Wednesday, August 31, 2005

Việt Nam nên dự trữ thêm dầu


17:33' 31/08/2005 (GMT+7)

GS David Dapice nhận định như vậy trong cuộc trò chuyện gần đây với Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn khi cảnh báo một số điều về an ninh năng lượng trong bối cảnh hiện nay.

Soạn: AM 535054 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giá dầu trên thế giới đã vượt quá mức kỷ lục là 70 đô la một thùng. Tình hình nhạy cảm đến mức một số yếu tố trước đây không ai để ý thì nay lại có thể gây chấn động thế giới. Ví dụ như cơn bão ở Vịnh Mexico làm gián đoạn hoạt động khai thác dầu ở đây, hoặc lý do rất ngộ nghĩnh như giá dầu cuối tuần tăng vì các nhà kinh tế đi nghỉ và không có ai dự báo giá dầu.

Tin đồn về giá xăng tăng lên 14.000 đồng/lít tại thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm qua là một ví dụ khác. Người ra xếp hàng rồng rắn ở các cây xăng, lỉnh kỉnh can thùng để cố mua xăng trước khi tăng giá. Cuối cùng thì giá xăng không tăng. Đối với những người xếp hàng, chẳng thà giá xăng tăng thật thì không sao, nhưng giá không tăng làm cho họ vừa lãng phí thời gian thì ít, nhưng ấm ức vì bị quê độ thì nhiều.

Hoặc là chuyện trời không mưa một số ngày đã khiến người ta lại nghĩ đến cảnh mất điện bởi chỉ mới gần đây thôi, người dân Hà Nội đã từng lội cầu thang bộ lên tầng 10. Đã qua thời kỳ lo mãi lo cái ăn để phải chỉ lo lắng về an ninh lương thực, chúng ta phải đối mặt với những nỗi lo khác... VietNamNet Nhận định trích đăng một phần bài thảo luận gần đây giữa Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn và Giáo sư David Dapice đến từ đại học Harvard về chủ đề dầu khí và an ninh năng lượng.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: GS có nghĩ Dung Quất có thể thay đổi mô hình và trở thành khu kinh tế mở giống như Chu Lai để không chỉ dành cho dầu khí mà cho cả các ngành công nghiệp khác? Và liệu VN có thể mời một số công ty dầu khí của Mỹ đầu tư vào hay không?

GS David Dapice: Đó là một ý hay. Theo tôi, có lẽ ý tưởng lúc đầu khi xây dựng nhà máy lọc dầu là ưu đãi những tỉnh miền Trung còn nghèo, đồng thời không muốn quá trình phát triển chỉ tập trung ở những vùng quanh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đó là điểm quan trọng và tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng nếu các bạn tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nới lỏng quy chế hơn, các bạn có thể thu hút nhiều đầu tư mà chẳng phải liên quan gì với lọc dầu. Tất nhiên, Quảng Ngãi cần phải phát triển, Quảng Nam cần phải phát triển, nhưng đừng làm những việc không hợp lý. Cần tạo điều kiện để nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể thực sự đưa ra những quyết định kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng bền vững. VN đang từng bước thực hiện điều này, song chưa đủ và các bạn đang lãng phí hàng tỉ đô la.

Như tôi đã đề cập, các bạn có thể xây dựng một nhà máy lọc dầu bằng vốn đầu tư nước ngoài ở phía Nam. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng vốn đầu tư cho Chính phủ. Còn một vấn đề quan trọng nữa là phải sử dụng nhiên liệu một cách có hiệu quả. Hiện tại, xe ô tô của Việt Nam thường sử dụng không hiệu quả năng lượng, giao thông đô thị cũng cần được tổ chức lại cho tốt hơn.

- VN hiện cần phải quan tâm tới vấn đề an ninh năng lượng. Gần đây chúng tôi theo dõi vụ Công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC đã rút khỏi vụ mua bán Unocal và tập đoàn Chevron của Mỹ đã nhảy vào. Theo GS, VN sẽ xử lý vấn đề này thế nào một khi phải đối mặt với nó?

- Trước hết, công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã đấu giá để mua Unocal - một công ty vừa và nhỏ tại Mỹ. Lý do chính là vì Unocal có một số nhà máy dầu và khí tự nhiên ở Đông Nam Á, đây là điều Trung Quốc muốn có. Theo tôi, Mỹ lẽ ra không nên dính líu tới vấn đề này và trên thực tế, chính phủ Mỹ không hề dính líu. Nhưng Quốc hội Mỹ đã dính vào.

Việc này khiến vụ mua bán bị trì hoãn và làm nảy sinh nhiều nhân tố bất ổn. Nó buộc cổ đông của Unocal phải lựa chọn một khách hàng Mỹ để bán - đó là Chevron, một công ty dầu khí khác của Mỹ. Hiện Chevron đang tỏ ra khá quan tâm tới Trung Quốc và tôi sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu họ quyết định bán tống bán tháo một số cơ sở xăng tại Đông Nam Á cho công ty dầu khí Trung Quốc bởi lẽ họ sẽ tập trung vào những vấn đề khác.

Việt Nam hiện có thừa dầu thô và có thể cả khí (Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dầu thô). Các bạn có thể muốn Petro Vietnam mua những công ty ở Malaysia, Singapore hay thậm chí Việt Nam. Điều quan trọng là các bạn cần đảm bảo có đủ nguồn năng lượng mà các bạn có thể kiểm soát và dễ dàng khai thác được. Tôi không dám chắc lúc này là thời điểm thích hợp để mua những tài sản như vậy bởi lẽ giá dầu đang tăng rất cao.

Nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên trước vụ mua bán của CNOOC, họ trả giá quá cao cho những cơ sở của Unocal. Trong bối cảnh họ là công ty nhà nước, tất nhiên họ sẽ có thể vay với lãi suất 0% từ chính phủ. Vì lý do này, nhiều người nghĩ, vụ mua bán có lẽ mang tính địa chính trị hơn là thương mại. Mà theo tôi, sẽ dễ dàng để tiến hành một vụ mua bán khi đó đơn thuần là một giao dịch thương mại.

Đối với Petro Vietnam, tất nhiên, việc mua bán như vậy sẽ là cả một vấn đề vì Petro Vietnam là một công ty thuộc sở hữu nhà nước. Mặt khác, Petro Vietnam không nên vay với lãi suất 0% từ chính phủ và đấu thầu một giá hợp lý. Lúc đó, tôi nghĩ người ta sẽ không nổi giận. Ngoài ra, người ta đôi khi dè chừng những nước lớn như Trung Quốc trong khi lại không cảnh giác với VN. Do vậy, trước mắt, VN sẽ được đối đãi "dễ chịu" hơn so với Trung Quốc trong một số vấn đề.

Thực tế, vấn đề an ninh năng lượng cần nhiều thời gian, nhưng nếu tôi ở VN, tôi sẽ nghĩ tới việc dự trữ dầu trong vòng 1-2 tháng. Điều gì sẽ xảy ra nếu có khủng bố và nhà máy lọc dầu tại Singapore phải đóng cửa? Điều gì sẽ xảy ra nếu một cơn bão nhiệt đới làm tê liệt nhà máy lọc dầu và buộc nó đóng cửa? Do vậy các bạn cần phải dự trữ thêm dầu, đó là cách tăng cường an ninh năng lượng. Tôi sẽ quan tâm tới việc đó trước khi phải lo lắng quá nhiều về kế hoạch tương lai xa. Song thẳng thắn mà nói, vì VN là một nước xuất khẩu dầu, các bạn không phải tốn tiền mua những cơ sở dầu như kiểu Unocal ngay lúc này, hãy đợi đến khi giá dầu giảm. Đó là thời điểm tốt để mua.

-An ninh năng lượng sẽ phải là một chính sách tổng thể nhiều mặt của Việt Nam. Giáo sư có nhận định gì về vấn đề này?

- Ngoài vấn đề xăng dầu ra, tôi không hiểu vì lý do nào mà VN vẫn tiếp tục xây dựng nhà máy thủy điện mặc dù các bạn thỉnh thoảng lại gặp hạn hán. Tất nhiên thuỷ điện là tốt, tôi không phản đối song Việt Nam cần phải kết hợp cân bằng hơn các nguồn than, xăng dầu, và nước. Khi đó, tình trạng mất điện sẽ không còn xảy ra thường xuyên. Đó là một khía cạnh khác của vấn đề an ninh năng lượng.

Khi tôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, tôi thường gặp cảnh mất điện và đã phải làm việc trong bóng tối. Vấn đề là điện bị cắt trong một thời gian rất dài, cũng không phải chỉ mang tính địa phương mà nó xảy ra trên diện rộng. Các công ty sản xuất cần phải trang bị máy phát điện riêng, làm tăng chi phí đầu tư cho kinh doanh.

Do vậy, tôi cho rằng cần chính sách phù hợp để đảm bảo an ninh năng lượng và không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Việt Nam đang đi theo hướng này song có thể chưa xứng với tiềm năng.

  • TBT Nguyễn Anh Tuấn (Thực hiện)

Theo dòng sự kiện

VietNamnet

"Không thể có chuyện giá xăng tăng vọt lên 14.000 đ/lít"

Tăng giá xăng dầu, thách thức lớn với nền kinh tế

"Sẽ đạt mục tiêu nếu có những bước chuyển đổi chiến lược"

Tuổi trẻ

Việt Nam sẽ có kho dầu dự trữ chiến lược

Tiền phong

Tháng 9, OPEC sẽ đưa ra giải pháp giảm giá dầu

Thanh Niên

Nhốn nháo vì tin đồn giá xăng 15.000 đ/lít

Sunday, August 28, 2005

Xăng pha cồn - giải pháp tiết kiệm xăng dầu


Xăng pha cồn - giải pháp tiết kiệm xăng dầu

Trước tình hình giá nhiên liệu ngày một tăng cao, nhóm nghiên cứu tại Khoa Cơ khí - Giao thông, Đại học Bách Khoa thành phố Đà Nẵng, đã đề ra một giải pháp mới - Sử dụng cồn làm nhiên liệu cho xe gắn máy với thành phần pha trong xăng tối ưu.

Với phương án dùng cồn pha xăng, nhóm nghiên cứu cho rằng nếu pha từ 10 đến 20% cồn sinh học Athenol vào xăng thì trung bình 100 km, người sử dụng xe gắn máy chỉ mất 14.500 đồng so với 20.000 đồng khi phải dùng xăng. Không những đảm bảo về lợi ích kinh tế, người sử dụng xăng pha cồn cho xe gắn máy còn góp phần bảo vệ môi trường do nồng độ khí carbon của xăng pha cồn thải ra chỉ chiếm 52%, trong khí đó nồng độ carbon của xăng là 86,2%.

Tiến sĩ Trần Thanh Hải Tùng - chủ nhiệm đề tài - cho biết: "Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn sử dụng cồn sản xuất trong các nhà máy trong nước và trong tương lai ngành nông nghiệp có thể tham gia sản xuất cồn. Đây là nguồn nhiên liệu dồi dào, giúp chúng ta giảm sự phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu mỏ thế giới".

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Diệp, giảng viên Khoa Cơ khí - Giao thông, cũng cho rằng: "Nếu chúng ta dùng phương án trước mắt là pha từ 7 đến 10% cồn vào xăng thì hoàn toàn khả thi và làm được. Động cơ không bị mài mòn và không thay đổi gì cả".

Không như các loại nhiên liệu hoá thạch khác, cồn sinh học Athenon là loại nhiên liệu tái tạo được. Hiện, các nhà máy đường trong nước đều sản xuất được cồn sinh học với giá 5.000 đồng/lít. Trên thực tế đã có một số nuớc như Brazil, Canada, Mỹ... sử dụng 100% cồn sinh học Athenon hoặc pha cồn trong xăng với mức độ cho phép để sử dụng trong giao thông. Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng đề tài này hoàn toàn khả thi khi áp dụng vào cuộc sống.

(Theo VTV)


Saturday, August 27, 2005

Giá dầu thô lên mức kỷ lục 70 USD/thùng


Hoạt động tại thị trường trao đổi hàng hóa New York
TTO - Giá dầu thô ngọt Texas (Mỹ) giao vào tháng 3-2006 trên thị trường dầu mỏ New York đã tăng vọt tới kỷ lục mới, với 70 USD một thùng.

Các nhà dự báo tài chính thế giới đã dự báo khả năng giá dầu lên tới 100 USD một thùng trong tương lai rất gần vì nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng nhanh đặc biệt trong các nền kinh tế châu Á. Trong 25 năm qua, nhu cầu dầu mỏ của châu Á đã tăng 105% so với mức 2,5% ở châu Âu và 20% ở Mỹ.

Mỹ vẫn là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất, chiếm tới 25% tổng tiêu thụ dầu mỏ hàng năm của toàn thế giới. Bộ Năng lượng Mỹ cảnh báo dự trữ xăng dầu của Mỹ đã giảm 3,2 triệu thùng trong tuần qua xuống còn 194,9 triệu thùng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà môi giới dầu mỏ thế giới cho rằng những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung cấp là nguyên nhân chính làm giá dầu tăng quá cao như hiện nay.Với nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm nay vào khoảng 84 triệu thùng/ngày, khả năng sản xuất và cung ứng dầu mỏ thế giới để đáp ứng nhu cầu này đã quá tải tới mức báo động.

Theo tính toán của các nhà kinh tế thế giới, trung bình giá dầu tăng 10 USD một thùng sẽ làm giảm 0,25% tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước. Giá dầu ở mức hiện nay đã làm suy giảm nghiêm trọng phần thu nhập còn lại của người tiêu dùng sau khi đã đóng thuế và các phí bảo hiểm khác.

Trong một diễn biến khác Chính phủ Venezuela cho biết nước này và Trung Quốc đã ký một hiệp định thành lập công ty liên doanh bơm dầu ở miền Đông Venezuela.

Hãng thông tấn quốc gia Bolivarian đưa tin dự án liên doanh giữa công ty Petrolieos của Venezuela S.A (PDVSA) và Công ty Dầu lửa Quốc gia Trung Quốc sẽ hút dầu từ khu vực Zumano ở bang Anzoategui. Khu vực này ước tính có trữ lượng khoảng 400 triệu thùng dầu cũng như khí đốt tự nhiên.

Hai nước cũng thỏa thuận đóng các tàu chở dầu thông qua công ty Diqué y Astilleros Nacionalé C.A của Venezuela và đối tác là Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Các chi tiết khác của thỏa thuận hiện chưa được công bố.

Venezuela, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ năm thế giới, vài ngày trước đây đã thông báo rằng PDVSA vừa mở một văn phòng tại Trung Quốc, văn phòng đại diện đầu tiên của công ty này tại châu Á.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tăng cường mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác trong nỗ lực nhằm đảm bảo các thị trường mới về dầu mỏ và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, hiện là nước mua dầu thô hàng đầu của Venezuela.

S.N. (Theo AP, VNA, Reuters)

Friday, August 26, 2005

Phát hiện một giếng dầu mới ngoài khơi VN

Thông tin của Tập đoàn Dầu khí SOCO International PLC (Anh) cho biết công ty con của họ SOCO VN trong cuộc thăm dò ban đầu tại khu vực Tê Giác Trắng thuộc Lô 16/1 ngoài khơi VN (TGT-1X) đã phát hiện thấy một giếng dầu có trữ lượng khoảng 9.432 thùng dầu thô và 4,86 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày.

Đánh giá ban đầu về kết quả tại giếng dầu này mở đường cho việc xác định một chiến lược định giá cho toàn bộ khu vực Tê Giác Trắng. Theo các chuyên gia dầu khí, việc phát hiện giếng dầu trên ở khu TGT-1X khẳng định khu vực có tiềm năng lớn trữ lượng trầm tích thuộc phía đông, Lô 16/1.

Các số liệu từ giàn khoan này cho thấy một cơ sở chắc chắn cho công việc tiếp tục các mũi khoan thăm dò tại những khu vực có triển vọng xung quanh.

Theo Thanh Niên

Nước nào phải dùng xăng đắt nhất và rẻ nhất?


09:17' 26/08/2005 (GMT+7)

Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp là những nước phải dùng xăng giá cao nhất thế giới (trên 22.000 đồng VN/lít), trong khi ở Venezuela, người dân chỉ phải trả... 500 đồng/lít!.

Soạn: AM 524147 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá xăng VN mới chỉ nằm trong nhóm giá trung bình trên thế giới.

Theo nghiên cứu và khảo sát của hãng tư vấn International Research của Mỹ, ở Paris hay Tokyo hiện nay, người ta phải trả một mức tiền gấp đôi cho một lượng xăng tương tự mà người dân các nước Việt Nam, Nga hay Mỹ phải trả.

Đứng ở mức cao nhất là Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp. Đây là những quốc gia phát triển, có ngành công nghiệp lớn mạnh và luôn đòi hỏi lượng xăng dầu lớn. Đặc biệt, nhu cầu sưởi ấm trong mùa đông kéo dài ở các nước này cũng ngốn một lượng xăng dầu và khí đốt khổng lồ. Ngoài ra, thói quen sử dụng xe ôtô cá nhân cũng là một nguyên nhân khiến nhu cầu năng lượng này luôn ở mức cao, dẫn đến giá bán lẻ không thể nằm ở mức thấp.

Ngược lại, những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới như Ảrập Xêút, Kuwait hay Ai Cập, giá xăng tiêu dùng lại thấp đến mức đáng mơ ước. Thậm chí, tại quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 5 thế giới là Venezuela, giá bán lẻ chỉ có 500 VND/lít! Nguyên nhân là các nước này vừa có nguồn dầu thô dồi dào lại vừa có hệ thống nhà máy lọc dầu trang bị tốt. Xăng dầu tiêu thụ trong nước không phải qua nhiều khâu trung gian hay vận chuyển nên giảm thiểu được chi phí.

Nước, Giá bán lẻ

Các nước có giá cao nhất:
Hà Lan, 1,64 USD, tương đương 26.000 VND.
Thuỵ Điển, 1,51 USD, 24.000 VND
Pháp, 1,43 USD, 22.600 VND
Croatia, 1,26 USD, 20.000 VND
Nhật, 1,21 USD, 19.200 VND
Một số nước có giá trung bình:
Bulgaria, 0,98 USD, 14.800 VND
Cuba, 0,8 USD, 12.660 VND
Việt Nam: 0,63 USD, 10.000 VND
Mỹ, 0,6 USD, 9.610 VND
Nga, 0,51 USD, 8.150 VND
Các nước có giá thấp nhất:
Kuwait, 0.18 USD, 2.842 VND
Cairo (Ai Cập), 0,15 USD, 2.466 VND
Venuezuela, 0,03 USD, 500 VND
Nguồn: khảo sát của International Research, tháng 8/2005.

  • Nhật Vy (Theo CNN)

Thursday, August 25, 2005

Phú Yên: xây dựng nhà máy thủy điện theo hình thức BOO


TT - Ngày 24-8, Nhà máy thủy điện Đá Đen (ảnh mô hình) được khởi công xây dựng trên sông Bến Lái, thuộc xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên).

Đây là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng theo hình thức BOO (đầu tư, kinh doanh, sở hữu) tại tỉnh này, do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 làm chủ đầu tư với kinh phí hơn 107 tỉ đồng.

Nhà máy có ba tổ máy với công suất 4,8MW, sản lượng điện trung bình mỗi năm 23,7 triệu kWh. Dự kiến, đến tháng 8-2007 Nhà máy thủy điện Đá Đen sẽ được đưa vào vận hành và hòa vào lưới điện quốc gia, đồng thời tạo nguồn nước để tưới cho hơn 700ha đất nông nghiệp của huyện Tây Hòa.

Được biết, đây là nhà máy thủy điện thứ tư được xây dựng tại Phú Yên, sau các thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ và HKrông- Năng.

TẤN LỘC

Giá dầu lập kỷ lục mọi thời đại: 68 USD/thùng!


09:16' 25/08/2005 (GMT+7)

Giá dầu đã tăng lên mức 68 USD/thùng sau khi nhiều chuyên gia dự báo các cơn bão nhiệt đới đang hình thành có thể càn quét qua vùng vịnh Mexico, nơi nhập và sản xuất 30% sản lượng dầu của Mỹ.

Soạn: AM 527593 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá dầu lên mức 68 USD/thùng khi có dự báo các cơn bão nhiệt đới sẽ càn quét qua vùng vịnh Mexico và vùng biển Florida của Mỹ.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ, cơn bão nhiệt đới mang tên Katrina được dự báo sẽ lớn dần lên trước khi tràn qua Florida và vùng vịnh Mexico vào ngày mai (26/8). Năm ngoái, một cơn bão tương tự có tên là Ivan đã gây kinh hoàng cho giới kinh doanh dầu khi làm giá tăng tới 10 USD/thùng, tức 22%, chỉ một tháng sau đó.

"Chúng tôi hiểu rõ tác động của cơn bão Ivan tới giá dầu như thế nào", Gerard Burg, nhà kinh tế học tại Melbourne, Australia, cho biết, "Nếu Katrina có sức mạnh tương tự, dầu sẽ lên khoảng 80 USD/thùng".

Nguyên nhân trên bổ sung thêm vào các yếu tố gây tăng giá dầu gần đây như việc mất điện, cắt điện thường xuyên ở Iraq hiện nay không đủ đảm bảo cho các trạm khai thác dầu ở nước này hoạt động đúng công suất đề ra hay mùa du lịch sắp kết thúc.

Do xuất hiện những lo lắng như vậy trên thị trường, giá dầu thô nhẹ giao tháng 10 trên thị trường giao dịch dầu mỏ New York đầu giờ sáng nay (25/8) tăng tới 68 cent so với phiên trước đó, tức 1%, lên mức 68 USD/thùng trước khi hạ xuống chút ít ở mức 67,74 USD/thùng. Mức giá kỷ lục của mọi thời đại này đã cao hơn tới 56% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hầu hết các nguyên nhân chính gây tăng giá đợt này đều xuất phát từ nước Mỹ. Mới hôm 23/8, tức chỉ 4 ngày sau khi đột ngột tăng mạnh trở lại mức 63,79 USD/thùng, giá dầu thô đã tăng một mạch 1,66 USD/thùng lên mức 65,45 USD/thùng do đa số các nhà kinh tế và những chuyên gia phân tích thị trường bận đi nghỉ đồng loạt trong những ngày cuối cùng của mùa hè nước Mỹ, do đó không còn đủ người hướng dẫn thị trường!

Diễn biến của giá dầu:

>>Giá dầu vượt quá 64 USD/thùng!

>>Giá dầu lên trên 65 USD/thùng!

>>Giá dầu lên trên 66 USD/thùng!

>>Giá dầu lên quá 67 USD/thùng!
>>Giá dầu đã giảm đáng kể

>>Giá dầu giảm mạnh
>>Giá dầu thô tăng trở lại

>>Giá dầu tăng mạnh vì một nguyên nhân kỳ lạ

>>Giá dầu lên mức 66,31 USD/thùng!

  • Nhật Vy (Theo AP, Reuters)

Wednesday, August 24, 2005

Chuẩn bị... xe đạp thôi!

TT - Báo Pháp đồng loạt đưa tin: chính phủ Pháp chuẩn bị cho người Pháp sống với giá dầu cao. Tất nhiên, giá dầu tăng, dân chúng cằn nhằn, nhưng họ đã được thông tin đủ để thoát ra khỏi sự cằn nhằn đó: giá dầu tăng là tất yếu khi nguồn dầu hỏa cứ vơi đi.

Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin nói thẳng với nội các của ông: “Trước khủng hoảng dầu hỏa này, tôi muốn đề ra những yêu cầu mới, đó là yêu cầu nói thật. Sự thật đó trước hết là: cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài. Tất cả mọi yếu tố đều qui về một mối để cho giá dầu sẽ còn cao trong những năm tới và cả những thập niên tới”.

Từ yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật lâu dài đó, các bộ trong Chính phủ Pháp từ nay sẽ hướng đến một tương lai không dựa vào dầu hỏa là chủ yếu như trước nữa. Đây không phải là một phản ứng nhất thời mà là tìm đến một hướng khác, một nền kinh tế dựa trên những nguồn năng lượng khác hơn là dầu hỏa.

Thật ra, trong cơ cấu năng lượng của Pháp hiện nay, phần đóng góp từ năng lượng hạt nhân đã là cao rồi. Tới đây sẽ còn cao hơn nữa. Thế nhưng ngay lập tức đã có những ý kiến thận trọng cảnh báo: “Đừng tập trung hết cho hạt nhân!”. Nói như thế có nghĩa là người ta muốn dốc sức, dốc trí tìm ra những giải pháp năng lượng thay thế khác nữa mà hiện nay ở Pháp chưa được để ý đến cho lắm.

Ở Tunisia, người ta đang nói đến dự án làm than “xanh” từ một loại lá cây của một chuyên viên đang làm việc cho cơ quan năng lượng quốc gia, tên Habib Bounouh. Ở Philippines, cũng đã nói đến một dự án sử dụng dầu dừa.

Ở VN, 10.000 đồng/lít xăng nếu còn chịu được, cứ đổ xăng. Nhưng đến đâu thì không chịu được? 15.000 hay 20.000 đồng? Tại sao không chuẩn bị từ bây giờ cho ngày đó?

Có thể nghĩ đến xe đạp điện vừa rẻ vừa tiện: 1. Nhà nước đỡ tốn ngoại tệ nhập xăng nhiều như hiện nay. 2. Tối tối, sau khi xem TV xong, sạc bình tiêu thụ được số điện dư trên lưới. 3. Chừng đó xe gắn máy thay bằng chừng đó xe đạp đường sá cũng chẳng kẹt hơn, trái lại sẽ giảm khói và tiếng ồn rất nhiều. 4. Với tốc độ 20km/giờ (yên chí chở 80kg leo cầu Bông phây phây). 5. Và cuối cùng, đi và về 20km có máy “đạp” giùm không đổ mồ hôi.

DANH ĐỨC

Đến công sở cuối tuần bằng xe đạp

TT - Trong bối cảnh giá xăng dầu leo thang, tai nạn xe máy, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tôi nghĩ thành phố nên phát động phong trào “Sài Gòn, đến công sở cuối tuần bằng xe đạp”.

Từ phong trào tiết kiệm nhỏ này, chúng ta sẽ làm nền tảng để phát động phong trào tiết kiệm ở qui mô lớn hơn: “Tiết kiệm năng lượng dành cho sản xuất, phát triển kinh tế” trên toàn quốc.

Ngoài ra, đi xe đạp còn giúp giảm nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe viên chức vốn vướng rất nhiều căn bệnh văn phòng.

NGUYỄN HUỲNH ĐỨC KHOA
(TP.HCM)

Thái Lan: Nhà máy điện chạy bằng …rác thải từ dừa


23:21' 23/08/2005 (GMT+7)

Thái Lan đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy điện chạy bằng rác thảI từ dừa tạI vùng Thap Sakae. Nhà máy này có công suất 10-15 Mêgaoat.


Kế hoạch xây dựng một nhà máy điện chạy bằng rác thải từ cây dừa có công suất 10-15 Mêgaoat đang được thảo luận tại vùng Thap Sakae (Thái Lan).

Noppadol Pungpong, trưởng Ban Nông nghiệp vùng Thap Sakae, cho biết nhà máy này sẽ chạy bằng tất cả các loại chất thải từ quả dừa và cây dừa mà nông dân thường bỏ đi.

Các nhiên liệu có thể là xơ dừa, vỏ quả dừa và những quả kém phát triển. Ông Noppadol cho biết việc nghiên cứu sẽ hoàn tất sau 4 – 6 tháng. Nếu dự án này được thực hiện, nó sẽ làm lợi cho nông dân trồng dừa do họ có thêm thu nhập từ việc bán rác thải từ dừa.

Soon Kaeocharnsin, nhà tư vấn cho tập đoàn Sản xuất Điện và Hơi nước Công nghiệp Thái Lan - nhà phát triển dự án cho biết nhà máy điện này sẽ cần khoảng 300 - 500 tấn rác thải từ dừa mỗi ngày, chi phí xây dựng nhà máy vào khoảng 500-600 triệu bạt.

Tuy nhiên, ngành trồng dừa ở vùng Thap Sakae sẽ không thể cung cấp đủ rác thải từ dừa để chạy nhà máy điện này. Do vậy, nhà máy vẫn phải cần đến nguồn nhiêu liệu từ các vùng lân cận. Được biết, vùng Thap Sakae và vùng Bang Saphan gần đó là nơi có nguồn quả dừa và rác thải từ dừa lớn nhất ở Thái Lan.

  • Minh Thương (Theo Bangkok Post)

Tuesday, August 23, 2005

Đốt nước ra lửa


Nếu gọi loại đèn thắp sáng bằng dầu là đèn dầu thì loại đèn trang trí Aqueon do Công ty Heat & Glo (Mỹ) chế tạo có lẽ sẽ được gọi là đèn nước, vì nó được thắp sáng bằng nước.

Không có gì kỳ lạ trong cơ chế hoạt động của đèn Aqueon. Đầu tiên, nước được đổ vào bình chứa của đèn và một dòng điện 220v sau đó sẽ tách các nguyên tử hydro và ôxy trong phân tử nước ra. Hydro sau đó được đốt cháy và ôxy được bổ sung vào ngọn lửa hydro để tăng độ phát sáng. Đèn nước phát ra lửa nhưng không xả ra khói, những gì được thải ra ngoài trong quá trình đốt nhiên liệu chỉ là hơi nước nên hoàn toàn không gây ô nhiễm. Sản phẩm sẽ được bán rộng rãi vào mùa giáng sinh năm nay.

(Theo Thế giới mới, Gzimodo)

Mạng điện mặt trời cục bộ - giải pháp năng lượng 'xanh'

Dàn pin hấp thụ ánh sáng mặt trời (màu tím) trên mái nhà ông Dũng.

Nhiệt lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời đang giúp nhiều hộ gia đình vùng sâu, miền núi trên toàn quốc sinh hoạt thoải mái, tiện nghi hơn. Đây là sản phẩm của mô hình mạng điện mặt trời cục bộ, do nhóm nhà khoa học, thuộc Phân viện Vật lý Việt Nam tại TP HCM thiết kế.

Mạng điện trên vận hành đơn lẻ, độc lập với mạng lưới điện quốc gia. Mô hình này được kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phân viện Vật lý Việt Nam tại TP HCM, khởi xướng từ khi ông làm chủ nhiệm Chương trình "Công nghệ năng lượng mới châu Á" do tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ vào năm 1997. Ông Dũng thiết kế thử nghiệm mô hình ở chính nhà riêng của mình. Kết quả là mạng điện mặt trời trở thành nguồn cung cấp điện chủ yếu cho sinh hoạt của gia đình ông, từ năm 2002 đến nay.

Mạng điện tại nhà ông Dũng sử dụng 40 tấm pin mặt trời với diện tích 20 m2. Đây là những tấm pin nhập từ Anh, giá rẻ hơn so với pin do Việt Nam sản xuất. Dàn pin sẽ giảm khoảng 30% công suất hoạt động sau 30 năm. Tổng vốn ban đầu cho mạng lưới điện gia đình của ông Dũng là 20.000 USD.

Ông Dũng cho biết, ban đầu, ông chỉ thiết kế mạng điện công suất 500 W, do chất lượng điện tái tạo thời điểm này chưa tương thích được với các vật dụng chạy động cơ. Sau năm 2002, khi Việt Nam sản xuất được biến áp điện (thiết bị đổi điện), ông Dũng đã đầu tư thêm pin, nâng cấp mạng điện lên 2 kW.

Mô hình điện cục bộ tái tạo điện theo quy trình: Những tấm pin đặt trên mái nhà hấp thụ ánh sáng mặt trời, qua bộ điều khiển sạc để vào hệ thống bình ắc quy. Khi sử dụng, nguồn năng lượng mặt trời dự trữ này qua máy biến điện chuyển thành điện 220V, chất lượng tương đương điện lưới quốc gia và hoà vào lưới điện gia đình.

Dựa vào lượng bức xạ mặt trời trung bình một ngày tại TP HCM, tương đương 5 kWh/m2, ông Dũng đã thiết kế mạng điện đảm bảo dù trời mưa hay âm u vẫn cung cấp đủ điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Hệ thống tồn trữ của mạng điện cục bộ có thể dự trữ 800Ah/24V điện một chiều, tương đương với lượng điện sử dụng trong một ngày của gia đình ông Dũng.

Với mạng lưới điện mặt trời cục bộ này, chỉ khi sử dụng những thiết bị tiêu hao nhiều điện năng như máy lạnh, bình đun nước nóng, gia đình ông Dũng mới kết nối với lưới điện mạng lưới.

Qua đồng hồ đo điện, ông Dũng tính toán, trung bình một tháng mạng điện cục bộ của ông sản xuất 200-250 KWh. Công suất mạng điện có thể gia tăng nếu lắp thêm pin mặt trời cùng một số thiết bị tương ứng.

Mô hình mạng lưới điện mặt trời.
Mạng điện mặt tại Nhà sinh hoạt cộng đồng buôn Chăm.

Mô hình mạng lưới điện mặt trời cục bộ được ông và cộng sự của Phân viện Vật lý Việt Nam tại TP HCM áp dụng ở nhiều nơi trên khoảng 50 tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là vùng ven các thành phố, miền núi.

Điển hình là mạng lưới điện mặt trời tại buôn Chăm, Ea Hleo, Đăk Lăk. Mô hình này không chỉ cung cấp điện cho Nhà sinh hoạt cộng đồng của buôn, mà còn phục vụ các lớp học, bơm nước giếng khoan... lân cận. 100% hộ dân trên địa bàn cũng được xây dựng mạng lưới điện mặt trời cục bộ, đảm bảo đủ điện phục vụ sinh hoạt.

Quy trình tái tạo điện từ mặt trời này còn được nhóm các nhà khoa học ứng dụng để tạo nhiên liệu cho xe cấp cứu của bệnh viện huyện EaSup, Đăk Lăk; cho du thuyền của Công ty Mê Kông, TP HCM; trạm điện thoại vô tuyến ở Cù lao Đông Định, Đồng Tháp... Sắp tới, nhóm các nhà khoa học sẽ triển khai làm 1 nhà điện mặt trời ở Kiên Giang và đang xúc tiến hợp tác với một dự án của Tây Ban Nha để nối mạng lưới điện mặt trời vào mạng lưới điện quốc gia hiện hành.

Liên hệ: Ông Trịnh Quang Dũng, Phân viện Vật lý Việt Nam tại TP HCM. ĐT: 08. 822.20.28 , 0903 708 395.

Thanh Lương

Giá dầu tiếp tục tăng có thể xảy ra khủng hoảng năng lượng


14:34:12, 23/08/2005

Giá xăng dầu trong nước đã tăng lên rất cao. Ảnh Đ.N.T
Theo giới phân tích, biến động giá dầu thô kéo dài thời gian qua trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế nhiều nước ở các mức độ khác nhau, thậm chí, đã có những ý kiến lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng như trong những năm 1970 nếu giá dầu còn tiếp tục tăng lên 70-80 USD/thùng và vững ở mức cao.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan (CBoT), Pridiyathorn Devakula, hôm 18/8, dự báo kinh tế nước này trong quý II năm nay sẽ chỉ tăng trưởng dưới 4%, chủ yếu do tác động của giá dầu cao.

Cuối tháng 7 vừa qua, CBoT đã phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm xuống còn 3,5-4,5%. Thâm hụt tài khoản vãng lai trong tháng 6 của Thái Lan - nước nhập khẩu gần như toàn bộ nhu cầu xăng dầu tiêu thụ trong nước - đã tăng 1,54 tỷ USD, đưa tổng mức thâm hụt trong nửa đầu năm nay lên 6,21 tỷ USD, và nếu giá dầu không "hạ nhiệt" thì con số này có thể lên tới mức tương đương 3% GDP năm 2005.

Giá dầu tăng buộc hãng hàng không quốc gia Thái Lan Thai Airways International phải tăng phí phụ thu nhiên liệu vào giá vé máy bay lần thứ 2 trong tháng 8.

Tổng thống Philippine Gloria Arroyo, cuối tuần trước đã kêu gọi sự hợp tác hơn nữa của toàn thể dân chúng, các ngành và các cấp để cùng nhau chia sẻ gánh nặng chi phí năng lượng gia tăng, đồng thời tuyên bố sẵn sàng áp dụng những biện pháp mạnh để đối phó với tình trạng giá dầu leo thang.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Philippine Augusto Santos, kinh tế nước này năm 2005 sẽ tăng trưởng chậm lại, ở mức 5,2% so với mức tương ứng 6,1% năm 2004 và nếu giá dầu tiếp tục trên 60 USD/thùng cho đến cuối năm nay, và tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên trên 8%.

Trong khi giá dầu thế giới tăng cao, chính sách kiềm chế giá chế phẩm dầu trong nước, chủ yếu là dầu diezen và xăng tại Trung Quốc đã khiến các nhà máy lọc dầu cung cấp sản phẩm nhỏ giọt, kể cả tại các trạm xăng của chính họ. Các tỉnh miền Nam và miền Đông nước này đang trong tình trạng thiếu cung năng lượng gay gắt. Tờ Trung Hoa Nhật Báo số ra ngày 18/8 đã kêu gọi Chính phủ thả nổi giá dầu trong nước theo giá thị trường thế giới, nhằm tạo lại thế cân bằng cung cầu.

Bộ trưởng Dầu khí Ai Cập Sameh Fahmy đã cảnh báo rằng việc giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao là một xu hướng "nguy hiểm" cho các nền kinh tế trên thế giới do không lường trước được bản chất của nó.

Trong khi đó, kinh tế Mỹ xem ra không mấy ảnh hưởng bởi yếu tố giá dầu, ngoại trừ lạm phát có gia tăng. Nhà kinh tế Michael Englund của Action Economics, cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi giá dầu. Còn giới phân tích nhận định rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này tuy không phải "miễn nhiễm" với những ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu tăng cao, nhưng do giá dầu lên từ từ và không đi kèm với nguồn cung hạn hẹp nên chưa có cơn "sốc" dầu như đã từng xảy ra trước đây.

Theo TTXVN

Cần có cách nhìn công bằng với năng lượng tái tạo



Năng lượng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay và đến gần cuối thế kỷ 21, năng lượng hóa thạch đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất chưa có dạng năng lượng nào thay thế được.

Năng lượng cần đi trước vài bước:

Nhưng đây là dạng năng lượng không tái tạo, dù trữ lượng có lớn đến đâu rồi đến lúc sẽ cạn kiệt, giá thành cao và sử dụng gây ô nhiễm. Dự báo nguồn dầu mỏ thương mại trên thế giới còn dùng khoảng 60 năm, khí tự nhiên 80 năm, than từ 150-200 năm. Dầu mỏ lại tập trung chủ yếu ở các vùng mà tình hình chính trị luôn bất ổn. Mỗi cơn khủng hoảng dầu mỏ làm lung lay nền kinh tế vốn đã mong manh của các nước nghèo. Theo dự báo của cơ quan năng lượng thế giới (IEA) nhu cầu dầu mỏ thế giới hiện nay khoảng 84 triệu thùng/ngày sẽ tăng lên 120-130 triệu thùng/ngày vào năm 2025-2030. Tốc độ tăng bình quân ở mức 1,6-1,8%/năm. Nhận định giá dầu mỏ trên 50 USD/thùng khi có biến động chính trị giá dầu sẽ tăng cao hơn. Nhưng giá xăng diesel chắc còn tăng hơn hiện nay do các nhà máy lọc dầu đã chạy hết công suất.

Việt Nam từ một nước xuất khẩu năng lượng (than, dầu mỏ), nhưng tiềm năng về năng lượng hóa thạch không phải là lớn. Các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo đến trước năm 2020 sẽ phải nhập khoảng 12-20% năng lượng, đến năm 2050 lên đến 50-60% chưa kể điện hạt nhân. Trong lĩnh vực điện năng chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện. Thủy điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết, nếu phát triển quá lớn chưa thể lường trước những biến đổi về dòng chảy tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Điện hạt nhân còn đang trong quá trình chuẩn bị phương án nếu xuôi xẻ cũng phải đến năm 2020 mới bổ sung nguồn điện cho quốc gia. Điện hạt nhân còn là chặng đường gian nan và là vấn đề “nhạy cảm” trong tình hình quốc gia hiện nay.

Xăng dầu dùng cho giao thông vận tải thường chiếm đến 30% nhu cầu năng lượng cả nước, hiện nay phải nhập từ bên ngoài. Khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đưa vào sử dụng năm 2009-2010, mới chỉ cung cấp được khoảng trên 5 triệu tấn xăng dầu cho GTVT trong tổng số nhu cầu 15-17 triệu tấn, vẫn phải nhập trên 10 triệu tấn. Đến năm 2020 khi đưa tiếp 2 nhà máy lọc dầu vào hoạt động chúng ta có chừng 15-16 triệu tấn xăng dầu trong tổng nhu cầu 30-35 triệu tấn. Vẫn phải nhập ít nhất 15 triệu tấn - Lượng xăng dầu sử dụng trên đầu người năm 2020 mới chỉ bằng 60% của Thai Lan năm 2005.

Do giá xăng dầu nhập khẩu luôn tăng, năm 2004 Nhà nước phải bù lỗ trên 5.000 tỷ đồng và thất thu gần 5.000 tỷ đồng do giảm thuế nhập khẩu, ước tính mỗi lít xăng dầu bù lỗ 400-500 đồng. Đầu năm 2005, khi giá dầu mỏ tăng đến 55-60 USD/thùng, riêng quý I đã bù lỗ 4.870 tỷ chưa kể thất thu thuế nhập khẩu. Từ tháng 3/2005 tuy đã điều chỉnh tăng giá và giảm thuế nhập khẩu đến 0%, dự báo năm 2005 vẫn phải bù lỗ 12.300 tỷ (lớn hơn tổng thu ngân sách của các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ).

Những thiệt hại do thiếu điện vừa qua và giá xăng dầu tăng làm cho Nhà nước phải bù lỗ lớn, nền kinh tế bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, hàng loạt các sản phẩm quan trọng cũng phải tăng giá làm cho nền kinh tế bị nén ép, nhiều DNNN tồn tại được nhờ có sự che chắn bảo hộ của Nhà nước và người tiêu dùng chịu thiệt thòi nhất. Mỗi khi có cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm chao đảo nền kinh tế, đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của các nước.

Nhiều nước trên thế giới và các nước ASEAN cũng đang hành động để tăng cường an ninh năng lượng. ASEAN hiện đang nhập siêu dầu mỏ và 60% tiêu dùng năng lượng sơ cấp phụ thuộc vào nhập khẩu.

Trong nhiều năm qua Đảng và Chính phủ đã quan tâm đầu tư cao nhất cho ngành năng lượng so với các ngành công nghiệp khác. Các doanh nghiệp điện, dầu khí, than đá có đóng góp lớn để đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt nhân dân. Tuy nhiên, hiện tại đã có những cảnh báo về mất an ninh năng lượng. Nếu ngành năng lượng nước ta không đi trước “vài bước” thì không thể đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng kinh tế bền vững, nước ta khó trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết TW đã đề ra. Nếu chỉ dựa vào năng lượng hóa thạch như hiện nay mà không quan tâm phát triển các dạng năng lượng sạch, tái tạo thì cũng khó đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn dần. Hơn nữa, nếu sử dụng quá nhiều năng lượng khoáng sẽ gây ô nhiễm lớn.

Môi trường, nỗi lo chung của nhân loại:

Thông báo liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc LHQ đã cảnh báo sự nóng dần lên của trái đất đã đến mức báo động: Nồng độ khí nhà kính (CH4, NOx, HFC, PEC, SF6 và CO2) đã tăng lên 30% so với thời kỳ tiền công nghiệp từ 280 ppmv tăng lên 360 ppmv. Sự gia tăng khí nhà kính mà chủ yếu là CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch quá nhiều làm cho bề mặt trái đất nóng dần lên tăng 0,6-0,8ºC, mực nước biển dâng cao 15-20 cm. Hiện tượng nóng dần lên của trái đất là một trong những thách thức lớn nhất của toàn cầu trong thế kỷ 21. Nếu không hành động tích cực, lượng khí nhà kính có nguy cơ tăng lên 500 ppmv vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 2-3ºC, nước biển có thể dâng cao 0,5m. Nhiều vụ thiên tai gây lũ lụt hạn hán kéo dài ở quy mô rộng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp dẫn đến thiếu lương thực và xuất hiện các dịch bệnh mà các nước nghèo khó có khả năng phòng chống. Một số các nhà môi trường học còn cảnh báo nếu để nhiệt độ trái đất tăng thêm 2-3ºC các hệ sinh thái sẽ mất cân bằng không thể tự điều chỉnh được đó thực sự là quả “bom khí hậu”.

Nhân ngày môi trường thế giới 05/6/2005 Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực đã cảnh báo về nhiều vấn đề “nóng” của thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Ô nhiễm không khí ở các khu đô thị và công nghiệp tăng 2-3 lần, ở các nút giao thông tăng 2-5 lần so với quy định. Ô nhiễm nước là vấn đề hết sức lo lắng... sức khỏe của người dân luôn bị đe dọa mỗi năm. Ở các nước đang phát triển mà hơn nửa triệu người chết do ảnh hưởng của ô nhiễm. Cái giá chúng ta phải trả do ô nhiễm gây ra cao hơn nhiều lần cái lợi trước mắt đã đem lại.

Những thành quả kinh tế đạt được trong 5, 10 năm có thể bị hủy hoại trong chốc lát do thiên tai địch họa. Vì thế bảo vệ khí hậu ngôi nhà chung của nhân loại và phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các quốc gia không phân biệt giàu nghèo hệ thống kinh tế chính trị khác nhau.

Cần có cách nhìn công bằng với năng lượng tái tạo:

Tất cả các dạng năng lượng đều cần thiết và có vai trò xứng đáng trong từng giai đoạn. năng lượng hóa thạch, nhất là dầu mỏ đã có đóng góp to lớn trong thời gian qua từ khi E.Drake tìm ra dầu mỏ đầu tiên ở Pennsylvania năm 1859 và vẫn còn là nguồn năng lượng chủ yếu đến gần cuối thế kỷ này. Nhưng nền kinh tế hiện nay vẫn vận hành dựa chủ yếu vào năng lượng hóa thạch là không bền vững trong khi dạng năng lượng này đang cạn kiệt. Mẫu hình sử dụng năng lượng như vậy không đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn và không bền vững về mặt sinh thái. Do vậy, cần phải có chiến lược sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các dạng năng lượng hóa thạch hiện có, và càng sớm càng tốt khai thác sử dụng các dạng năng lượng sạch như điện nguyên tử, đặc biệt là năng lượng tái tạo tràn ngập trên hành tinh không bao giờ cạn kiệt, thân thiện môi trường. Có như thế mới đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn, đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển bền vững.

Có ý kiến cho rằng suất đầu tư và giá điện sản xuất từ gió và mặt trời khá cao, khó cạnh tranh với điện truyền thống hiện nay. Suất đầu tư cho nhà máy điện từ than xấp xỉ 1 triệu USD/1MW điện gió từ 1,2-1,7 lần, điện nguyên tử từ 3-3,5 lần cao hơn so nhiệt điện. Về giá thành, khi phân tích kinh tế để so sánh chúng ta đã bỏ quên nhiều yếu tố chi phí chưa được tính đủ như: sản xuất điện từ than gây ô nhiễm lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và mất nhiều kinh phí để khắc phục ô nhiễm (1 nhà máy điện từ than công suất 1.000 MW, mỗi năm phải thải 6 triệu tấn CO2, 44 ngàn tấn SO2, 22 ngàn tấn NOx và nửa triệu tấn thải rắn).

Khi sử dụng năng lượng sạch tái tạo được sẽ giảm khí nhà kính. Chúng ta có thể “bán môi trường sinh thái” thu về nhiều triệu USD.

Thực tế giá thành sản xuất than và điện hiện nay cao hơn giá bán, nếu trình đủ các chi phí ngành điện không thể thu hồi được vốn để tái đầu tư nên vẫn cần Nhà nước bao cấp để bảo đảm điện năng cho tiêu dùng xã hội. Hiện nay, ngành năng lượng được ưu đãi lớn nhất so với các ngành công nghiệp khác về vốn ưu đãi, vốn ODA. Chỉ phải nộp thuế môi trường, hạch toán môi trường vào giá thành (hạch toán môi trường cho phép đánh giá tính bền vững tăng trưởng kinh tế, giúp chúng ta hoạch định chính sách phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên năng lượng ở mức hợp lý). Nếu tính đủ thuế sử dụng tài nguyên, thuế môi trường, tính đủ các yếu tố chi phí hạch toán vào giá thành, cắt bỏ các ưu đãi bao cấp của Nhà nước trong hạch toán kinh doanh thì chưa biết dạng năng lượng nào sẽ có tính cạnh tranh? Hơn thế nữa, chúng ta đã bỏ quên không tính toán lợi ích lâu dài khi sử dụng năng lượng tái tạo đem lại như: Đảm bảo phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ mai sau, đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài khi nguồn năng lượng hóa thạch sẽ cạn dần tránh những khủng hoảng năng lượng. Ngành năng lượng đã có 50 năm tồn tại, nhưng bình quân tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2003 mới khoảng 205-210 Kg OE/người, mới bằng 20% bình quân chung của thế giới. Phát triển năng lượng cần thời gian dài, nếu bây giờ không chú trọng phát triển năng lượng thay thế, đa dạng hóa các năng lượng làm sao đảm bảo đủ năng lượng để thực hiện được CNH-HĐH đất nước, và an ninh năng lượng lâu dài. Nếu mỗi năm chi từ 1-2% trong tổng vốn đầu tư cho ngành năng lượng (năm 2005 khoảng 60 nghìn tỷ đồng) để phát triển điện gió, điện mặt trời và nhiên liệu sinh học thì trong vòng 20-30 năm tới điện “xanh” sẽ chiếm được 10-15% điện năng, nhiên liệu sinh học sẽ thay thế được 10-15% xăng dầu khoáng, và đến cuối thế kỷ này chắc chắn có tỷ lệ cao hơn.

Vì vậy, Chính phủ cần sớm phê duyệt chính sách an ninh năng lượng quốc gia, sớm ban hành luật năng lượng trong đó có luật năng lượng tái tạo và sớm ban hành chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Cần có cách nhìn đúng đắn và công bằng với năng lượng tái tạo nói chung và nhiên liệu sinh học nói riêng. Bất cứ quốc gia nào không đặt nền móng ngay từ bây giờ cho sự phát triển bền vững sẽ trở nên chậm chạp trong cuộc cạnh tranh. Các nhà kinh tế - môi trường nhiều nước cho rằng sự tiếp cận với năng lượng được sản xuất một cách bền vững vừa là chính sách năng lượng, chính sách khí hậu tích cực, đó cũng là chính sách hòa bình.

Vậy tại sao năng lượng tái tạo nguồn vô tận trên hành tinh vẫn chưa nhập cuộc, vẫn đang đi bộ trên đường đua trong khi năng lượng hóa thạch sẽ cạn kiệt vào cuối thế kỷ này.

(Nguồn: CKVN)

Ấn Độ và Trung Quốc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng



Các công ty dầu khí Ấn Độ và Trung Quốc sẽ ký bản thoả thuận cùng nhau tham gia đấu thầu các dự án dầu và khí ở hải ngoại. Như vậy các công ty dầu khí của hai nước sẽ cùng nhau tham gia đấu thầu ở nước ngoài và cũng là đối thủ của nhau ở các dự án khác.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đói năng lượng, đang tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng, vì thế đã góp phần làm cho giá dầu lên, đang cạnh tranh giành cổ phần trong các dự án dầu khí hải ngoại để đảm bảo nguồn cung cấp dầu khí cho nước mình.

Các công ty Ấn Độ sẽ ký bản ghi nhớ riêng biệt với Tổng Công ty Dầu Khí Trung Quốc Sinopec và Tổng Công ty Dầu Khí hải ngoại CNOOC. Các bản ghi nhớ này sẽ được ký trong dịp Bộ trưởng Dầu Khí Ấn Độ thăm Trung Quốc vào cuối năm nay.

Các công ty dầu khí ASEAN đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án trên khắp thế giới. Các công ty dầu khí Trung Quốc cũng đang tìm kiếm các nguồn dầu khí ở các nước từ hơn 5 năm qua, đã đầu tư 5 tỷ USD cho các dự án ở Australia, Indonesia, Sudan và Saudi Arabia. Tương tự như vậy, Ấn Độ hàng năm nhập tới 70% nhu cầu dầu khí, và cũng có nhiều dự án dầu khí ở các nước.

Trần Minh Huân - Theo Daily News

MF cảnh báo tác động của giá dầu


Giá dầu tăng cao đe doạ tăng trưởng kinh tế thế giới

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, giá dầu đứng ở mức cao và lập kỷ lục như những ngày qua sẽ đe doạ đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay cũng như cản trở triển vọng của năm 2006.

Ngày 12/8 vừa qua, thị trường nhiên liệu thế giới đã thực sự bị đốt nóng khi một thùng dầu thô tại sàn giao dịch New York đã leo lên mức trên 67 USD/thùng. Khi đó, không ít nhà phân tích thận trọng cho rằng, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị rơi vào suy thoái nếu giá dầu tiếp tục đà tăng như thế này.

Hiện, mỗi thùng dầu thô tại New York vẫn được bán với giá 65 USD. Theo dự đoán của Washington, mức giá vàng đen trung bình năm nay sẽ khoảng 51 USD/thùng. Tuy nhiên, với diễn biến giá dầu liên tục leo thang như thời gian qua, con số này có vẻ vẫn còn thấp. IMF cho rằng, đến năm 2006, trung bình mỗi thùng dầu thô sẽ có giá 53 USD. Năm ngoái, giá vàng đen trung bình khoảng 40 USD/thùng.

Trong báo cáo tháng 4, IMF cho rằng, những nguy cơ do tác động của giá dầu tăng cao đang ngày một lớn hơn. Báo cáo cho thấy những lo ngại về thâm thủng ngân sách và tài khoản vãng lai tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đến giữa tháng 9 tới, IMF sẽ đưa ra một báo cáo tổng thể về sự phát triển của kinh tế toàn cầu trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, một trong những nội dung sơ lược của báo cáo này đã được đăng tải trên tạp chí tuần tài chính Handelsbatt của Đức ngày 21/8. Trong đó, IMF dự đoán, tăng trưởng kinh tế của thế giới năm nay sẽ đạt 4,3%, con số này năm 2006 là 4,4%. Các mức này đều thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 6% hồi cuối năm 2003, đầu năm 2004.

Cũng theo dự đoán của IMF, tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chậm hơn so với các khu vực khác trên thế giới do tác động của giá dầu thô. Mức tăng trưởng trong năm nay dự kiến chỉ đạt 1,3%.

(Nguồn: Amazon)

Monday, August 22, 2005

Trung Quốc: xoay trở trước cơn khát dầu

Người dân TQ đổ xăng ở vùng Nội Mông
TT - Dầu lửa đang trở thành nỗi ám ảnh của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc (TQ).

Sự phụ thuộc nguồn dầu lửa bên ngoài với giá cả không ổn định trong khi nền kinh tế ngày càng ngốn nhiều dầu hơn đã buộc mọi nỗ lực kinh tế và ngoại giao trong những năm vừa qua của TQ đều ít nhiều hướng đến mục tiêu: tạo sự chủ động về dầu lửa.

An ninh dầu lửa

TQ có đang thiếu dầu không? Có thể nói câu trả lời hiện nay là: chưa. Theo Trung tâm Thông tin nhà nước của TQ, năng lượng của TQ chỉ phụ thuộc 23% vào dầu lửa, trong khi có đến 67% là than. Thế nhưng con số nhỏ nhoi đó cũng đủ để TQ trở thành nền kinh tế “ngốn” dầu lớn thứ hai thế giới, ở mức 5,5 triệu thùng/ngày, chỉ sau Mỹ.

Dầu khai thác trong nước cũng nhiều nhưng không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước từ năm 1993, tức cách đây 12 năm. Kết quả là có đến hơn 30% lượng dầu tiêu thụ hằng năm tại TQ là dầu nhập khẩu và đến 80% trong số dầu nhập này đến từ Trung Đông.

Trung Quốc điều chỉnh hương thức ấn định giá dầu

Theo China Business Post, TQ đang cân nhắc một cách thức mới ấn định giá dầu nội địa có thể cho phép việc điều chỉnh thường xuyên hơn. Từ đầu năm nay, TQ đã điều chỉnh giá xăng và dầu diesel ba lần nhưng vẫn chưa theo kịp mức tăng toàn cầu. Điều này gây khó khăn cho các nhà lọc dầu TQ trong việc tạo ra lợi nhuận và càng khuyến khích họ gia tăng xuất khẩu.

Hậu quả dẫn đến là tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng ở khu vực miền Nam. Theo kế hoạch mới, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh cách nhau ít nhất trong vòng một tháng. Theo giới chức trách TQ, điều này sẽ tăng cường ý thức của các tập đoàn lớn trong việc nâng cao an ninh năng lượng quốc gia.

* Giá dầu thô giao tháng chín tại thị trường New York, Mỹ ngày cuối tuần đã tăng hơn 2 USD, lên 65,35 USD/thùng do tâm lý lo ngại khủng bố ở Trung Đông và tình trạng ngưng trệ khai thác dầu ở Ecuador. Tại Anh, giá dầu Brent giao tháng mười đã tăng thêm 1,96 USD, lên 64,36 USD/thùng.

S.N. (Theo CBP, AP)

Các nhà kinh tế cho biết nếu theo đà tăng trưởng kinh tế ở mức 9% như hiện nay, mức độ phụ thuộc của TQ vào dầu lửa nhập khẩu ngày càng lớn. Theo tính toán của chính TQ, nếu tỉ lệ tăng GDP chỉ cần trên 7% hằng năm thôi thì nhu cầu dầu của TQ sẽ tăng ít nhất 4% mỗi năm trong liên tiếp 15 năm tới. Một dự báo khác của Mỹ cho thấy đến năm 2025 cần ít nhất 11 triệu thùng/ngày để xe cộ và nhà máy ở TQ có thể hoạt động.

Các con số trên nói lên điều gì? Tuy chưa thiếu nhưng việc TQ phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn dầu lửa bên ngoài đã đem lại một nguy cơ bất ổn mới cho nền kinh tế - một nguy cơ đe dọa “an ninh dầu lửa”. Ví dụ đơn giản nhất là cứ mỗi lần giá dầu tăng, TQ sẽ phải bỏ ra hàng tỉ USD tiền phụ trội để mua dầu.

Dự trữ

“Chiêu” này không có gì mới vì các quốc gia phát triển đều đã xây nguồn dầu dự trữ từ thập niên 1970 sau cuộc khủng hoảng dầu lửa ở Trung Đông. TQ thì mới lên kế hoạch từ năm 2003 và sẽ chỉ có thể bắt đầu đổ dầu vào kho dự trữ này vào cuối năm nay.

Theo kế hoạch, TQ sẽ xây bốn khu vực dự trữ chiến lược ở các tỉnh Triết Giang, Sơn Đông và Liêu Ninh. Một trong những khu dự trữ lớn nhất dự kiến ở tỉnh Triết Giang sẽ có trữ lượng 5,2 triệu m3 dầu. Mục tiêu một khi hoàn thành vào năm 2008 sẽ cung cấp đủ cho nhu cầu của TQ trong vòng 30 ngày. Như vậy vẫn còn là ít nếu so với khả năng dự trữ chiến lược của các nước khác như Mỹ, Nhật, Đức đều có thể đủ dùng từ 3-5 tháng.

Song song với việc dự trữ, TQ cũng chi rất mạnh tay nhằm đầu tư vào ngành dầu khí: tìm kiếm các kỹ thuật mới, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các trữ lượng dầu sẵn có. PetroChina tháng rồi công bố ý định đầu tư 103 tỉ nhân dân tệ, tức toàn bộ số lãi ròng của mình, vào các dự án nâng cấp kỹ thuật. Các chuyên gia dầu khí TQ cũng tuyên bố áp dụng kỹ thuật khoan mới nhằm "tận dụng tối đa" trữ lượng còn lại của mỏ dầu trên bờ lớn nhất TQ, mỏ Đại Khánh ở Hắc Long Giang vốn đã cạn chỉ còn khoảng 1/4 của tổng trữ lượng 2,2 tỉ tấn dầu.

Tìm nguồn thay thế

Theo Washington Post, tháng 7-2005 Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ra lệnh lập một nhóm đặc nhiệm chuyên chú trọng vấn đề năng lượng quốc gia gồm các bộ trưởng ngoại giao, tài chính và thương mại. Việc Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia TQ (CNOOC) sẵn sàng bỏ gần 20 tỉ USD để mua Hãng dầu Unocal của Mỹ, tuy không thành công nhưng cũng cho thấy một trong các nỗ lực này.

TQ đã ký với nhiều nước châu Phi, đặc biệt là Sudan, các hợp đồng thăm dò, khai thác và nhập khẩu dầu thô. Năm ngoái, TQ hoàn tất thỏa thuận nhập khẩu dầu dài hạn của Iran trị giá 70 tỉ USD. Cuộc “viễn chinh tìm dầu” của TQ vươn đến tận Venezuela ở Nam Mỹ, trong khi một đường ống dẫn dầu dài 1.200km từ Kazakhstan sang TQ dự kiến hoàn tất cuối năm nay.

Trong nghị trình của chuyến thăm Nga vừa qua của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hợp tác về dầu lửa cũng được coi là điểm quan trọng, bên cạnh tuyên bố “trật tự thế giới thế kỷ 21”. Có thể nói người TQ đã và sẽ không ngồi yên thụ động nhìn “an ninh dầu lửa” của mình vượt khỏi tầm kiểm soát.

H.NGUYÊN (Tổng hợp từ China Daily, Washington Post)

Xuất khẩu dầu của Iraq ngừng do mất điện


Một lính gác các đường ống dẫn dầu Iraq ở Basra.
Một lính gác các đường ống dẫn dầu Iraq ở Basra.

Tất cả các cổng xuất dầu của Iraq hôm nay ngừng chảy do tình trạng mất điện toàn miền trung và nam. Một ngả xuất nhiêu liệu khác là miền bắc qua Thổ Nhĩ Kỳ thì đã ngừng từ lâu do bị ảnh hưởng của các hành động phá hoại.

Việc mất điện hôm nay cũng là hậu quả các hoạt động phá hoại, giới chức dầu mỏ Iraq và nước ngoài cho biết. Theo các nguồn tin không nêu tên làm việc cho Công ty Dầu Miền nam, dầu đã ngừng chảy từ 7 giờ sáng nay (11 giờ Hà Nội).

Một đại lý vận tải dầu Jordan cũng xác nhận việc bơm dầu ở miền nam Iraq đã bị đình trệ do mất điện.

"Các cổng xuất dầu ở Basra và Khor al-Amaya đã ngừng hoàn toàn", Mohammed Hadi, giám đốc điều hành của Norton Lilly International tại Iraq cho biết. "Cả hai nơi này đều sử dụng chung một nguồn điện".

Sự đình trệ này làm thiệt hại cho Iraq 4,25 triệu USD mỗi giờ đồng hồ, có nguy cơ khiến giá dầu thô trên thị trường tăng lên. Đến trưa nay, sau khoảng 7 giờ không có điện, ước tính thiệt hại lên tới 29,5 triệu USD.

Điện ở thủ đô Baghdad hôm nay cũng mất, do một vụ tấn công vào đường cung cấp chính tại một địa điểm cách thành phố này hơn 200 km về phía bắc.

Trước khi mất điện, miền nam Iraq xuất 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Còn ở miền bắc, các điểm xuất khẩu ở thành phố Kirkuk đã gián đoạn từ lâu do các đường ống bị phá hoại.

T. Huyền (theo AP)

Quĩ Mekong đầu tư vào Gas Saigon


TT - Quĩ Doanh nghiệp Mekong (MEF) vừa đầu tư 1,85 triệu USD vào Công ty cổ phần Gas Saigon dưới hình thức cho vay chuyển đổi.

Ông Chris Freund - giám đốc điều hành Công ty Mekong Capital, đơn vị đang quản lý quĩ MEF - cho biết đây là doanh nghiệp tư nhân thứ chín mà MEF bỏ vốn với hi vọng sẽ đưa Gas Saigon trở thành nhà phân phối gas vững mạnh tại thị trường VN.

Khác với các doanh nghiệp trước được MEF đầu tư dưới hình thức sở hữu vốn, khoản đầu tư của quĩ vào Gas Saigon được ghi nhận như một khoản vay vì các qui định hiện hành chưa cho phép quĩ đầu tư được góp vốn vào lĩnh vực phân phối dầu khí và gas. Khoản vay này sẽ được chuyển thành vốn cổ phần khi pháp luật cho phép.

N.HẰNG

Đấu thầu tư vấn đường ống dẫn khí Ấn Độ-Pakistan-Iran



Ấn Độ đang chuẩn bị chỉ định các nhà tư vấn cho dự án đường ống dẫn khí trị giá 67 tỷ USD. Sau khi yêu cầu 4 công ty tư vấn tài chính gửi hồ sơ tham gia thầu trước ngày 16/8/2005, Công ty Dầu-Khí Ấn Độ (IOC) đề nghị Chính phủ cho chỉ định một công ty tư vấn tài chính cho dự án vào 31/8/2005.

Công ty tư vấn phải có kinh nghiệm tư vấn cho ít nhất một dự án vận chuyển dầu hoặc khí xuyên các quốc gia có trị giá đầu tư hơn 500 triệu USD.

Các công ty tư vấn pháp lý và kỹ thuật sẽ do Công ty GAIL (Ấn Độ) chỉ định. Ông Soli Sorabji-Cựu Bộ trưởng Tư pháp được mời giúp lựa chọn tư vấn pháp lý. Tư vấn tài chính sẽ là tư vấn trưởng trong nhóm các nhà tư vấn và báo cáo của tư vấn tài chính sẽ là cơ sở cho việc thiết lập cơ cấu tài chính của dự án. Tư vấn tài chính cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tư vấn cho các công ty Ấn Độ về tài chính cho vận chuyển khí thiên nhiên.

Dựa trên đấu thầu kỹ thuật, IOC sẽ đưa ra danh sách rút gọn các nhà thầu đã qua vòng sơ tuyển. Các nhà thầu này sẽ phải báo cáo trước một uỷ ban cấp cao của Bộ Dầu-Khí trong các ngày 22-23/8/2005.

Sau khi được chỉ định, vào ngày 15/12/05 tư vấn tài chính sẽ đưa ra cơ cấu dự án, báo cáo về an toàn và an ninh của việc cung cấp khí cũng như giá khí cho phía Ấn Độ. Dựa trên ý kiến tư vấn tài chính, Bộ Dầu-Khí sẽ trình lên Chính phủ danh sách các công ty Ấn Độ tham gia dự án dẫn khí này.

Trần Minh Huân - Theo Financialexpress

Giá dầu tăng, phải chuyển thách thức thành cơ hội

TTCN - Đối với nước ta, cú “sốc” giá xăng dầu này là một gánh nặng, bất khả kháng, không thể xem thường. Do phải nhập toàn bộ xăng dầu, phần lớn phân bón và nguyên vật liệu cho dệt may, chất dẻo nên tác động của tăng giá xăng dầu khá sâu rộng.

Ngành điện cần công bố các khả năng tiết kiệm điện, nêu gương các điển hình làm tốt để rút kinh nghiệm. Và việc điều chỉnh giá điện một cách hợp lý để tạo thêm đòn bẩy kinh tế cho tiết kiệm điện cũng cần phải xem xét một cách đồng bộ với các biện pháp khác. Công đoàn, đoàn thanh niên... cần hưởng ứng chỉ thị tiết kiệm của Thủ tướng Chính phủ với những chương trình hành động thiết thực.

Chúng ta có 25.000 ôtô tải nhưng bình quân mỗi xe chỉ chạy 18 ngày trong một tháng, mỗi ngày chạy 7 giờ, với tải trọng 1,7t/xe và cung đường dưới 100km/ngày; so với xe tải ở Nhật Bản chạy không dưới 26 ngày/tháng, mỗi ngày không dưới 20 giờ, đủ tải và hai chiều. Cải tiến trên lĩnh vực này có thể tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí không nhỏ cho toàn nền kinh tế.

Các nước trong khu vực đã thực hiện ngay các biện pháp trước mắt, kể cả những nước giàu có hơn nước ta rất nhiều. Nhật Bản đã hạn chế việc sử dụng máy điều hòa khí hậu ở các công sở, các quan chức không cần mặc bộ complet và mang cravatte trong mùa hè, người đi đầu chính là Thủ tướng Koizumi. Hàn Quốc đã tắt đèn cả nước hai phút để khởi đầu chiến dịch tiết kiệm điện. Thái Lan và các nước khác đều có các biện pháp đột xuất, gay gắt để giảm tiêu dùng xăng dầu. Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học công nghệ để giảm tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP đều được áp dụng.

Nếu so với năm 1960 để sản xuất ra 1 tỉ USD GDP, nước Mỹ năm 2003 chỉ phải sử dụng có 49% số dầu lửa. Các loại năng lượng khác như sức gió, thủy điện nhỏ, địa nhiệt hay dựa trên thủy triều lại được nghiên cứu và vận dụng trong tình hình mới. Năng lượng hạt nhân lại được đẩy mạnh nghiên cứu để nâng cao mức độ an toàn. Toàn bộ trang thiết bị, ôtô, máy bay... đều phải hướng tới sử dụng triệt để tiết kiệm năng lượng.

Trong khi ở ta, mức tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu vượt khoản tăng thu từ tăng giá của số dầu lửa nước ta có thể xuất khẩu được. Hệ quả là thâm hụt thương mại và cân đối thanh toán quốc tế sẽ gia tăng. Chỉ số giá cả trong nước sẽ bị ảnh hưởng, thu nhập của dân cư, nhất là của nhóm có thu nhập thấp, sẽ bị tác động. Điều phải làm là biến sức ép nặng nề này thành cơ hội để chuyển sang một nền kinh tế có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và lành mạnh hơn.

Nếu chúng ta không nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm chi phí tiêu hao năng lượng trên đơn vị sản phẩm thì sản phẩm, hàng hóa của chúng ta không thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường nước ta vì các nước khác đều nỗ lực giảm. Trước mắt, phải chấp nhận giá xăng dầu tương đương với sự tăng giá trên thế giới và thực hiện tiết kiệm ngay, một cách có hiệu quả với ý thức đây là vấn đề căn bản, chiến lược của đất nước.

Về lâu dài, khoa học - công nghệ phải đi đầu để nâng cao hiệu quả năng suất lao động và giá trị gia tăng trong nền kinh tế, phát triển công nghiệp tái sinh các chất phế thải và các dạng năng lượng khác. Và các đòn bẩy kinh tế, chính sách đầu tư phải hướng tới sử dụng năng lượng có hiệu quả nhất.

Những dự báo của các chuyên gia năng lượng cho thấy từ nay trở đi, loài người sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt dầu lửa và tình trạng căng thẳng gay gắt sẽ diễn ra vào khoảng năm 2020, khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi các giếng dầu hiện có bắt đầu cạn. Những dự báo xa, có mức độ tham khảo nhất định vì độ chính xác còn phi phỏng, dự báo giá dầu sẽ lên đến mức 380 USD/thùng vào thời kỳ đó.

Kết luận phải rút ra là cần có chiến lược an ninh năng lượng dài hạn dựa trên những diễn biến mới nhất này và việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm triệt để năng lượng là xu hướng tất yếu của cả loài người và của nước ta. Cần những biện pháp cấp bách, trước mắt phải thực hiện không chậm trễ và có những giải pháp chiến lược, dài hạn phải triển khai trong nhiều năm.

TS LÊ ĐĂNG DOANH

Xăng biến động, tính lại CPI

Giá xăng dầu, giá gạo, thực phẩm... tăng cao khiến CPI cũng có chiều hướng tăng mạnh và cách tính lại CPI đang được đặt ra vì cách tính như lâu nay không còn phản ứng đúng tình hình của nền kinh tế.

Tin giá dầu thô tại thị trường New York liên tiếp lập những kỷ lục mới khiến mọi người không khỏi lo ngại về tác động đối với mặt bằng giá trong nước. Nhưng cũng vì lẽ đó, vấn đề tính toán chỉ số giá cả (CPI) theo cách phù hợp hơn đang được nhiều người nhắc đến.

Không thể giữ được mục tiêu giá

Như khẳng định dự báo của Bộ Tài chính, rằng “tình hình giá cả năm 2005 sẽ không có nhiều biến động trừ trường hợp giá dầu có đột biến”, giá dầu thế giới hôm 13-8 đã leo tới trên 67,10 đô la Mỹ/thùng. Trước tình thế này, dù áp dụng phương án điều chỉnh tăng giá bán lẻ hay phương án mở rộng khoảng 10% biên độ cho giá xăng nội địa, Thứ trưởng Trần Văn Tá vẫn phải thừa nhận: “với giá xăng dầu tăng cao như hiện nay thì mục tiêu kiềm chế CPI ở con số 6,5% là gần như không thể thực hiện được”.

Bởi, theo ông Tá, khi Quốc hội thông qua chỉ tiêu kiềm chế mức tăng giá dưới 6,5%, giá dầu thô trên thế giới đang đứng ở mức 50-55 đô la Mỹ/thùng. Hiện nay, với việc giá dầu thô tăng cao đã vượt ra ngoài tầm dự đoán của các nhà quản lý (dự đoán tối đa chỉ khoảng 60 đô la Mỹ/thùng), thì việc không giữ được chỉ số CPI như mục tiêu Quốc hội đặt ra là điều khá hiển nhiên.

Theo ông Tá, chưa thể tính toán được ngay giá xăng dầu sẽ tác động đến chỉ số giá và chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế năm nay cụ thể là bao nhiêu, nhưng có thể nhìn thấy ngay các ngành kinh tế quan trọng bị ảnh hưởng là than, xi măng, vận tải... Thêm vào đó, giá lương thực - thực phẩm cũng đã nhích lên chủ yếu do giá gạo xuất khẩu tăng cao (250 đô la Mỹ/tấn so với trước 210 đô la Mỹ/tấn), dịch cúm gia cầm quay trở lại... cũng khiến CPI đang ở chiều hướng tăng mạnh.

Tuy nhiên, ông Tá cũng cho rằng, nếu biến động của chỉ số giá thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế (dự kiến 8,5% trong năm 2005) thì “chấp nhận được và không ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô”.

Nên tính lại CPI...

Nhận định về CPI, Thứ trưởng Trần Văn Tá cho rằng, việc biến động giá xăng dầu hay giá lương thực đang đặt ra yêu cầu cần phải có cách tính toán chỉ số giá phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, giá cả biến động bất thường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và đe dọa phá vỡ cân đối vĩ mô. Cách tính chỉ số CPI của VN hiện nay vẫn bị chi phối bởi chỉ số giá của nhóm hàng lương thực - thực phẩm (chiếm tới 40% trong rổ hàng hóa) và điều này, theo ông Tá, “không phản ánh đúng thực chất sức khỏe của nền kinh tế”.

Trước đây, khi nền kinh tế còn non yếu, ít chủng loại hàng hóa, Chính phủ đã cho lương thực - thực phẩm vào rổ hàng tính CPI với tỷ trọng lớn trong khi lương thực - thực phẩm lại chiếm tỷ trọng không đáng kể trong rổ hàng tính CPI ở các nước khác, bởi mặt hàng này hay biến động bất thường và không phản ảnh đúng thực trạng nền kinh tế. Ví dụ, hồi đầu năm, khi giá gạo xuất khẩu của VN tăng đã kéo CPI tăng lên trong khi giá gạo xuất khẩu tăng phải được coi là dấu hiệu tốt chứ không phải dấu hiệu xấu như chỉ số CPI diễn tả.

Tại VN, giá hầu hết các mặt hàng đã thích ứng theo các biến động thị trường. Viễn thông và xăng dầu cũng đang được “thả nổi” từng bước, trừ giá điện vẫn “chốt”.

Theo ông Tá, để phù hợp với xu hướng chung và với cơ chế thị trường, cách tính chỉ số CPI của VN dự kiến sẽ được cải tiến trong thời gian ngắn tới.

...Và nhìn theo hướng khác

Không chỉ thay đổi trong cách tính CPI, nhiều ý kiến cho rằng phải thay đổi cả cách sử dụng chỉ số này. Trao đổi với TBKTSG, Cục phó Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính Nguyễn Tiến Thỏa cũng thừa nhận rằng “các nước hiện gần như không còn đưa ra chỉ số giá cố định cụ thể vào đầu năm như VN”.

Tại một hội thảo về giá cả ở Hà Nội mới đây, đại diện của Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho rằng, cách ấn định chỉ số giá như VN hiện nay là không thực tế. Các nước trên thế giới chỉ đưa ra con số lạm phát mục tiêu và mức phấn đấu là kiềm chế lạm phát dưới con số đó. Lạm phát mục tiêu được hiểu như một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ dựa trên việc ngân hàng trung ương sẽ dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa ra chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch.

Trên diễn đàn Quốc hội, đã hơn một lần cũng có ý kiến cho rằng không nên đưa ra mức CPI mục tiêu bằng con số cụ thể như hiện nay mà Chính phủ nên đưa ra một mục tiêu lạm phát có biên độ để căn cứ vào đó, các cơ quan chức năng sẽ điều chỉnh làm sao cho giá thấp hơn và tương ứng với mục tiêu tăng trưởng.

Ông Thỏa phân tích rằng việc ấn định CPI từ đầu năm như hiện nay có cái lợi là có mục tiêu cố định để làm mốc khi điều hành chính sách vĩ mô. Nhưng thực tế, do tác động từ thị trường thế giới, thiên tai, những yếu tố chưa lường hết... Chính phủ dễ bị động và mọi hành động nhằm “níu kéo” CPI sẽ khiến kinh tế gặp bất lợi. Nếu chỉ vì mục tiêu tăng trưởng hình thức mà không dám điều hành thị trường phù hợp với bản chất tình hình thì không ổn.

Theo TBKTSG

Philippines: tìm giải pháp tiết kiệm năng lượng


Tổng thống Gloria Arroyo chứng kiến lễ ra mắt loại dầu diesel sinh học nằm trong chiến lược tiết kiệm năng lượng
TT - Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đang xin phép quốc hội nước này quyền hạn khẩn cấp trong việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng giữa lúc giá dầu lên cao.

Bà Arroyo phát biểu hôm 18-8: "Hiện nay cần có những bước đi mạnh mẽ và quyết liệt nhằm ngăn ngừa kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, và chúng tôi cần có sự cảm thông và chia sẻ đầy đủ của người dân".

Theo một dự luật được Bộ Năng lượng soạn thảo sẽ được trình lên quốc hội tuần tới, chính phủ sẽ đặt ra một chế độ phân phối nhiên liệu thành từng phần dựa theo số lượng cá nhân.

Dự luật này cũng đòi hỏi các công ty và xí nghiệp thu hồi dầu bị thải ra để tái sử dụng, xếp xen kẽ giờ làm việc và giới hạn việc sử dụng máy lạnh trong các tòa nhà văn phòng và khu công nghiệp.

Dự luật cũng giới hạn việc sử dụng xe có động cơ trên toàn quốc và giảm giờ hoạt động của các trạm xăng sao cho mang lại hiệu quả nhất về nhiên liệu.

Hiện Philippines nhập khẩu phần lớn số dầu đang tiêu thụ và chi phí nhập khẩu dầu năm ngoái lên đến 4,57 tỉ USD.

S.N. (Theo TST)

Trung Quốc: lại một khu mỏ bị ngập

TTO - Ngày 21-8, chính quyền tỉnh Cát Lâm (đông bắc Trung Quốc) thông báo vẫn còn 16 thợ mỏ mất tích tại một khu mỏ khai thác than bị ngập nước từ ngày 19-8, đồng thời ra lệnh đóng cửa hơn 70 khu mỏ than cỡ nhỏ tại địa phương.

Ông Zhu Lufeng, trưởng phòng kiểm soát mỏ thuộc Cơ quan an toàn công nghiệp của tỉnh Cát Lâm, chính thức thông báo lực lượng cứu nạn vẫn chưa tìm thấy dấu vết của 16 thợ mỏ bị kẹt khi nước tràn vào khu mỏ Fengguang thuộc thành phố Shulan vào tối 19-8. Thông báo chính thức cho biết khi tai nạn xảy ra, trong mỏ đang có 152 thợ mỏ đang làm việc. 136 thợ mỏ đã thoát được ra ngoài.

Theo cơ quan chức năng, nước tràn vào khu mỏ qua một hay nhiều lỗ hổng trong mỏ nhưng lực lượng cứu hộ vẫn chưa xác định chắc chắn vị trí của chúng nên không thể thực hiện bơm tháo nước ra ngoài. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, một khu đầm lầy nằm sát cạnh khu mỏ có thể là nguyên nhân gây ngập nước

Đây là tai nạn mỏ than thứ tư kể từ đầu tháng tám đến nay, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ ngập khu mỏ ở tỉnh Quảng Đông làm 123 thợ mỏ thiệt mạng. Chính quyền tỉnh Cát Lâm đã ra lệnh ngưng hoạt động hơn 70 khu mỏ ở Shulan để chính quyền thực hiện kiểm tra các qui định an toàn lao động. Tất cả các khu mỏ không đạt chuẩn an toàn sẽ bị đóng cửa. Tuy nhiên, lệnh đóng cửa các khu mỏ thường bị vi phạm. Người ta cho rằng chính quyền địa phương đã làm ngơ cho các khu mỏ hoạt động bất hợp pháp vì khai thác than trở thành một nguồn thu và giải quyết được nhiều việc làm cho các địa phương còn nghèo.

L.XUÂN (Theo AFP)

CHCDND Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân


Ông Jay Lefkowitz
TTO - Tờ Asahi Shimbun ngày 21-8 đưa tin một vệ tinh của Mỹ đã phát hiện được những dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên gần đây đã tái khởi động một lò phản ứng có thể được dùng để chiết xuất nhiên liệu cho sản xuất các đầu đạn hạt nhân.

Báo trên dẫn các nguồn tin giấu tên có liên hệ với cuộc đàm phán sáu bên, trong đó có một quan chức Mỹ cấp cao, cho biết vệ tinh nói trên đã phát hiện thấy hơi nước bốc lên từ một lò hơi nối liền với tòa nhà chứa lò phản ứng Yongbyon.

Báo trên dẫn lời một nguồn tin chính phủ Mỹ nói: "Khó có thể nghĩ rằng lò hơi nói trên có thể hoạt động đơn lẻ trong khi lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động. Chỉ có thể kết luận rằng CHDC Triều Tiên đã đưa các thanh nhiên liệu hạt nhân mới vào và đã tái khởi động lại lò phản ứng hạt nhân này".

Trước đó, Tổng thống Mỹ George Bush thông báo bổ nhiệm ông Jay Lefkowitz làm đặc phái viên về vấn đề nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên.

Cuộc bổ nhiệm này diễn ra ở thời điểm nhạy cảm trong quan hệ hai nước khi mà cuộc đàm phán sáu bên nhằm thuyết phục CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của họ đang dang dở và sẽ nối lại vào ngày 29-8.

Nhà Trắng thông báo: "Ông Lefkowitz sẽ tăng cường sự nhận thức và thúc đẩy các nỗ lực nhằm cải thiện nhân quyền cho nhân dân CHDCND Triều Tiên".

Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ, yêu cầu miễn nêu tên, nói rằng ông Lefkowitz cũng sẽ hợp tác với phía Nhật Bản để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề công dân Nhật Bản và Hàn Quốc bị (Triều Tiên) bắt cóc.

Ông Lefkowitz, nguyên là Phó Cố vấn chính sách đối nội của Nhà Trắng, có trách nhiệm giám sát và thúc đẩy sự cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo của CHDCND Triều Tiên.

S.N.