đồng thời cho biết sẽ chẩn chính lại bộ máy "dầu" của đất nước này. Đầu tiên có thể là sẽ đóng cửa các công ty nước ngoài, một động thái có thể sẽ phá vỡ quá trình cung cấp dầu của thành viên sản xuất dầu lớn thứ 2 trong khối OPEC.

Đ.K.L (Theo BBC NEWS)

Giá dầu giảm mạnh xuống 57,26 USD/thùng
10:37' 30/06/2005 (GMT+7)

Giá dầu đã giảm xuống gần 1 USD/thùng chiều qua (29/6) sau khi Mỹ công bố số liệu định kỳ cho thấy việc tăng nguồn cung xăng dầu và khí đốt trong nước.

Soạn: AM 463670 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá dầu giảm sau khi Mỹ tăng nguồn cung xăng dầu và khí đốt trong nước.

Cụ thể, dầu thô nhẹ giao tháng 8 đã giảm 94 cent xuống còn 57,26 USD/thùng trên thị trường giao dịch dầu mỏ New York chiều tối qua (29/6). Như vậy, giá đã giảm được 3 USD/thùng so với 3 ngày trước đây, khi mức dầu nằm trên 60 USD/thùng.

Giá dầu trên 60 USD/thùng sẽ gây ra điều gì?
Nhiều thập kỷ qua, giá dầu thường tăng theo chu kỳ mang tính truyền thống, nhưng nay, diễn biến giá dầu rất phức tạp và khó dự đoán...

Nguyên nhân chính làm giá dầu giảm nhiệt là việc Mỹ công bố số liệu định kỳ cho thấy việc tăng nguồn cung đối với xăng dầu và khí đốt trong nước. Trong bản báo cáo hàng tuần vừa công bố, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết các kho dự trữ dầu đã tăng 8% so với mức cùng kỳ năm ngoái, đạt 328,5 triệu thùng.

Ngoài ra các nhà máy lọc dầu nước này cũng đã tích cực tăng công suất trong mấy ngày qua. Có nhà máy đã hoạt động tới 96,3% trong khi trước đó thường chỉ từ 94,8% trở xuống. Do vậy, dự trữ xăng dầu của Mỹ đã tăng thêm 300.000 thùng, đạt 216,2 triệu thùng, vượt mức cùng kỳ năm ngoái 4%.

Như vậy, giá dầu đã hạ mạnh sau mấy ngày liên tiếp lập kỷ lục mới, thậm chí vượt mức 60 USD/thùng. Lo ngại của đa số hãng buôn rằng các nhà sản xuất khó đáp ứng nổi nhu cầu dự báo tăng vọt trong nửa cuối năm nay về xăng dầu, khí đốt và gas đã tạm thời có lời giải đáp.

  • Nhật Vy - (Theo AP, DowJones Newswires)



Giá xăng dầu sẽ tăng khi áp dụng biên độ giá
(VietNamNet) - Chính phủ có thể sẽ cho phép các DN căn cứ vào giá định hướng hiện tại để mở biên độ 10% với xăng và 5% với giá dầu.


Giá dầu vượt mức 60 USD/thùng
Giá dầu lên mức 60,45 USD/thùng và các nhà buôn dầu khẳng định giá sẽ tiếp tục tăng trong tuần này.


Giá dầu tăng trở lại do căng thẳng nguồn cung
Giá dầu lên mức 59,70 USD/thùng trên thị trường New York. Như vậy, giá đã tăng tới 57% so với mức cùng kỳ năm ngoái

Mỹ ngăn cản Trung Quốc mua lại hãng dầu Unocal


14:50' 30/06/2005 (GMT+7)

Chính phủ Mỹ hôm qua (29/6) đã phê duyệt phương án mua lại hãng dầu Unocal mà tập đoàn Chevron đề xuất, qua đó giúp Chevron tiến một bước dài trong nỗ lực loại bỏ đối thủ đến từ Trung Quốc ra khỏi "cuộc chiến".

Soạn: AM 463906 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trụ sở Unocal ở bang Texas, Mỹ.

Chính phủ Mỹ tỏ ý phản đối đề xuất mua lại Unocal của CNOOC Limited dù số tiền họ bỏ ra nhiều hơn đối thủ Chevron với lý do việc này có khả năng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

Như vậy, cơ hội pháp lý đã được trao cho Chevron và quyền quyết định cuối cùng nằm trong tay các cổ đông của Unocal, khi họ nhóm họp để biểu quyết vào 10/8 tới. Và CNOOC Limited chỉ còn khoảng 6 tuần để thuyết phục đông đảo cổ đông của hãng này.

Khả năng thành công của CNOOC Limited trong việc thuyết phục nói trên có vẻ không nhiều, bởi khá đông các nhà đầu tư hiện đang cho rằng cú bỏ thầu của đại gia châu Á có thể mang lại lợi ích về tài chính, song lại chứa đựng "quá nhiều rủi ro không tên".

"Tham vọng của họ quá lớn và đi kèm rất nhiều toan tính không đơn thuần mang tính kinh tế", một cổ đông nhận định, "Do vậy, giấc mơ xăng dầu của họ không thể thực hiện được ở đây, nơi chúng tôi không có gì phải phàn nàn với thực trạng kinh doanh xăng dầu của mình".

Ngoài ra, Unocal trước sau cũng mới chỉ "ghi nhận" đề xuất trên của đối tác và cho biết vẫn tôn trọng quyết định trước kia của mình, theo đó, Unocal sẽ được hãng dầu số 1 của Mỹ là Chevron mua với giá 65 USD mỗi cổ phiếu, tức khoảng 16,6 tỷ USD để sáp nhập.

Soạn: AM 463908 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Unocal chiếm thị phần khá lớn ở Mỹ.

Chưa hết, về phần mình, Chevron luôn khẳng định quyết tâm rằng họ sẵn sàng đọ giá với bất cứ ai để mua lại Unocal. Chevron cũng nhắc lại rằng hợp đồng sáp nhập đã được Hội đồng quản trị hai bên ký kết và đã được cơ quan chức năng Mỹ phê chuẩn.

Cách đây ít ngày, hãng dầu lớn thứ ba TQ đã gây chấn động giới kinh doanh dầu thế giới khi quyết định bỏ ra khoản tiền tới 18,5 tỷ USD để mua lại Tập đoàn dầu lửa khí đốt Unocal của Mỹ. Chính phủ TQ cũng đã tuyên bố sẽ hỗ trợ vốn vay giúp tập đoàn này đạt mục đích.

Cụ thể, CNOOC Limited, thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc, lúc đó đã quyết định mua trọn Unocal với giá 67 USD mỗi cổ phiếu, tức khoảng 18,5 tỷ USD.

Unocal chính là tập đoàn vừa ký cùng Tổng Công ty dầu khí VN (PetroVietnam) một bản phụ lục hợp đồng, qua đó cho phép triển khai các bước nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án phát triển đường ống dẫn dầu từ vịnh Thái Lan sang VN.

  • Nhật Vy (Theo THX, BBC, AP)

Wednesday, June 29, 2005

Tiểu vùng sông Mekong thiết lập mạng lưới năng lượng chung?





16:58' 29/06/2005 (GMT+7)


Thứ hai tuần tới (4/7) đại diện của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc sẽ nhóm họp bàn việc phát triển cơ sở hạ tầng khu vực.


Theo kế hoạch, quan chức từ 6 nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng sẽ phê chuẩn các văn bản thúc đẩy tăng cường hợp tác. Cuộc họp sắp tới sẽ diễn ra ở Côn Minh, Trung Quốc. Đây là lần thứ hai, hội nghị kiểu này giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra.

Bản đồ các tuyến đường trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Tại hội nghị lần thứ nhất diễn ra ở Campuchia năm 2002, lãnh đạo Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc đã thông qua một kế hoạch lớn: xây dựng các tuyến đường cao tốc, mạng lưới điện và giao thông tại khu vực.

6 quốc gia cũng bày tỏ hy vọng sẽ thiết lập một mạng lưới năng lượng rộng lớn, rẻ tiền dựa trên thuỷ điện-một trong những nguồn tài nguyên lớn của sông Mekong (tuyến đường thuỷ liên kết 6 nước với nhau).

Khu vực "Tiểu vùng sông Mekong mở rộng" (GMS) bao gồm các nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.Năm 1992, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), 6 nước đã tham gia vào một chương trình hợp tác phát triển kinh tế khu vực, tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước. Đó là chương trình thúc đẩy hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên, đẩy mạnh giao thương hàng hóa và đi lại của người dân trong khu vực.

Một số dự án đầu tư phát triển trên lĩnh vực giao thông với sự trợ giúp của ADB:-Dự án nâng cấp xa lộ Bangkok - Phnom Penh - TP.HCM - Vũng Tàu-Dự án xây dựng hành lang vận chuyển Đông - Tây (Thái Lan -Lào -Việt Nam): một số tuyến đường hiện hữu trong lãnh thổ Lào và Việt Nam đang được nâng cấp và một cây cầu qua sông Mekong nối Mukdahan và Savannakhet đang được xây dựng với sự trợ giúp tài chính của ADB và chính phủ Nhật Bản. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2006.-Dự án xây dựng hành lang kinh tế Bắc GMS: khôi phục một số tuyến đường trong hành lang kinh tế Bắc - Nam trên lãnh thổ nước Lào từ Houayxay to Boten.- Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường GMS qua Campuchia: với sự tài trợ của ADB, Campuchia phục hồi, cải tạo tuyến đường từ Poipet đến Siem Thu. Đây là một đoạn nằm trong tuyến xa lộ Bangkok - Phnom Penh - TP.HCM - Vũng Tàu, hành lang kinh tế phía Nam.


(Hoài Linh - Theo AP, Người Viễn Xứ)

Lò nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới

Pháp thắng thầu dự án hạt nhân khổng lồ

Người phát ngôn Liên minh châu Âu (EU) A.Mochan ngày 28-6 cho biết Pháp đã giành được quyền xây dựng dự án Lò phản ứng nhiệt hạch thực nghiệm quốc tế (ITER) do EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc đồng đầu tư.


Đây là dự án hợp tác nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới chỉ sau Trạm không gian quốc tế (ISS). Theo thỏa thuận, lò phản ứng nhiệt hạch trị giá 12,18 tỉ USD này sẽ được xây dựng tại Cadarache, miền Nam nước Pháp. Mục đích của ITER là nhằm mô phỏng cách thức mặt trời sản xuất năng lượng và hứa hẹn sẽ mở ra một nguồn năng lượng vô tận sạch và rẻ tiền để thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch.


Theo Thanh niên


Lò nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới
09:56' 29/06/2005 (GMT+7)


Ngày 28/6, EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch tại Pháp để sản xuất điện với tổng chi phí 12 tỷ USD tại Pháp.

Theo thỏa thuận được sáu bên ký tại Moscow hôm nay, lò phản ứng này sẽ được xây dựng tại vùng Cadarache, hoạt động dựa trên sự phản ứng tổng hợp hạt nhân. Cho tới nay, dự án Lò phản ứng nhiệt hạch quốc tế (ITER) này là dự án phối hợp nghiên cứu khoa học tốn kém nhất sau Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Sự phản ứng tổng hợp hạt nhân được coi là cách tiếp cận để sản xuất điện “sạch hơn” so với phương pháp phân rã hạt nhân và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ giải phóng năng lượng từ các phản ứng giống như những phản ứng đốt nóng Mặt trời.

Đây sẽ là lò phản ứng đầu tiên sản xuất nhiệt năng ở mức của các nhà máy sản xuất điện thông thường, và sẽ mở đường cho việc xây dựng nhà máy điện thương mại đầu tiên hoạt động trên cơ sở tổng hợp phản ứng hạt nhân.

Trong phản ứng nhiệt hạch, năng lượng được sản sinh khi các nguyên tử nhẹ - chất tritium và deuterium đồng vị hydrogen - được đốt nóng cùng nhau để hình thành các nguyên tử nặng hơn. Đồng thời, quá trình phản ứng sẽ giải phóng nguồn năng lượng rất lớn.

Để sử dụng phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát trên trái đất như là một nguồn năng lượng, cần đốt nóng khí tới nhiệt độ vượt quá 100 triệu độ C - nóng hơn gấp nhiều lần nhiệt độ ở Mặt trời.

Nếu dự án ITER được thực hiện thành công, nó sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Một kg nhiên liệu nhiệt hạt nhân sẽ sản xuất lượng năng lượng tương đương 10 triệu kg nhiên liệu hóa thạch sản xuất.

Theo BBC và Nhân dân

Mực nước biển tăng có thể tiêu huỷ rác hạt nhân


Các lò hạt nhân luôn là hiểm hoạ môi trường, đặc biệt là các lò nằm gần bờ biển

TTO - Mực nước biển tăng gây ra hiện tượng toàn cầu ấm lên có thể tiêu huỷ một lượng lớn rác thải hạt nhân tại Anh, theo một báo cáo của Cơ quan môi trường nước này.

Nguy cơ cũng có thể xảy ra tại các vị trí có chương trình hạt nhân dọc bờ biển khác trên khắp thế giới.

Cơ quan kiểm soát của chính phủ Anh cảnh báo sự tiêu huỷ rác thải hạt nhân như trên tại Anh sẽ dẫn đến 1 triệu m3 chất thải phóng xạ nồng độ thấp hiện nay tích trữ tại Drigg trên bờ biển Cumbrian được giải phóng. Cơ quan này cũng thêm rằng một sự kiện như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cho các cư dân địa phương ít nhất là 100 lần.

Các chuyên gia cho biết các vị trí khác của chất thải hạt nhân, ví dụ như Rokkashomura tại Nhật Bản và đảo Lan Yu tại Đài Loan có thể phải đối mặt với các nguy cơ tương tự. Các vị trí của những lò phản ứng gần biển như 6 lò ở Ấn Độ và 13 lò tại Anh cũng có thể bị tấn công.

“Thay đổi khí hậu hiện cũng là một vấn đề dẫn đến nhiều nơi mới có khả năng xảy ra tình hình tương tự”, Phil Richardson, một chuyên gia về chất thải hạt nhân nói. “Các vị trí gần bờ biển thường được cho là ý tưởng hay, nhưng sự tăng lên của mực nước biển đang biến điều này thành một vấn đề lớn”.

Cơ quan môi trường của Anh đã bắt đầu một khảo sát về các bước phát triển trong tương lai, kế hoạch được hình thành cùng với Drigg bởi cơ quan kiểm soát của nó, nhóm hạt nhân Anh (BNG). Nhóm này muốn bố trí 750.000m3 chất thải phóng xạ nồng độ thấp tại vị trí cách 6km về phía nam của dự án hạt nhân Sellafield trước khi đóng cửa nó vào khoảng năm 2050.

“Hiện nay các nguy cơ rất thấp, nhưng nguy cơ về lâu dài là rất cao”, một chuyên gia cho biết. “ Cần làm mọi biện pháp hợp lý để giảm các tác động trong tương lai từ các lò hạt nhân dọc bờ biển”, chuyên gia này nhấn mạnh.

KIM NHUNG (Theo Newscientist)

Giá dầu tăng, thế giới hướng tới năng lượng hạt nhân
04:53' 29/06/2005 (GMT+7)

Trước bối cảnh giá dầu tăng cao, thế giới ngày càng hướng tới năng lượng hạt nhân. Ngoài 440 nhà máy điện hạt nhân hiện có, có thêm 24 nhà máy đang xây dựng

Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), thế giới sẽ tăng cường sử dụng năng lượng điện hạt nhân trong bối cảnh giá dầu ngày càng tăng cao.
Theo số liệu của IEA, trên 200 tỷ USD sẽ được các nước trên thế giới dành để phát triển các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030. Các nhà máy điện hạt nhân mới sẽ cung cấp 200 GW (GiagaWatt) điện trong tổng số 4800 GW điện cần tăng thêm của thế giới vào năm 2030, trong đó châu Âu cần thêm 40 GW điện hạt nhân. Sản lượng điện hạt nhân ở châu Á sẽ tăng thêm 8% tổng sản lượng điện của toàn khu vực trong 10 năm tới.

Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), thế giới hiện đã có 440 nhà máy điện hạt nhân và 24 nhà máy nữa đang được xây dựng.

Tổng chi phí phát điện hạt nhân, kể cả chi phí xây dựng và cho nhà máy ngừng hoạt động, chỉ khoảng 46 USD cho 1 MW/giờ trong khi chi phí cho phát điện bằng khí đốt là 50,80 USD và bằng than là 54,39 USD với điều kiện giá dầu 32,50 USD/thùng. Với giá dầu cao tới 60 USD/thùng như hiện nay, giá điện hạt nhân rẻ hơn rất nhiều và sử dụng điện hạt nhân đang trở thành hướng ưu tiên của nhiều nước trên thế giới.

Theo TTXVN

Xe máy chạy gas sắp được tung ra thị trường


17:07' 29/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) – Gas Petrolimex Chi nhánh Đà Nẵng sẽ lắp đặt thiết bị cấp gas tại 3 cửa hàng xăng dầu, đồng thời nhà máy Haesun khẳng định tháng 9 đưa xe máy chạy gas ra thị trường.


Sau khi vụ tranh chấp “bản quyền chuyển đổi nhiên liệu xe gas” được dàn xếp ổn thoả với việc kỹ sư Benoit thừa nhận đã có nhầm lẫn và công trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị dùng chung hai loại nhiên liệu xăng và gas hoàn toàn là của GS-TSKH Bùi Văn Ga (Đại học Đà Nẵng), UBND TP Đà Nẵng vừa chính thức cho phép lắp đặt các hệ thống thiết bị cấp gas để phục vụ chương trình chuyển đổi xe máy chạy bằng gas tại Đà Nẵng.

Theo đó, Chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng sẽ lắp đặt tại 3 cửa hàng xăng dầu ở góc đường Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Văn Linh, Trưng Nữ Vương – Lê Quý Đôn và cửa hàng xăng dầu sắp được xây dựng trên đường Nguyễn Tri Phương nối dài. Đây là các điểm phục vụ nhu cầu chuyển đổi nhiên liệu của người dân. Đồng thời UBND TP Đà Nẵng cũng sẽ cho phép tiếp tục chọn thêm một số địa điểm khác để lắp đặt hệ thống thiết bị cấp gas khi nhu cầu người dân tăng cao.

Trong khi đó, ông Ngô Trung, Phó giám đốc Nhà máy cơ khí kỹ thuật Haesun (thuộc Công ty Thực phẩm và Đầu tư công nghệ - Fococev, Đà Nẵng) khẳng định, chậm lắm là đến tháng 9/2005, các sản phẩm xe máy chạy song hành hai loại nhiên liệu xăng và gas hoá lỏng LPG mang nhãn hiệu Haesun ứng dụng theo thành quả khoa học từ công trình nghiên cứu của GS-TSKH Bùi Văn Ga sẽ được tung ra thị trường. Đây là lựa chọn có tính đột phá của doanh nghiệp nhằm đón đầu cơ hội thị trường đang mở ra trong bối cảnh giá xăng dầu lẫn nạn ô nhiễm tăng cao.


Trước hết, sẽ là những mẫu xe tay ga đến 125cm3 và tiếp theo là tất cả các loại xe chân số khác. “Chúng tôi không dành hệ thống phụ kiện chuyển đổi xăng - gas cho riêng một loại xe nào mà sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm vì chúng tôi tin rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa, việc lựa chọn thêm nhiên liệu khí gas cho các loại xe máy sẽ được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ” – ông Ngô Trung nói.

Trong khi đó, theo Giám đốc Nhà máy Haesun Nguyễn Thành Phương, các tín hiệu thử nghiệm trong thời gian qua đều thu được kết quả tốt và Haesun bảo đảm sản xuất được các phụ kiện chuyển đổi nhiên liệu xăng – gas đúng theo tiêu chí do nhà khoa học đưa ra với chi phí giá thành có thể chỉ bằng một nửa so với khi thực nghiệm. Do vậy, việc lắp đặt các phụ kiện chuyển đổi này không làm giá thành các mẫu xe máy của Haesun tăng thêm bao nhiêu, trong khi tính năng và hiệu suất hoạt động sẽ tăng rất nhiều.

Các số liệu thử nghiệm ban đầu cho thấy, các loại xe máy chuyển đổi nhiên liệu có thể tiết giảm gần 40% hao phí nhiên liệu khi vận hành trong phạm vi đô thị. Riêng các mẫu xe máy tay ga, mức giảm tiêu hao nhiên liệu đạt 1,3 – 1,5 lần nhờ các tính toán chính xác về tỉ lệ đốt sạch nhiên liệu trong buồng đốt động cơ và công năng sinh ra qua quá trình truyền động được giảm ma sát. Quan trọng nhất là hầu như mức độ ô nhiễm môi trường của các loại xe máy chuyển đổi nhiên liệu đều giảm rất đáng kể, cho phép doanh nghiệp xác định rõ hơn các tiêu chí môi trường trong sản phẩm của mình.

Ông Nguyễn Thanh Phương cũng tiết lộ thêm, với công nghệ hiện có của Nhà máy Haesun thì việc đầu tư chế tạo phụ kiện chuyển đổi nhiên liệu không đòi hỏi thêm nguồn vốn, không ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Do đó, Haesun đã nắm chắc được lợi thế đầu tư của mình. Cho nên, sau xe máy, Haesun sẽ có kế hoạch tiếp tục cùng nhà khoa học nghiên cứu thiết bị chuyển đổi xăng – gas trên xe tải nhẹ mà doanh nghiệp này đã đề ra chương trình mở rộng sản xuất từ năm 2006!


Hải Châu

Hà Giang mua điện từ Trung Quốc


TT (Hà Nội) - Hôm qua (28-6), Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đã thực hiện đấu nối, đóng điện đường dây 110kV giữa VN - Trung Quốc đoạn Hà Giang - Vân Nam. Đây là tuyến đường dây 110kV thứ hai mà EVN đấu nối với Trung Quốc (sau Lào Cai - Vân Nam) và sau khi hoàn tất sẽ cho phép EVN mua thêm 1,2-1,6 triệu kWh điện của Trung Quốc mỗi ngày (tương đương 50-70MW).

Theo kế hoạch, số điện trên sẽ được phân bổ cho Hà Giang, Yên Bái và một số tỉnh khác để giảm bớt phần nào áp lực thiếu điện vào giờ cao điểm tại các tỉnh này.
NHẬT LINH

Xuất lậu xăng dầu: Chống "voi" hay chống "kiến"?!



15:39' 29/06/2005 (GMT+7)

Thật khó có thể chấp nhận khi những lực lượng hùng hậu chống buôn lậu của ta lại chỉ chăm lo ngăn chặn những "con kiến" đi qua biên giới mà bỏ sót những "con voi" hàng trăm tấn như vụ buôn lậu xăng dầu ở Đồng Tháp vài năm trước đây




Ghe chở xăng dầu từ bên Khánh An (An Giang) đang vận chuyển và đổ bộ lên bờ Prekchray, Khothom (Campuchia). (Ảnh: Lao động)

Những ngày vừa qua, cùng với những tin tức về giá dầu thô leo thang trên thế giới và việc Chính phủ phải bù lỗ xăng dầu nhập khẩu, trên các báo lại nổi lên một câu chuyện cũ: xuất lậu xăng dầu qua biên giới.

Nếu như việc nhập lậu đường, xi măng, sắt thép, hay xe máy chứng tỏ các công ty nước ngoài có thể sản xuất với giá thành thấp hơn chúng ta, và thể hiện sức cạnh tranh kém của công nghiệp trong nước, thì việc xuất lậu xăng dầu lại hoàn toàn không thể hiện sức cạnh tranh hơn nước ngoài của DN Việt Nam...

Chính phủ "xử" thế nào?

Giá xăng dầu thế giới tăng cao lại đúng vào thời điểm Chính phủ đang phải nỗ lực để kìm giữ tốc độ lạm phát. Dùng lợi nhuận từ xuất khẩu dầu thô để trợ giá xăng dầu là điều dễ dàng, nhưng kéo dài tình trạng này lại gây ra nhiều điều bất hợp lý.

Thứ nhất, sẽ đến lúc những người ít sử dụng hoặc không sử dụng xăng dầu lên tiếng: tại sao chỉ những người sử dụng xăng dầu được trợ giá. Thứ hai, những công ty kinh doanh xăng dầu sẽ dần quen với tình thế được trợ giá và mất đi khả năng cạnh tranh một khi không còn trợ giá. Thứ ba, tiếp tục dùng ngân sách nhà nước để trợ giá ở mức cao có thể gây mất ổn định về vĩ mô. Thứ tư, điều khó chấp nhận nhất là khi giá xăng dầu trong nước thấp hơn nước ngoài sẽ gây xuất lậu, và ngân sách "quí hiếm" của Chính phủ đáng lẽ để trợ cấp cho người tiêu dùng trong nước lại được dùng để trợ giá cho người nước ngoài và những kẻ buôn lậu.

Nhưng nếu tăng giá xăng dầu theo giá thế giới thì có thể kéo theo tăng giá của hàng loạt các mặt hàng khác và có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kìm giữ lạm phát năm 2005 dưới hai chữ số.

Đừng đánh đồng "xăng" và "dầu"

Nếu giá xăng dầu tăng đủ để loại bỏ trợ giá nhưng giá của ta vẫn thấp hơn giá bên kia biên giới, thì việc ngăn chặn xuất lậu trở nên không cần thiết: hãy để người dân bên kia được mua xăng dầu rẻ trong khi các công ty xăng dầu của ta vẫn có lãi.

Trong một tình huống khác, nếu giá xăng dầu tăng để giá hai bên biên giới gần như cân bằng và không còn động cơ buôn lậu, thì việc trợ giá ở một mức độ nào đó hoàn toàn có thể chấp nhận được, với mục tiêu là ổn định giá trong nước trước các biến động nhất thời trên thế giới.

Cũng nên phân biệt giữa giá xăng và giá dầu. Các ngành công nghiệp chủ yếu sử dụng dầu nên việc tăng giá dầu dễ gây ra tăng giá "thực" của các sản phẩm có liên quan. Người tiêu dùng chủ yếu sử dụng xăng nên tăng giá xăng dễ gây tác động tâm lý và gây ra tăng giá "ảo" trên thị trường.

Việc tăng giá "thực" là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính phủ chỉ có thể hỗ trợ để ổn định giá trong ngắn hạn, nhưng Chính phủ không có trách nhiệm và không thể bao cấp kéo dài. Để chống lại việc tăng giá "ảo" trong người tiêu dùng, điều cần phải làm mà chúng ta chưa làm là hãy công khai toàn bộ cơ cấu giá xăng dầu để người tiêu dùng hiểu, thông cảm, và ổn định tâm lý.

Cần dốc sức để chống "voi" thay vì ngăn "kiến"!

Một điều cũng khó chấp nhận là các cơ quan chỉ kêu ca về tình trạng buôn lậu mà không nêu được con số buôn lậu là bao nhiêu? Làm sao có thể ngăn chặn một hiện tượng khi mà còn chưa biết rõ qui mô của hiện tượng này?

Việc buôn lậu xăng dầu qua biên giới có thể thấy qua hai dạng: buôn lậu lẻ tẻ của người dân cạnh biên giới với qui mô vài chục lít mỗi người, hay buôn lậu có tổ chức với qui mô lớn. Với qui mô nhập khẩu và tiêu thụ mười hai triệu tấn mỗi năm, tác động của buôn lậu lẻ là hoàn toàn không đáng kể. Với buôn lậu qui mô lớn, các tổ chức chống buôn lậu như biên phòng, Hải quan, và chính quyền địa phương nhất thiết phải có khả năng phát hiện và ngăn chặn. Thật khó có thể chấp nhận khi những lực lượng hùng hậu như vậy lại chỉ chăm lo ngăn chặn những "con kiến" đi qua biên giới mà bỏ sót những "con voi" hàng trăm tấn như vụ buôn lậu xăng dầu ở Đồng Tháp một số năm trước đây.

Hãy dùng cơ hội này để tăng cường kỷ cương biên giới, để phát hiện và triệt tiêu những "con voi" buôn lậu.

VietNamNet Nhận định
Xăng dầu "vượt biên" ồ ạt

TT - Chiều 28-6, tức là chỉ mới hơn một ngày sau khi giá dầu thế giới tăng đạt mức kỷ lục 60 USD/thùng, chúng tôi trở lại các cửa khẩu và vùng biên.
Khác với hình ảnh bình bình của những ngày trước đó, cảnh mua bán xăng dầu ở những vùng biên giới này hết sức sôi động.

Kiên Giang: bơm xăng mỏi tay

Dọc trên tuyến đường từ trung tâm thị xã Hà Tiên ra cửa khẩu chúng tôi đếm được có đến gần chục cây xăng, trong đó có hai cây xăng vừa mới hoạt động. Ghé một cây xăng trên đường ra cửa khẩu Xà Xía, xã Mỹ Đức, ngay tiền sảnh cửa hàng này tôi ước có chừng 30 can đang sắp thành hàng để chờ bơm.

Bà chủ cửa hàng chừng 45 tuổi đang đếm tiền trong gian nhà trong, bên ngoài ba nhân viên còn khá trẻ, hai nam một nữ, mồ hôi nhễ nhại đang hì hục bơm xăng cho khách. Tôi là khách lẻ nên phải chờ cả chục phút mới đến lượt mình. Một trong ba người bơm xăng bảo: “Oải quá, sáng đến giờ bơm mỏi tay tụi tui có được nghỉ tí nào đâu. Bà con thông cảm, sắp hàng chờ chứ cửa hàng có bốn máy bơm, bơm nhiều quá chiều nay cháy mất một máy rồi”.

Tôi thử hỏi một người đàn ông đang chất sáu can xăng lên xe máy chuẩn bị rời cửa hàng, anh này nhìn tôi vẻ nghi ngờ. Anh bảo: “Chú em hỏi làm gì, tụi này đi chở thuê kiếm ăn, mấy cha đầu nậu bên Campuchia”. Rồi anh vù xe phóng như điên về hướng bên kia biên giới. Ghé vào chốt biên phòng H., một sĩ quan biên phòng cho hay: những người buôn xăng chủ yếu là cư dân nghèo biên giới Hà Tiên, được hậu thuẫn phía bên kia biên giới, buôn xăng không có gì lời bằng, mỗi can xăng trót lọt họ kiếm cả trăm ngàn đồng.

Chúng tôi đến xã Tân Khánh Hòa - nơi chỉ cách biên giới Campuchia chừng 1km. Chỉ một đoạn chừng hơn 1km có tất cả sáu cửa hàng xăng dầu mà cửa hàng nào cũng tấp nập người mua kẻ bán, dưới sông hàng chục chiếc ghe đang chờ “ăn hàng”, trên bờ can (loại 30 lít) chất la liệt.

Petrolimex đảm bảo đủ nguồn xăng dầu

Ông Bùi Ngọc Bảo - phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex) - khẳng định mặc dù giá xăng dầu trên thế giới hiện tăng cao nhưng Petrolimex sẽ vẫn đảm bảo nguồn xăng dầu mua vào và bán ra thị trường.

Theo ông Bảo, việc giá xăng dầu trên thế giới tăng sẽ gây khó khăn cho việc nhập khẩu hàng. Hiện tại, mỗi ngày Petrolimex phải chịu mức lỗ 30 tỉ đồng, tăng 10 tỉ so với trước đây.

Để đảm bảo đủ nguồn hàng cung cấp ra thị trường và giảm mức lỗ thấp nhất, Petrolimex đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành cân đối nguồn xăng dầu bán ra, chống buôn lậu xăng dầu ra biên giới, tiết kiệm chi phí.

K.HƯNGGhé vào một cây xăng nằm cạnh chốt biên phòng Đầm Trích, chúng tôi thấy có cả trăm can nhựa chất lỉnh kỉnh. Trong vai một khách đi đường ghé vào đổ xăng, nhân viên bán xăng nhìn tôi bảo: “Anh đi chỗ khác mà đổ, tụi tui kẹt bơm xăng cho mối rồi, họ chờ từ sáng đến giờ đấy. Sáng giờ mấy cha quản lý thị trường vô kiểm tra bán không được”. Ghé vào một quán nước ven đường, hỏi thăm bà chủ quán cho biết hai bữa nay khu vực này sôi động lắm, nhờ dân buôn xăng mà hàng quán đắt hàng. Dân buôn xăng toàn là dân Việt có mối (đầu nậu) bên Campuchia, lời giữ lắm. Ở đây có sáu cây xăng, chủ yếu bán sang Campuchia nên cây nào cũng đắt hàng cả, sáng giờ có thêm bốn chiếc xe bồn chở xăng vô cung cấp các cửa hàng rồi - bà chủ quán nước cho biết thêm.
Theo ông Trần Văn Tiên - cán bộ quản lý thị trường huyện Kiên Lương - tình hình xăng dầu chảy qua biên giới rất đáng lo ngại, mỗi ngày ước có hàng ngàn can xăng được tuồn qua biên giới. Một số cây xăng ở đây còn bán xăng, dầu với giá cao hơn qui định của Nhà nước 200 đồng/lít. Tuy nhiên, giá này vẫn được dân buôn xăng đồng ý bởi chỉ cần vận chuyển trót lọt qua bên kia biên giới họ đã có lời khoảng 3.000 đồng/lít xăng và cũng gần bằng ngần ấy đối với dầu.

Trong khi đó một nguồn tin cho biết tại Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc mỗi ngày có ít nhất vài chục chiếc tàu đánh cá của ngư dân Campuchia sang mua bán xăng dầu công khai trên biển rồi vận chuyển về phía Campuchia.

An Giang: đầu nậu ứng tiền buôn lậu xăng

Tại cửa khẩu Xuân Tô (Tịnh Biên), ở mỗi bè xăng neo đậu trên kênh Vĩnh Tế sát biên giới đều lố nhố dân Campuchia lần lượt ghé qua mua xăng dầu, hết tốp này quay ra có tốp khác ùa đến. Từng chiếc can loại 30 lít cũng lần lượt được bơm đầy, số đem chất xuống xuồng rồi chỉ vài cú đẩy nhẹ chiếc xuồng chở đầy xăng dầu quay lại bờ bên kia. Bên ấy luôn có người núp chực chờ sẵn nhận hàng rồi đai vác vượt băng đồng trở về Thum Đưng. Số thì được chuyển lên những chiếc xe ba gác “siêu trọng”, sau đó chất đủ thứ hàng hóa lên che kín.

Chúng tôi lân la làm quen với vợ chồng anh Chan Đa, lúc ấy đang ém mấy can xăng dưới hàng đống thùng mì gói. Khi hỏi thăm về chuyện “buôn xăng”, anh chân chất với tiếng Kinh trọ trẹ: “Mua về bỏ lại cho mối ở chợ Thalop. Bên ấy nhiều mối lắm, nhiều người thiếu vốn còn được họ ứng tiền cho mượn để đi mua về bán lại họ”.

Theo lời anh kể, ở Thum Đưng có không dưới 100 người ngày ngày qua Xuân Tô mua xăng dầu về bán. Anh bảo: “Loại xăng 8.000 cũng có mua nhưng ít lắm! Thường chỉ mua loại xăng 7.600 thôi, mua về bán khoảng 11.000 đồng”. Mỗi ngày dân buôn lậu xăng dầu như anh qua lại ít nhất cũng vài ba chuyến.

Từ đây chúng tôi ngược kênh Vĩnh Tế, thỉnh thoảng gặp vài chiếc tắc ráng phủ kín tấm cà rèm lên trên, dưới khoang xếp đến mấy lớp can nhựa cũ mèm. Đang chạy nhanh bất chợt họ ghé vào vài con rạch nhỏ ăn thông qua đất Campuchia. Tại ngã ba sông Châu Đốc, sát biên giới, từng chiếc ghe và tắc ráng loại không số từ hướng Praychusa thỉnh thoảng ghé qua mấy bè xăng ở đây đổ đầy xăng dầu rồi quay ngược về, có chiếc cẩn thận ngụy trang bằng đủ thứ hàng hóa. Cùng với họ là những tốp tàu buôn, ghe chở hàng đường dài lên Phnom Penh trước khi qua biên giới mỗi chiếc cũng đều ghé mua hàng chục can.

Chiều 28-6, chúng tôi có mặt ở doi đất ngay ngã ba sông Bình Di và sông Hậu, bên kia sông là Kohthom, Kan Dal. Tại đây có đến hai bè xăng và một điểm bán xăng dầu chỉ cách biên giới chừng 10m. Những tốp bạn hàng Campuchia thản nhiên cho ghe ghé cặp vào mấy cây xăng mua xong rồi ngược quay về. Ngồi tại một điểm bán xăng ở đây, chúng tôi thấy không biết bao nhiêu chuyến ghe trùm mui kín cứ liên tục đổ qua bên kia biên giới rồi vội quay về. Lúc đi xuống mấy bè xăng ở ấp 2, Khánh An, chúng tôi phát hiện số ghe trùm mui này đang ghé chất hàng đống can xăng dầu. Cứ mỗi lần ghe quay về đây luôn có vài chiếc ghe nhỏ khác cặp vào để phụ lên hàng.

Trời chập choạng tối, bên những con đường cặp sông Bình Di và sông Hậu thuộc địa phận hai xã Khánh Bình, Khánh An (huyện An Phú) hàng đống can nhựa đã tập kết sẵn cạnh mấy cây xăng, bè xăng. Đó đây, lố nhố bóng người với những chiếc xe đạp thồ và đống can nhựa lỉnh kỉnh. Những can nhựa chứa đầy xăng dầu chất sẵn, rồi lần lượt những chiếc ghe ghé nhận hàng vượt sông.

Quảng Ninh: điểm nóng Hoành Mô

Chiều qua 28-6, ông Nguyễn Đăng Trưởng - chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh - khẳng định đã có tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới Việt - Trung hơn một tuần nay. “Các đối tượng lợi dụng giá xăng dầu phía VN thấp hơn bên Trung Quốc nên đã đóng hàng vận chuyển qua biên giới bằng đường tiểu ngạch” - ông Trưởng nói.

Ông Trưởng cho hay hiện nay việc vận chuyển xăng dầu qua biên giới bắt đầu rộ lên phía cửa khẩu Hoành Mô.

HOÀNG TRÍ DŨNG - ĐỨC VỊNH - ĐỖ HỮU LỤC

Tuesday, June 28, 2005

Nhà máy điện nhiệt hạch sẽ đặt tại Pháp


Mô hình lò phản ứng nhiệt hạch.

Pháp vừa được chọn là nơi xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới (Iter) trị giá 12 tỷ đô la, sau khi vượt qua sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía Nhật Bản.

Lò phản ứng nhiệt hạch thí nghiệm quốc tế sẽ là dự án hợp tác khoa học tốn kém nhất sau Trạm Vũ trụ Quốc tế. Chương trình Iter bị trì hoãn hơn 18 tháng qua khi các bên tham gia đều cố gắng giành quyền xây dựng cơ sở trên địa bàn của mình.

Phản ứng nhiệt hạch (tổng hợp hạt nhân) giải phóng năng lượng giống như quá trình sinh nhiệt trên mặt trời. Trong đó, năng lượng được sinh ra khi các nguyên tử nhẹ (đồng vị deuterium và tritium của hydro) dính kết với nhau để tạo thành nguyên tử nặng hơn. Các nhà khoa học xem đây là một giải pháp sản xuất điện năng sạch hơn so với phản ứng phân hạch hạt nhân (thường dùng trong các nhà máy điện nguyên tử hiện nay) hoặc cách đốt nhiên liệu hoá thạch.

Tại Matxcơva, các quan chức thuộc 6 bên của dự án - gồm Cộng đồng châu Âu (EU), Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc - đã ký kết một thoả thuận về vị trí đặt lò phản ứng tại Cadarache, miền Nam nước Pháp.

Trước đó Nhật Bản đã rút lui nỗ lực của mình, sau khi đạt được một gói đền bù thoả đáng. Theo gói đền bù này, Nhật sẽ có 20% trong tổng số 200 gói nghiên cứu của dự án mà chỉ cần đầu tư 10% chi phí, đồng thời được làm chủ một cơ sở nghiên cứu vật liệu liên quan.

Xét về mặt vật lý và trên quy mô năng lượng lớn, dự án Iter có thể xem na ná như việc chế tạo một ngôi sao trên trái đất. Đó sẽ là lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên sinh nhiệt ở mức độ của các nhà máy điện truyền thống, và sẽ mở đường cho việc xây dựng nguyên mẫu nhà máy điện thương mại đầu tiên loại này.

T. An (theo BBC)

Châu Á trước nguy cơ thâm hụt thương mại vì giá dầu


Giá dầu thô từ đầu năm 2005. (AP)
Giá dầu thô từ đầu năm 2005. (AP)

Giá dầu leo cao đang kéo căng thêm những mối lo lắng về cán cân thương mại ở Thái Lan và Ấn Độ, trong khi giới chức Hàn Quốc dự đoán mức tăng trưởng kinh tế của nước này giảm đáng kể.

Ông Han Duck-soo, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc nhận định rằng giá dầu cao sẽ gây ảnh hưởng tới sức mua trong nước và xuất khẩu, đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ 5 xuống 4%.

Han cho hay giá dầu thô Dubai - giá tham khảo chuẩn của Hàn Quốc, đã lên tới 53,4 USD/thùng vào hôm thứ sáu, so với mức 35 USD mà Ngân hàng trung ương dự tính trước đó.

Dự đoán u ám của bộ tài chính Hàn Quốc cũng tương tự những lời bình luận của bộ trưởng kinh tế Nhật tuần trước về nguy cơ giá dầu tăng gây ảnh hưởng xấu tới sự phục hồi của nền kinh tế nước này. Thị trường chứng khoán Seoul và Tokyo hôm qua đều giảm chừng 1%, mức giảm nhiều nhất thuộc về các công ty xuất khẩu và các hãng sản xuất có liên quan nhiều đến năng lượng.

Cho đến nay hầu hết các nền kinh tế châu Á đều cầm cự được. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) nhận xét: "Nhu cầu cao trên toàn cầu cộng với giá hàng xuất khẩu của châu Á tăng đã giúp kiềm chế những ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu cao".

Tuy nhiên, các nước kém phát triển hơn ở châu Á như Thái Lan và Ấn Độ ngày càng lo ngại về thâm thủng ngân sách ngày càng lớn và nguy cơ lạm phát.

Cuối tuần trước, Kanok Abhiradee, chủ tịch hãng hàng không nhà nước của Thai Airways, cho biết hãng đang cân nhắc lại việc tiếp nhận 5 máy bay Airbus mới trong năm nay, sau khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra kêu gọi các công ty tìm cách cắt giảm nhập khẩu sản phẩm không thiết yếu.

Dù Thai Airways khó có thể bỏ các đơn hàng máy bay đã đặt, việc chính phủ Thái đưa ra những biện pháp nói trên cho thấy mối quan ngại của Bangkok về nguy cơ giá dầu tăng có thể khiến cán cân thương mại nước này chao đảo.

Ban lãnh đạo hãng hàng không trong tuần này sẽ tìm cách để thực hiện yêu cầu của thủ tướng. Tháng 5 vừa rồi, thâm hụt thương mại của Thái Lan đã lên tới mức cao nhất trong 9 năm qua, một phần là do giá dầu nhập khẩu quá cao.

Gerard Lyons, trưởng chuyên gia kinh tế của ngân hàng Standard Chartered, đánh giá rằng hầu hết các nền kinh tế châu Á đều có "khoảng đệm" để giảm nhẹ ảnh hưởng của giá dầu. "Tôi không nghĩ sẽ có vấn đề lớn ngay trong thời gian trước mắt, bởi các nước trong khu vực đều chuẩn bị đối mặt với giá dầu cao trong tình trạng được chuẩn bị kỹ", ông nói. "Các nước như Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc đều có thể cắt giảm thuế".

Để giảm bớt áp lực lạm phát, Thái Lan, Ấn Độ và Phillippines chắc chắn sẽ tăng lãi suất, Lyons dự đoán.

Hầu hết các nhà kinh tế đều tin rằng giá dầu sẽ ở mức cao trong thời gian dài do sức tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu cao.

Tuy nhiên, một số nước đang trợ giá năng lượng phải chịu sức ép ngày càng lớn về việc thả lỏng hoặc bỏ hệ thống này, nếu không muốn lâm vào lạm phát. "Hiện mức bao cấp xăng dầu vẫn còn cao tại các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Thái Lan", BIS nhận xét.

"Chính sách đó làm yếu khả năng tài chính quốc gia, làm nhụt những sáng kiến tiết kiệm dầu và tăng mức độ phụ thuộc vào dầu lửa". Chính phủ một số nước châu Á đã tăng giá xăng dầu, khiến người dân phản ứng tức giận.

Leo Drollas, trưởng chuyên gia kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng toàn cầu có trụ sở tại London, cho hay Indonesia hiện trợ cấp cho các hãng lọc dầu nước này mỗi năm chừng 4 tỷ USD.

Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu dàu so với tổng thu nhập quốc dân (GDP) của châu Á tăng lên trong thập kỷ qua, cho thấy hiệu quả sử dụng năng lượng giảm. Năm 1995, nhập khẩu dầu chiếm 1,1% tổng GDP châu Á; năm 2003, con số này là 2,2%.

T. Huyền (theo FT)

Nóng bỏng chuyện xăng dầu

Sức ép đè nặng giá xăng trong nước

Cảnh buôn lậu xăng lậu qua Campuchia vẫn tiếp diễn trên đoạn sông biên giới giữa An Phú (An Giang) với Kohthom, Kan Dal (Campuchia). Trong ảnh, ghe chở xăng dầu từ bên Khánh An đang vận chuyển và đổ bộ lên bờ Prekchray, Khothom - Ảnh: Đức vịnh

TT - Giá dầu thô thế giới giao tháng tám tại thị trường New York ngày hôm qua (27-6) đạt mức kỷ lục mới, 60,58 USD/thùng, tăng 12% so với hai tuần trước và tăng 39% so với tháng giêng.

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước nhấp nhổm không yên vì giá xăng dầu thành phẩm nhập từ thị trường Singapore cũng đang nóng lên từng giờ.

Đã lỗ 200 đồng/lít xăng

Ông Bùi Ngọc Bảo, phó tổng giám đốc Petrolimex, cho biết giá xăng dầu tăng đã đặt các công ty kinh doanh xăng dầu vào tình trạng cực kỳ khó khăn về tài chính.

Theo ông Bảo, trong năm tháng đầu năm kinh doanh xăng của Petrolimex lãi khoảng 65 tỉ đồng. Khi giá xăng dầu thế giới tăng vọt trở lại trong hai tuần gần đây, tổng công ty đã lỗ

Giá dầu leo thang khiến các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành nhựa, cũng “phát sốt” theo.

Hiện nguyên liệu PEHD có giá nhập trung bình 1.018-1.020 USD/tấn, PELLD khoảng 1.280 USD/tấn, PELD chừng 1.295 USD/tấn, PVC 740-750 USD/tấn, PE 1.122 USD/tấn. Mức giá này đã tăng bình quân 10-15 USD/tấn so với hồi đầu tháng sáu.

Bà Nguyễn Thị Kim Yến, trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, cho biết: “Chừng mới nghe giá dầu nhóng lên một tí thì họ đã hăm he tăng giá mới lên rồi!”. Công ty nhựa Đạt Hòa cho biết đang mua nguyên liệu PVC với giá 740 USD/tấn, nhưng hiện nhà cung cấp đã thông báo “đợt giao hàng mới tạm ngưng, chờ giá mới !”.

T.V.NGHI

khoảng 3 tỉ đồng/ngày. “Giá xăng trong nước cần phải đắt hơn một chút, không chỉ để các công ty đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà còn nhằm đặt người dân vào thế phải tiết kiệm, lại vừa giảm thiểu vấn nạn xăng dầu chảy qua biên giới” - ông Bảo phân tích.

Một công ty xăng dầu đầu mối khác cho biết hiện giá xăng 92 tại thị trường Singapore đã tăng lên 60,33 USD/thùng. Với mức giá này cộng với các chi phí khác thì kinh doanh xăng đã lỗ khoảng 200 đồng/lít. Trong khi đó mặt hàng dầu hỏa đã lỗ đến 3.200 đồng/lít, dầu diesel lỗ 2.500 đồng lít.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ cho biết khoản chênh lệch khá lớn giữa giá xăng dầu trong nước với mức giá của những nước trong khu vực đang gây áp lực rất lớn đối với công tác chống buôn lậu mặt hàng xăng dầu. Đây không phải là chuyện mới mẻ mà ngay từ năm 2004, khi xăng dầu thế giới tăng lên quá cao trong khi giá xăng dầu trong nước vẫn được bảo hộ, hoạt động buôn lậu xăng dầu qua biên giới bắt đầu xuất hiện.

“Chỉ cần đem qua biên giới khoảng 10 lít xăng/ngày là người ta đã có thể kiếm được 40.000-50.000 đồng thì ai mà không làm? Nói thật nếu cứ 5m có một ông bộ đội biên phòng đứng canh cũng khó có thể kiểm soát được chuyện buôn lậu xăng dầu trong tình hình hiện nay” - ông Ruệ nói. Phó giám đốc Sở Thương mại tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Bấu nêu trường hợp một cây xăng gần khu vực biên giới tại Kiên Giang có mức tiêu thụ lên tới 300.000 lít xăng/tháng, tức bình quân 10.000 lít/ngày, một con số mà ngay cả các cây xăng tại TP.HCM cũng không thể thực hiện được.

Sẽ điều chỉnh giá xăng dầu?

Ông Ruệ cho rằng giải pháp căn cơ và lâu dài là phải điều chỉnh tăng giá xăng dầu lên mức tương ứng với giá thế giới, “nếu không bằng cũng phải xấp xỉ giá thế giới”. Vào tháng 3-2005, Chính phủ đã điều chỉnh giá xăng dầu khi giá dầu thế giới ở mức 54 USD/thùng, còn hiện nay giá dầu đã vượt qua mức 60 USD/thùng.

“Với mức giá thế giới hiện nay, giá xăng dầu trong nước chắc chắn sẽ được điều chỉnh nhưng mức điều chỉnh bao nhiêu và thời điểm nào thực hiện sẽ phải được tính toán cho hợp lý” - ông Ruệ nói. Theo ông Ruệ, việc điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thế giới sẽ đạt được hai mục tiêu. Thứ nhất là giảm bảo hộ cho phù hợp với quá trình hội nhập, buộc các doanh nghiệp chủ động hơn. Thứ hai là giúp người tiêu dùng làm quen dần với những biến động giá trong nền kinh tế thị trường. “Tuy nhiên cũng không thể đùng một cái nâng giá xăng dầu vì sẽ gây khó khăn đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, mà phải uyển chuyển theo một lộ trình phù hợp” - ông Ruệ nói.

Trong khi đó theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá dầu thế giới chỉ mới vượt ngưỡng 60 USD/thùng trong những ngày gần đây và “cần thêm thời gian theo dõi”. “Ở mức giá 59 USD/thùng, các DN báo giá vốn của xăng lỗ 110 đồng/lít nhưng theo cách tính của chúng tôi thì mức lỗ chỉ xoay quanh 50 đồng/lít. Thành ra tình hình chưa có gì ghê gớm cả” - ông Thỏa nói. Tuy nhiên, theo ông, nếu giá tiếp tục tăng và các doanh nghiệp lỗ nhiều quá thì sẽ phải tính đến giải pháp mở biên độ. “Theo qui định hiện hành có thể mở tối đa 10% so với giá định hướng, nhưng mở tới mức nào còn phải cân nhắc kỹ” - ông Thỏa cho biết.

Nóng bỏng chuyện xuất lậu xăng dầu

TT (TP.HCM) - Ngày 27-6, tại hội nghị chống buôn lậu và gian lận thương mại cụm các tỉnh biên giới Tây Nam - TP.HCM, Ban chỉ đạo 127 trung ương nhận định: trong những tháng đầu năm nay buôn lậu qua tuyến biên giới Tây Nam tuy có giảm về qui mô nhưng tính chất vẫn phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi và tổ chức chặt chẽ hơn so với trước.

Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là thuốc lá ngoại, rượu ngoại, vải, hàng điện tử đã qua sử dụng... Đáng chú ý là chuyện xuất lậu xăng dầu. Theo ông Đỗ Thanh Hòa, giám đốc Sở Thương mại Tây Ninh, do sự chênh lệch giữa giá xăng dầu của VN với Campuchia từ 4.000-5.000 đồng/lít nên đã dẫn tới tình trạng xuất lậu xăng dầu gia tăng.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại- phó Ban chỉ đạo 127 trung ương Phan Thế Ruệ cho rằng cần sớm thành lập bộ phận dự báo để có thể dự báo chính xác và đưa ra phương án phòng chống buôn lậu phù hợp với từng mặt hàng nhạy cảm.

Ngoài ra, các lực lượng cũng phải mạnh tay trong xử lý việc buôn bán các mặt hàng cấm, hàng lậu, hàng gian và hàng giả tại các chợ đầu mối. Ông Ruệ “nhắc” lại các văn bản chỉ đạo của Bộ Thương mại về việc yêu cầu các tỉnh, thành hạn chế cho xây dựng các cây xăng sát biên giới; khống chế số lượng bán ra, chỉ bán cho người sử dụng phương tiện, không bán can hoặc thùng...

V.H.Q.

N.HẰNG - H.ĐĂNG

Quảng Ngãi: điều chỉnh dự án đầu tư Nhà máy lọc dầu số 1

TT (Quảng Ngãi) - Ngày 27-6, tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký quyết định điều chỉnh dự án đầu tư Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.

Theo đó, dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất do Tổng công ty Dầu khí VN làm chủ đầu tư, triển khai ở xã Bình Trị và Bình Thuận (huyện Bình Sơn) trên diện tích đất và mặt biển rộng 816ha; trong đó nhà máy chính rộng 110ha, khu bể chứa sản phẩm 85,8ha. Nhà máy có công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Các chủng loại sản phẩm của nhà máy gồm propylen, khí hóa lỏng, xăng A90, A92, A95, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa dân dụng, diesel...

Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy 2.501 triệu USD.

V.Q.CẦU

Giá dầu đang "cháy"
23:34:58, 27/06/2005

Cả thế giới đang "hoa mắt" trước giá dầu - Ảnh: CD

Giá dầu đã vượt ngưỡng 60 USD/thùng sau khi Iran, nước có trữ lượng dầu lớn thứ 2 thế giới, chọn được tổng thống mới - người chủ trương theo đuổi chính sách hạt nhân và từ chối đối thoại với Mỹ.


Phát triển chương trình năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình "là quyền của Iran". Tuyên bố trên của tân Tổng thống M.Ahmedinejad như đổ thêm dầu vào ngọn lửa giá dầu đang bừng bừng cháy. Trong những giây phút đầu tiên của phiên giao dịch ở thị trường New York (Mỹ) ngày 27.6, giá dầu thô giao tháng 8 đã lập kỷ lục mới khi đạt mức 60,47 USD/thùng, tăng 39% so với tháng 1. Theo Cho Seung-joon, nhà phân tích của Công ty Chứng khoán Meritz ở Seoul (Hàn Quốc), giá dầu có vẻ không dừng lại ở đó mà có thể đạt mức 63 - 65 USD/thùng.

Viện Các nền kinh tế thế giới Kiel rất uy tín của Đức cảnh báo giá dầu có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng nếu như Nga đột ngột ngưng cung cấp dầu hoặc có bất cứ xáo trộn nào đó về mặt chính trị tại Ả Rập Xê Út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Còn theo Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria C.Khelil, tình hình tiếp tục mất ổn định tại các nước sản xuất dầu như IraqNigeria có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng.

Theo giới phân tích, chiến thắng của phe bảo thủ cứng rắn trong cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC), gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường dầu thế giới.

Sau khi qua mặt cựu Tổng thống A.Rafsanjani, Tổng thống tân cử M.Ahmedinejad đã có tuyên bố xanh rờn rằng sẽ quét sạch tham nhũng khỏi ngành dầu khí nước này và các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng quyền ưu tiên khi phân bổ các hợp đồng dầu và khí đốt. Điều này có thể làm chậm nỗ lực thúc đẩy Iran tăng sản lượng dầu ngay vào thời điểm mà các nhà sản xuất dầu đang trong tình trạng căng thẳng vì phải đẩy mạnh nguồn cung. M.Smith, người đứng đầu bộ phận phân tích dầu của Tập đoàn BP, hôm qua cho biết mức cầu về dầu thế giới có thể lên đến 2 triệu thùng/ngày, chỉ riêng Trung Quốc chiếm khoảng 1/4. Trong khi đó, lượng dầu mà OPEC, chiếm 40% sản lượng dầu thế giới, chuyển đi sẽ giảm từ đây cho đến ngày 9.7. Theo đó, OPEC có kế hoạch vận chuyển 24,2 triệu thùng/ngày, giảm 60 ngàn thùng so với 4 tuần trước.

Hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) J.Trichet, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản T.Fukui đã cảnh báo ảnh hưởng của giá dầu đến sự phát triển kinh tế thế giới tại Hội nghị Ngân hàng thanh toán quốc tế ở Basel (Thụy Sĩ). Giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lo ngại ECB sẽ phải một lần nữa hạ thấp dự báo phát triển kinh tế của khối trong năm 2005 và giá dầu cao khiến ECB phải cắt giảm lãi suất.

Thụy Miên

Công nghiệp sống chung với giá dầu tăng

Giá dầu trên thị trường thế giới liên tục leo thang và đạt đến các mức kỷ lục mới đang tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp cải tổ bộ máy quản lý, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và duy trì khả năng cạnh tranh.

Nung nóng phôi trước khi cán thép.

Trước đây, Công ty phân lân nung chảy Văn Điển đã tính đến việc tìm giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng. "Giá nhiên liệu thay đổi từng ngày, trong khi muốn tăng giá sản phẩm chúng tôi phải mất tới vài tháng, mà cũng không thể đẩy lên ngang với mức tăng giá của nhiên liệu. Thực tế đó buộc doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng nhằm hạ giá thành", Giám đốc Bùi Quang Lanh chia xẻ. Ông cho biết, từ năm ngoái khi thị trường nhiên liệu thế giới lên cơn sốt giá, công ty đã tập trung nghiên cứu sử dụng than Antraxit nội địa thay cho than cock nhập khẩu, đồng thời cải tiến thao tác đổ lò cao nhằm giảm định mức tiêu hao nhiên liệu, điện năng và các chi phí khác.

Ở Công ty Thép Thái Nguyên, dầu được sử dụng để nung nóng phôi trước khi đưa qua khâu cán cho ra thành phẩm. Ông Hoàng Văn Tòng, Phó tổng giám đốc công ty cho hay, giải pháp công nghệ nhà máy áp dụng nhằm giảm tiêu hao dầu đốt là thực hiện quy trình đúc cán liên tục, cho phép tiết kiệm hơn 50% nhiên liệu. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ có thể áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất thép từ phế liệu hoặc quặng sắt.

Tương tự, mỗi tháng Thép Hòa Phát sử dụng khoảng 320 tấn dầu cho công đoạn nung nóng phôi. Theo Giám đốc Chu Quang Vũ, cùng một loại máy móc công nghệ, lượng dầu tiêu hao nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào trình độ kinh nghiệm và tay nghề của công nhân, vì thế, ngay từ đầu công ty rất chú trọng đến việc nâng cao tay nghề cho người lao động.

Với Tổng công ty gốm sứ thủy tinh Viglacera, quy trình công nghệ sản xuất tất cả các mặt hàng đều có điểm chung là sử dụng nhiều nhiên liệu đốt như gas, dầu, than đá. Từ năm ngoái, công ty quyết định thực hiện chương trình đầu tư nhằm chuyển các nhà máy sản xuất gạch ceramic sử dụng gas sang dùng than đá. Một vị lãnh đạo nhà máy cho biết: "Chúng tôi lắp đặt hệ thống thiết bị khí hóa than, chuyển than đá dưới dạng rắn thành khí đốt để dùng làm nhiên liệu cho các lò nung sản phẩm. Ngoài ra, từng nhà máy phải rà soát lại tất cả các bộ phận, tính toán lại mọi chi phí để xem chỗ nào có thể cắt giảm, dù ít hay nhiều".

Riêng đối với các công ty dệt may, tăng tăng suất lao động là giải pháp tốt nhất để đối phó với giá nguyên nhiên liệu leo thang. Theo phân tích của các chuyên gia Bộ Công nghiệp, trang bị máy móc của ngành may VN không thua một nước nào trong khu vực, tay nghề công nhân cũng không hề kém, vậy mà năng suất ngành dệt chỉ bằng một nửa so với các nước trong khu vực, còn may thì bằng hai phần ba. Vấn đề chính được các nhà quản lý nhìn nhận là cách tổ chức hệ thống sản xuất của VN quá kém. Nhằm khắc phục tình trạng này, Tổng công ty Dệt may VN bước đầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý quy trình sản xuất trong các doanh nghiệp, thí điểm trước tại Công ty may Nhà Bè. Nhờ áp dụng công nghệ, ban giám đốc công ty nhận thấy gần 30% thời gian làm việc của một công nhân trong ca sản xuất là thời gian chết, từ đó có giải pháp khắc phục điều chỉnh lại. Bộ Công nghiệp đang lạc quan, quy trình này được nhân rộng có thể giúp ngành may VN đạt năng suất tương đương các nước trong khu vực.

Phong Lan


Monday, June 27, 2005

Đẩy mạnh cổ phần hóa nguồn điện và lưới điện


* Chưa chọn được công nghệ cho đập thủy điện Sơn La

TT (Hà Nội) - “Đẩy mạnh cổ phần hóa nguồn điện, lưới điện để thu hút đầu tư, xây dựng phương án đặc biệt đảm bảo đủ điện cho phát triển” là hai nhiệm vụ mà Thủ tướng Phan Văn Khải giao cho Tổng công ty Điện lực VN vừa được phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Công Sự truyền đạt lại hôm qua (24-6) trong một thông báo.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công nghiệp rà soát lại các dự án điện đã khởi công, trực tiếp kiểm tra và phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết kịp thời các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đảm bảo đáp ứng nguồn điện cho các năm 2006-2007.

* Tại hội thảo về công nghệ cho đập thủy điện Sơn La do Hội Thủy lợi VN tổ chức hôm qua (24-6), các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được việc lựa chọn công nghệ bêtông trọng lực truyền thống hay công nghệ bêtông đầm lăn.

Theo kế hoạch, Nhà máy thủy điện Sơn La sẽ khởi công vào cuối năm nay.

N.LINH - K.HƯNG

Nhu cầu cao làm giá dầu tăng mạnh


TTO - Giá dầu thô tiếp tục chạm đến mức giá 60USD/thùng lần thứ 2 trong một ngày, nhưng nhu cầu thế giới ngày càng tăng sẽ làm giá dầu tiếp tục tăng trong vài tháng tới.

Đêm qua, dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ đã chạm đến mức 60USD và sau đó giảm 42 cent nằm ở mức giá mới là 59.84USD. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent biển bắc đã tăng thêm 30cent, đạt mức 58,26USD gần đạt đến mức cao nhất vào hôm thứ 2 vừa qua là 58.58USD.

Các nhà phân tích cho rằng vào thời cao điểm ở Mỹ, giá dầu có thể tăng hơn 60USD. Các nhà phân tích lo lắng nhu cầu thế giới gần như không giảm mà có xu hướng ngày càng tăng mạnh bất chấp giá dầu tăng 40% so với đầu năm 2005. Nguyên nhân khác là do nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông ngày càng cao và sự phát triển nhanh chóng của các nước.

Một báo cáo cho biết trong tháng trước, Trung Quốc phải nhập khẩu 10.41 triệu tấn dầu thô hay 2.45 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Đ.TÂM (Theo BBC)

Saturday, June 25, 2005

Đề nghị xây dựng nơi chôn lấp chất phóng xạ


04:06' 25/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hiện nay nước ta chưa có nơi chôn lấp chung các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, các cơ sở phải tự lo lấy biện pháp bảo quản tạm thời.

Soạn: AM 456997 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chất phóng xạ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lại chưa có nơi chôn lấp... Trong ảnh: Nhân viên y tế sử dụng chất phóng xạ để điều trị ung thư

Trong Hội nghị phòng chống thiên tai 2005 do Bộ Tài nguyên-Môi trường tổ chức tại Hà Nội hồi gần đây, Cục Bảo vệ Môi trường đã báo động về nguy cơ sự cố phóng xạ.

Các nhà khoa học cảnh báo, nước ta chưa có nơi chôn lấp chung các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Từ đó, có khả năng thất thoát nguồn phóng xạ ra ngoài và không thể kiểm soát được.

Hiện cả nước có hơn 1.100 cơ sở sử dụng bức xạ hạt nhân. Riêng trong lĩnh vực y tế, hiện có tới hàng nghìn máy chụp X-quang và trên 20 cơ sở y học hạt nhân sử dụng chất phóng xạ để chẩn đoán và điều trị bệnh. Đó là chưa kể việc sử dụng chất phóng xạ trong lĩnh vực công nghiệp như kiểm tra không phá hủy giúp xác định vết nứt trên mối hàn, kiểm tra chất lượng xây dựng. Trong khi đó, cả nước cũng chỉ có 2 trạm quan trắc phóng xạ môi trường nên khó kiểm sóat hết các nguồn bức xạ.

Chất thải phóng xạ cần được xử lý nghiên ngặt

Trước những hạn chế trên, cùng với công tác quản lý an toàn bức xạ còn hạn chế do chưa có luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Ông Phùng Văn Vui, Cục phó Cục Bảo vệ Môi trường cho biết, cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ và tăng cường thêm các trạm quan trắc phóng xạ môi trường. Đồng thời, cũng cần có cơ quan chuyên môn thẩm định chất lượng các thiết bị phóng xạ nhập khẩu.

Ông Vui cũng nhấn mạnh, VN cần phải có kế hoạch xây dựng nghĩa địa phóng xạ quốc gia nhằm tập trung các nguồn không sử dụng. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu đầu tư xây dựng trung tâm chữa bệnh phóng xạ quốc gia để cứu người trong tình huống khẩn cấp.

  • Kiều Minh

Yêu cầu ngành điện đẩy nhanh tiến độ XD các nguồn phát


15:06' 25/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nguồn điện khởi công từ năm 2002, nhằm khắc phục tình trạng thiếu điện trong tương lai.

Soạn: AM 457477 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thi công tuyến đập chính công trình thủy điện, thủy lợi Rào Quán (Quảng Trị).

Sau khi nghe lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo tình hình triển khai các dự án điện và nghe ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng kết luận: Trong thời gian qua, EVN và các chủ đầu tư khác đã triển khai thực hiện được nhiều dự án nguồn điện và lưới điện, vốn hàng năm đầu tư xây dựng cho ngành điện rất lớn, từ 25.000-30.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD). Các dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam đến năm 2010 và có xét triển vọng đến năm 2020.

Để các dự án đáp ứng được tiến độ thi công theo quy định, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, cơ quan tư vấn giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, để đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ các dự án theo quy định. Đặc biệt, các Bộ, ngành liên quan và chủ đầu tư cần giám sát chặt chẽ nguồn vốn, không để tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực xảy ra.

Cũng theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Công nghiệp có trách nhiệm rà soát lại các dự án điện đã khởi công, trực tiếp kiểm tra các dự án điện nói chung, bao gồm cả nguồn nhiệt điện, lưới điện và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết kịp thời các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đáp ứng nguồn điện cho các năm 2006-2007. Trong đó, các dự án cần đưa vào vận hành năm 2006 là dự án thủy điện Sê San 3, Sê San 3A, Srok Phumiêng, Tuyên Quang; và các dự án nhiệt điện như Uông Bí mở rộng, Cà Mau.

"Bộ Công nghiệp cần chỉ đạo EVN xây dựng phương án đặc biệt để bảo đảm đủ điện cho phát triển, nhất là các năm 2006 - 2007. Đồng thời, chỉ đạo lập Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam đến năm 2015 có xét triển vọng đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI) trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt vào cuối năm 2005. Trong đó, cần xem xét đầu tư thêm các nhà máy nhiệt điện than ở miền Trung và miền Nam" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với các dự án điện đầu tư mới, Thủ tướng khuyến khích đầu tư dưới nhiều hình thức, trong đó, EVN đóng vai trò chủ đạo. Đồng thời, cần đẩy mạnh cổ phần hóa nguồn điện và lưới điện phân phối để thu hút vốn đầu tư.

Để tạo tính hiệu quả đồng bộ và sớm hoàn thành các công trình dự án điện trọng điểm, Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan, tuỳ theo trách nhiệm của mình, phối hợp chặt chẽ với EVN để giải quyết các vấn đề về vốn vay vượt 15% vốn pháp định; làm tốt các dự án di dân, tái định cư...

Riêng với EVN, Thủ tướng yêu cầu tăng cường cán bộ giám sát chất lượng thi công các công trình theo quy định. Đối với những phần việc phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao mà trong nước chưa đủ năng lực giám sát cho phép chủ đầu tư được lựa chọn tư vấn nước ngoài để giám sát.

  • Nguyệt Minh


Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Khắc phục tình trạng thiếu điện mùa khô 2004
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra thiếu điện
Năm 2008, sẽ không còn lo thiếu điện?
Tăng sản lượng khí, giúp giải quyết thiếu điện
Thiếu điện nghiêm trọng năm 2005
Để không còn khủng hoảng thiếu điện trong tương lai?
Chính phủ "kê thuốc" chữa "bệnh" thiếu điện
Thiệt hại do thiếu điện: thống kê không kể xiết!

Friday, June 24, 2005

Phi thuyền năng lượng mặt trời đã mất hút.


Phóng tàu vũ trụ đầu tiên chạy bằng ánh sáng mặt trời

Tàu Cosmos 1 sử dụng các hạt photon để đi tới
TTO - Cosmos 1, tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới hoạt động bằng ánh sáng mặt trời đã được phóng hôm qua từ tàu ngầm hạt nhân của Nga Borisoglebsk ở biển Barents.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đứng đầu dự án cho biết cho đến lúc này họ không chắc rằng nó có đi vào quỹ đạo thành công hay không. "Một số dữ liệu đo từ xa từ tàu vũ trụ và các phương tiện vận chuyển không gian cho thấy nhiều thông tin mơ hồ trong quá trình phóng tàu vũ trụ này", Hội hành tinh có trụ sở đóng tại Pasadena, California cho biết.

Hội này và thành viên Nga của nó đã kiểm tra quá trình phóng tàu vũ trụ Cosmos 1 từ Moscow và California. Nhưng không có dấu hiệu nào nhận được từ tàu vũ trụ này từ khi nó đi vào quỹ đạo. "Tuy nhiên, điều đó không nhất nhiết có nghĩa là đã có sai sót, và các nỗ lực vẫn đang tiếp tục để nhận tín hiệu từ tàu vũ trụ này", theo lời của giám đốc dự án, Louis Friedman.

Tàu vũ trụ hoạt động bằng năng lượng mặt trời sẽ thực hiện chuyến bay giữa các vì sao bằng cách sử dụng lực đẩy nhẹ từ các luồng chuyển động liên tiếp của các hạt ánh sáng, thường được biết đến là các hạt photon (lượng tử ánh sáng). Dần dần các áp suất ánh sáng liên tiếp này sẽ cho phép một tàu vũ trụ hình thành tốc độ lớn vượt thời gian và vượt qua các khoảng cách không gian rất lớn. Theo những người ủng hộ dự án, tốc độ đạt được của tàu vũ trụ này lớn hơn nhiều so với các tàu vũ trụ từ trước đến nay.

Cosmos 1, một thử nghiệm trị giá 4 triệu USD được cho là sẽ đi vào quỹ đạo trái đất mỗi một 101 phút và vận hành trong ít nhất một tháng. Tàu vũ trụ này nặng 100kg, được thiết kế để đi vào khoảng 550 dặm phía trên trái đất, nơi nó sẽ đi vào quỹ đạo nhiều ngày trước khi triển khai hai bộ gồm bốn cánh hình tam giác. Các nhà khoa học hy vọng sẽ theo dõi các hình ảnh từ hai camera gắn trên cánh tàu.

Với việc ánh sáng mặt trời được dùng làm nhiên liệu, những người đỡ đầu dự án nói hy vọng có thể mở ra các bước tiến gần hơn về khả năng du lịch không gian trong hệ mặt trời.

KIM NHUNG (Theo Xinhua, Reuters)


Phi thuyền dùng năng lượng mặt trời bị mất tích?
23:21' 22/06/2005 (GMT+7)

Vào hôm 21/6, 83 giây sau phóng lên, một phi thuyền bay thử nghiệm bằng năng lượng mặt trời đã mất hút.


Phi thuyền này mang tên Cosmos 1 được phóng đi từ một tàu ngầm nguyên tử của Nga trên biển Barents. Đây vốn là một tên lửa chiến lược được cải tiến lại. Người ta chế tạo Cosmos 1 để kiểm tra xem có thể dùng năng lượng mặt trời để vận hành phi thuyền không gian hay không.

Phi thuyền nàỵ mang theo 8 cánh buồm siêu mỏng tên là Mylar dùng để hấp thu năng lượng mặt trời. Các nhà tài trợ Hoa Kỳ đã bỏ ra 4 triệu USD để tài trợ cho dự án trên. Người ta hy vọng, phi thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ thay thế được các tên lửa đốt trong các chuyến bay xa.

Hiện có tin nói, vẫn nhận được các tín hiệu radio yếu ớt từ phi thuyền này phát ra. Người ta suy đóan, chiếc phi thuyền này đã lên được không gian nhưng lại bay sai quỹ đạo. Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng, có nhiều khả năng là phi thuyền rơi dần xuống và bị đốt cháy khi va vào bầu khí quyển.

Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, các trạm dò tín hiệu vẫn đang cố gắng tìm làn sóng điện từ chiếc phi thuyền.

  • Theo BBC


Tàu buồm mặt trời đã mất

Cuộc thử nghiệm chiếc tàu buồm mặt trời đầu tiên trên thế giới đã trở thành "công cốc", khi chiếc tên lửa đẩy ngừng hoạt động chưa đầy 2 phút sau khi cất cánh. Mảnh vụn của cả hai rơi vãi trên Bắc Băng Dương.

Cosmos 1, dự án hợp tác Nga - Mỹ, nhằm mục tiêu chứng minh rằng các cánh buồm mặt trời có thể đẩy những con tàu đi trong không gian có kiểm soát. Tàu buồm mặt trời được nhìn nhận như một giải pháp tiềm năng để thực hiện các chuyến bay liên hành tinh, cho phép các con tàu tăng tốc cực đại và chiếm lĩnh những khoảng cách xa.

Tuy nhiên, cơ quan vũ trụ Nga vừa tuyên bố tên lửa đẩy Volna đã tắt chỉ 83 giây sau khi cất cánh từ một tàu ngầm của Nga trên biển Barents.

"Tên lửa thất bại nghĩa là chúng ta đã mất tàu buồm mặt trời. Nó không còn cơ hội đi vào quỹ đạo", phát ngôn viên Vyacheslav Davidenko cho biết. "Hải quân Nga đang tìm kiếm trên biển các mảnh vụn của hai thiết bị này".

Vài giờ trước tuyên bố của Nga, các nhà khoa học Mỹ tại Hiệp hội hành tinh có trụ sở ở California cho biết họ tin rằng đã nhận được các tín hiệu từ con tàu trị giá 4 triệu đô la, và rằng nó đã đi vào quỹ đạo.

Tuy nhiên sau đó, Hiệp hội hành tinh thừa nhận nếu tên lửa bị tắt trong giai đoạn khởi động tầng đầu tiên, thì điều đó có nghĩa là Cosmos đã mất. Một cơ quan của chính phủ Nga sẽ điều tra thất bại này.

Trước kia, những nỗ lực để đưa các thiết bị tương tự vào vũ trụ đã không thành công. Năm 1999, từ trạm Mir, Nga phóng một con tàu tương tự Cosmos với các tấm phản xạ mặt trời, nhưng bộ phận mở cánh đã bị kẹt và thiết bị bốc cháy trong bầu khí quyển. Năm 2001, Nga thử nghiệm lại, nhưng lần này thiết bị không tách khỏi tên lửa đẩy và cũng bốc cháy.

T. An (theo AP)